[Chia sẻ] 5+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà

Khi mang thai chị em thường bị táo bón nên rất dễ bị trĩ. Bởi vậy dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà. Hãy theo dõi và cùng tham khảo nhé!

Thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng dầu dừa, vừng đen,… là một số chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp y tế.

trị bệnh trĩ cho bà bầu
Mang thai là giai đoạn dễ khởi phát nhiều vấn đề sức khỏe – trong đó có bệnh trĩ

Vì sao bà bầu hay bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị đè nén trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng giãn phình, ứ huyết và tạo thành các búi trĩ. Bệnh lý này thường khởi phát do táo bón mãn tính, thói quen nhịn đại tiện, rặn khi đi tiêu, uống ít nước,…

trị bệnh trĩ cho bà bầu
Áp lực từ cân nặng của thai nhi và sự giãn nở của tử cung là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu

Tuy nhiên đối với bà bầu, bệnh trĩ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Áp lực từ tử cung: Tử cung của mẹ bầu có xu hướng nở rộng nhằm tạo đủ không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên sự giãn nở của tử cung cùng với cân nặng của thai nhi có thể làm tăng áp lực lên trực tràng – hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
  • Tăng tuần hoàn máu: Khi mang thai, cơ thể mẹ có xu hướng tăng tuần hoàn máu ở khu vực bụng dưới để cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Lưu lượng máu tăng lên bất thường có thể khiến tĩnh mạch bị giãn, phình và ứ huyết tạo thành các búi trĩ.
  • Ảnh hưởng của hormone progesterone: Hormone progesterone có xu hướng tăng đột ngột trong thời gian mang thai. Ngoài tác dụng giữ bào thai trong tử cung, hormone này còn gây làm giãn mạch máu, chậm nhu động ruột và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng quá độ: Thực tế, hầu hết phụ nữ mang thai đều cố gắng bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, chế độ ăn uống quá độ có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến giảm nhu động ruột, gây táo bón và tăng nguy cơ bị trĩ.
  • Căng thẳng: Trong giai đoạn mang thai, hầu hết phụ nữ đều lo lắng về quá trình sinh nở, vấn đề tài chính và cách chăm sóc trẻ – đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. Tâm lý căng thẳng có thể khiến nhu động ruột giảm, gây táo bón, hoạt động tiêu hóa trì trệ và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân điển hình trên, mẹ bầu cũng có thể bị trĩ do rối loạn tiêu hóa mãn tính, nhịn đại tiện, có thói quen rặn khi đi tiêu, ăn ít chất xơ, uống ít nước,…

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn

Bệnh trĩ không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh lý này tương đối lành tính, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hầu như không đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu.

Tuy nhiên bệnh có thể gây đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu và chảy máu khi đại tiện. Các triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, gây trở ngại và khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt. Để giảm triệu chứng của bệnh trĩ, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách chữa an toàn sau:

1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm và ít chất xơ là nguyên nhân làm chậm nhu động ruột, gây táo bón và bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên thay đổi thói ăn  nhằm làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hạn chế sự gia tăng kích thước của búi trĩ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn khoa học còn giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng và hạn chế tình trạng chảy máu, đau rát sau khi đi tiêu.

điều trị bệnh trĩ cho bà bầu
Xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ làm giảm triệu chứng

Xây dựng chế độ ăn cho bà bầu bị bệnh trĩ:

  • Không nên tăng khối lượng thức ăn một cách đột ngột. Thay vào đó, nên chia nhỏ bữa ăn và tăng dần lượng thức ăn để hệ tiêu hóa kịp thời thích nghi.
  • Cân bằng giữa thực phẩm chứa nhiều đạm với nhóm thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tập trung vào một hoặc vài nhóm thực phẩm có thể khiến mẹ bầu lên cân nhanh, tăng áp lực lên hậu môn và khiến búi trĩ tăng kích thước.
  • Mẹ bầu nên uống từ 2.5 – 3 lít nước ngày để duy trì lượng nước ối trong bào thai, cân bằng điện giải và giúp làm mềm phân.
  • Có thể bổ sung chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, hạnh nhân, quả bơ, dầu đậu nành, cá thu,… để tăng cường phát triển não bộ cho thai nhi. Bên cạnh đó, chất béo còn có tác dụng làm trơn ống trực tràng – hậu môn và giảm áp lực khi đại tiện.
  • Hạn chế các hình thức chế biến món ăn dễ gây táo bón như nướng, chiên, sấy, xào,… Thay vào đó nên chế biến món ăn ở dạng hấp, luộc, hầm, nấu canh hoặc nấu cháo nhằm giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt và tránh thất thoát vi chất dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các loại thực phẩm cần bổ sung theo giai đoạn phát triển của thai nhi. Việc bổ sung thực phẩm có chọn lọc sẽ giúp hạn chế tình trạng tăng cân quá mức, táo bón kéo dài và tăng kích thước búi trĩ.

2. Thay đổi một số thói quen xấu

Tiếp tục duy trì các thói quen xấu có thể khiến bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để làm giảm triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh, mẹ bầu nên thay đổi một số thói quen sau:

Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu
Phụ nữ mang thai nên tăng cường tập thể dục, hạn chế thói quen ngồi hoặc nằm nhiều
  • Hạn chế ngồi hoặc nằm quá lâu. Thói quen này có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, gây trì trệ hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của đường ruột. Thay vào đó, mẹ bầu nên dành 15 – 20 phút thực hiện các bài tập đơn giản nhằm tăng nhu động ruột, điều hòa tuần hoàn máu và hạn chế táo bón.
  • Không nên rặn và ngồi quá lâu khi đại tiện.
  • Cần đi tiêu ngay khi có nhu cầu. Thói quen nhịn đi vệ sinh có thể làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn và khiến búi trĩ gia tăng kích thước.
  • Nếu gặp khó khăn khi đi tiêu, mẹ bầu có thể ngâm hậu môn với nước ấm để làm giãn không gian trong hậu môn và giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
  • Hạn chế thức khuya, ngủ không đủ giấc và lo lắng quá mức. Các thói quen này có thể khiến nhu động ruột giảm, tăng nguy cơ táo bón và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Mẹ bầu nên hạn chế khiêng và vác các vật nặng. Thói quen này không chỉ tác động xấu đến tiến triển của bệnh trĩ mà còn tăng nguy cơ sảy thai.

3. Chữa bệnh trĩ cho bà bầu với mẹo tại nhà

Xây dựng chế độ ăn khoa học và thay đổi thói quen có thể làm giảm triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh trĩ. Tuy nhiên, các biện pháp này không đem lại hiệu quả tức thì mà phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng song song với các mẹo chữa tại nhà như:

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng dầu dừa:

Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên có độ an toàn và có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Các axit béo trong nguyên liệu này có tác dụng làm dịu vùng niêm mạc hậu môn, giảm ngứa rát và sưng viêm. Ngoài ra, áp dụng mẹo chữa từ dầu dừa còn giúp phòng ngừa viêm nhiễm và giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh hậu môn với nước sạch, sau đó dùng khăn lau khô
  • Thoa một ít dầu dừa vào vùng hậu môn
  • Để trong khoảng 15 phút rồi dùng khăn giấy thấm bớt dầu
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để làm dịu vùng hậu môn và giảm ngứa ngáy

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng dầu dừa trước khi đại tiện. Mẹo chữa này giúp làm trơn hậu môn, giảm áp lực lên búi trĩ và giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng.

Tham khảo thêm: NS Bình Xuyên và bí quyết chữa khỏi bệnh trĩ nhờ Đông y

Sử dụng vừng đen trị bệnh trĩ ở mẹ bầu:

Theo Đông y, vừng đen có tác dụng bổ can thận, nhuận tràng, lưu thông khí huyết và bồi bổ sức khỏe. Từ lâu, nhân dân đã sử dụng vừng để chữa chứng táo bón, bệnh trĩ và các bệnh lý ở hậu môn như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…

Ngoài ra phân tích từ y học hiện đại cũng cho thấy, axit béo và chất chống oxy hóa trong vừng giúp kích thích tiêu hóa, trị táo bón và hỗ trợ làm giảm áp lực lên trực tràng – hậu môn khi đi tiêu.

Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu
Dùng vừng chữa bệnh trĩ giúp nhuận tràng, thông tiện, cải thiện chức năng tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng dầu vừng thoa lên hậu môn tương tự như dầu dừa
  • Hoặc có thể nấu cháo vừng 2 ngày/ lần, dùng liên tục trong 1 tháng để giảm táo bón và hạn chế búi trĩ gia tăng kích thước

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu với lá diếp cá:

Rau diếp cá có vị chua, hơi tanh, tác dụng sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Nhân dân thường dùng thảo dược này để giảm sốt và chữa các bệnh ngoài da do nhiệt độc.

Ngoài ra, diếp cá còn chứa isoquercetin và quercetin có tác dụng làm bền mao mạch và ngăn chặn tình trạng ứ huyết tại tĩnh mạch bị phình giãn. Hơn nữa, hoạt chất acetaldehyde trong thảo dược này còn có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm mạnh.

Rau diếp cá là thảo dược tự nhiên và có độ an toàn. Vì vậy mẹ bầu có thể tận dụng để giảm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy và chảy máu hậu môn sau khi đại tiện.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa 200g lá diếp cá tươi, sau đó vớt ra để ráo
  • Giã nát và vắt bớt nước
  • Dùng bã đắp trực tiếp vào hậu môn trong 15 phút
  • Sau đó hòa nước diếp cá với nước lọc để ngâm rửa
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng đặc biệt. Chính vì vậy khi điều trị bệnh trĩ, mẹ bầu nên lưu ý một số thông tin sau:

Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu
Phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Các mẹo chữa bằng nguyên liệu tự nhiên có độ an toàn cao nhưng tác dụng thường chậm hơn so với thuốc điều trị. Vì vậy, mẹ bầu nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
  • Nếu xảy ra tình trạng nổi phát ban, mề đay, mẩn đỏ ở hậu môn khi thực hiện mẹo chữa tại nhà, bạn nên ngưng áp dụng và thay thế bằng các biện pháp điều trị khác.
  • Thể trạng khỏe mạnh có thể giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi và ức chế bệnh tật. Do đó, nên ăn uống, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên để cải thiện khả năng đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như trĩ tắc mạch, vỡ, hoại tử và nhiễm trùng búi trĩ.

Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu
Mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài và nặng dần theo thời gian

Vì vậy mẹ bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ khi:

  • Triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà hoặc có xu hướng nặng nề hơn
  • Máu chảy thành từng tia sau khi đại tiện
  • Búi trĩ lòi hẳn ra khỏi ống hậu môn và gây khó khăn khi sinh hoạt
  • Cơn đau do trĩ kéo dài cả ngày lẫn đêm gây mất ngủ, mệt mỏi và suy nhược thể trạng

Bệnh trĩ khi mang thai thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu không chủ động khắc phục, bệnh có thể tiến triển nặng và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp y tế.

Đừng bỏ qua 

  • Đài VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc
  • Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Cách trị và lưu ý
Đừng bỏ qua

Bệnh trĩ đang HÀNH HẠ bạn? Xem ngay giải pháp THOÁT KHỎI bệnh ở đây!

Chuyên gia tư vấn: Giải pháp chữa khỏi bệnh trĩ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT