Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối: Cách xử lý và khắc phục

Mắc bệnh trĩ khi mang thai gây không ít phiền toái, khó chịu cho chị em. Do là bệnh thường gặp nên họ thường băn khoăn vì sao bà bầu thường bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối? Cần phải điều trị tình trạng này như thế nào? Để có được lời giải đáp cho các vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị
Bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Đối với bà bầu, trĩ là một chứng bệnh rất dễ gặp, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể như sau:

  • Vào những tháng cuối của thai kỳ, kích thước thai nhi ngày càng lớn kéo theo sự to lên của tử cung. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho xương chậu, nhất là tĩnh mạch gần vùng hậu môn và trực tràng khiến các tĩnh mạch sưng lên, gây đau.
  • Trong quá trình mang bầu, thể tích máu tăng cao dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
  • Sự tăng lên của nồng độ hormone progesterone làm cho các tĩnh mạch bị giãn, dễ sưng nên làm tăng nguy cơ bị trĩ cho bà bầu.

Ngoài các nguyên nhân gây bệnh phổ biến, còn có những yếu tố khác tác động đến hậu môn dẫn đến bà bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

  • Bị táo bón, thường xuyên phải rặn khi đi ngoài.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.
  • Trong quá trình mang thai trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều.

Khi bà bầu bị bệnh trĩ, các triệu chứng dễ nhận thấy gồm ngứa, đau hậu môn. Ngoài ra, có thể chảy máu khi đi đại tiện, làm chị em khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, một điều may mắn là mang thai 3 tháng cuối bị trĩ ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Quá trình chuyển dạ, rặn khi sinh có thể gây áp lực lên vùng bụng khiến các triệu chứng nặng hơn, nhưng chúng sẽ biến mất sau sinh một thời gian.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Việc điều trị bệnh khi đang mang bầu cần phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Do đó, để làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, các mẹ nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:

Nên bổ sung cho cơ thể rau xanh, các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để cải thiện triệu chứng
Nên bổ sung cho cơ thể rau xanh, các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để cải thiện triệu chứng
  • Nên ngâm hậu môn trong nước ấm, để tăng hiệu quả, chị em có thể ngâm nhiều lần trong ngày.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc bôi trơn hậu môn để giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
  • Để giảm sưng đau, có thể dùng túi chườm lạnh để chườm lên hậu môn nhiều lần trong ngày.
  • Nếu bị ngứa, có thể sử dụng baking soda dạng ướt hoặc dạng khô để bôi trực tiếp lên hậu môn.
  • Giữ hậu môn luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ bằng cách dùng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm, sau đó dùng nó để lau nhẹ hậu môn sau khi tắm. Bởi hậu môn ẩm ướt có thể gây kích ứng, khiến bệnh nặng thêm.
  • Sử dụng các loại thuốc tây là cách nhanh chóng giúp điều trị triệu chứng. Nhưng cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Các biện pháp được nêu trên đây thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Do đó, tốt nhất là các bà bầu hãy đi khám để nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Trong số các nguyên nhân gây bệnh, táo bón được xem là yếu tố phổ biến nhất. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai cần phải phòng được tình trạng táo bón. Dưới đây là những biện pháp chị em có thể tham khảo và áp dụng:

  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể. Nó thường có nhiều trong các loại trái cây như lê, quả mọng nước, bơ; các loại rau như bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu…
  • Uống nhiều nước, thường phụ nữ có thai nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết bằng cách dùng các loại nước ép trái cây, sinh tố…
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, thường xuyên di chuyển, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn. Tránh gặp phải tình trạng táo bón.
  • Nên nằm nghiêng khi ngủ để làm giảm áp lực xuống phần tĩnh mạch trực tràng.

Ngoài các biện pháp ngăn ngừa táo bón, các chị em cũng cần phải chú ý:

  • Không bưng bê hoặc làm các công việc đòi hỏi gắng sức nhiều để tránh làm tăng áp lực lên vùng bụng.
  • Khi bị ngứa hậu môn, không nên gãi quá mạnh. Vì nếu bị trầy xước trên da sẽ làm ảnh hưởng đến tĩnh mạch.
  • Hạn chế tăng cân quá nhiều, bởi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên trực tràng, tăng nguy cơ bị trĩ.
  • Không nên ăn các thực phẩm mặn, chứa nhiều muối. Vì sử dụng những thực phẩm này sẽ gây tích nước, tăng lượng dòng máu lưu thông.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho bản thân sớm sẽ giúp các mẹ tránh được nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo được sức khỏe cho bản thân.

Đừng bỏ qua

Bệnh trĩ đang HÀNH HẠ bạn? Xem ngay giải pháp THOÁT KHỎI bệnh ở đây!

Chuyên gia tư vấn: Giải pháp chữa khỏi bệnh trĩ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT