Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp? Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Da mặt nổi mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý mỗi người
Da mặt nổi mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý mỗi người

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về da sau đây:

Giãn mao mạch da mặt

Giãn mao mạch da mặt là tình trạng hệ thống mao mạch dưới da bị phồng giãn làm xuất hiện các mạch máu li ti trông như mạng nhện. Thông thường, các mao mạch này sẽ có màu đỏ hoặc xanh và không gây ra cảm giác ngứa ngáy.

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người có làn da mỏng và độ đàn hồi da không tốt như má, mũi, quai hàm và ở hai bên thái dương. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể là do di truyền, rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, tuổi tác, lạm dụng mỹ phẩm,…

Dị ứng da

Dị ứng da là căn bệnh về da liễu xảy ra khá phổ biến hiện nay, đây là phản ứng của cơ thể để chống lại các chất lạ và hình thành nên các mẩn đỏ trên da nhưng không ngứa. Dị ứng da được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:

  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết có sự thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến những người có cơ địa nhạy cảm không kịp thích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng.
  • Dị ứng hải sản: Đây là phản ứng của cơ thể khi bạn ăn phải các loại thực phẩm lạ khiến cơ thể không thể tiếp thu được và gây ra dị ứng. Lúc này trên da sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ và kèm theo một số triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hoa mắt, đau bụng,…
  • Dị ứng mỹ phẩm: Quá lạm dụng mỹ phẩm hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng da và nổi mẩn đỏ trên mặt.
Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa

Mề đay

Mề đay là một trong những bệnh viêm da thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh trên da sẽ xuất hiện các nốt sần không đều màu và lan rộng sang những vùng da xung quanh. Ở trường hợp cấp tính, các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện một cách đột ngột và nhanh chóng lặn đi vài giờ sau đó. Còn đối với mề đay mãn tính thì các mẩn đỏ sẽ xuất hiện nhiều lần, tái phát liên tục và kéo dài hơn 6 tháng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Nhiễm virus siêu vi

Khi cơ thể bị nhiễm virus siêu vi sẽ có triệu chứng sốt, cơ thể trở nên mệt mỏi và phát ban đỏ ngoài da ở khắp cơ thể nhưng không gây ra cảm giác ngứa ngáy. Thông thường, sốt siêu vi sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày và giảm dần, tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nặng sẽ gây tổn thương đến hệ hô hấp và tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là tình trạng da bị viêm nhiễm hình thành nên các mảng ban màu hồng và không gây ngứa. Lúc này, trên bề mặt da sẽ xuất hiện nhiều dầu nhờn hơn và hình thành nên các lớp vảy màu trắng dễ bong tróc.

Đây là căn bệnh mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm, tốt nhất khi gặp tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Viêm da tiết bã hình thành trên da mặt những mảng ban màu hồng và có vảy
Viêm da tiết bã hình thành trên da mặt những mảng ban màu hồng và có vảy

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công lại các cơ quan bên trong cơ thể. Khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ có hình cánh bướm ở mặt và không gây ngứa. Ngoài ra, các nốt ban đỏ này còn có thể xuất hiện ở một số vùng da khác như cổ, bàn tay,…

Đây là căn bệnh có diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm, có thể gây tổn thương nặng nề đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như thận, tim mạch, hệ thần kinh, tim mạch,… có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Rosacea

Rosacea là căn bệnh da liễu với triệu chứng điển hình là nổi mẩn đỏ ở mặt, ngoài ra còn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn đỏ rất dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá hoặc các bệnh lý về da khác. Thông thường các triệu chứng của bệnh rosacea sẽ diễn biến trong thời gian từ vài tuần cho đến vài tháng. Nếu người bệnh không phát hiện và tiến hành điều trị dứt điểm ngày từ sớm thì các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến ngày càng tồi tệ hơn.

Vẩy nến

Vẩy nến là bệnh lý về da liễu mãn tính thường gặp và rất dễ tái phát. Bệnh hình thành khi các tế bào da tăng sinh quá mức trong thời gian ngắn, chúng sẽ tích tụ lại và tạo thành những mảng da dày màu đỏ có vảy và bong tróc.

Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nhưng một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là di truyền, căng thẳng trong thời gian dài, nhiễm khuẩn,…

Nguyên nhân khác

Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài gây cháy nắng và hình thành mẩn đỏ trên da
Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài gây cháy nắng và hình thành mẩn đỏ trên da
  • Cháy nắng: Nếu da tiếp xúc trực tiếp với quá lâu với tia UV có bên trong ánh nắng mặt trời cũng sẽ dẫn đến tình trạng sưng tấy gây đau rát và bong tróc da.
  • Vết bớt: Vết bớt màu đỏ trên mặt thường xuất hiện ngay khi sinh ra hoặc trong thời gian ngắn sau khi sinh. Chúng được hình thành do có sự bất thường bên da và được gọi là vết bớt mạch máu..
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Lạm dụng thuốc hydrocortisone quá mức sẽ gây ra các tác dụng phụ khiến da mặt nổi lên các mẩn đỏ nhưng không ngứa.
  • Chức năng gan thận suy giảm: Điều này khiến quá trình đào thải độc tố bị ảnh hưởng, gây nổi mẩn đỏ trên da mặt.

Các biện pháp điều trị da mặt nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Khi da mặt bị nổi mẩn đỏ và không gây ngứa thì người bệnh nên tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có các biện pháp cải thiện phù hợp giúp đẩy lùi tình trạng trên. Dưới đây là một số biện pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ trên da mặt tại nhà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc là nước muối sinh lý giúp làm sạch da, ngăn ngừa bụi bẩn, dầu hơn tích tụ khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
  • Nếu da mặt bị dị ứng do thời tiết thì bạn có thể sử dụng khoai tây, chanh hoặc gừng để tạo thành mặt nạ đắp lên da sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng da rất tốt.
  • Trường hợp da mặt bị nổi mẩn đỏ do cháy nắng thì bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên da hoặc là xịt khoáng giúp cung cấp ẩm và làm mát da. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước lá trà xanh để rửa mặt mỗi ngày giúp làm giảm cảm giác nóng rát và hỗ trợ phục hồi gia rất tốt.
  • Bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như mật ong, bột yến mạch, nha đam, trà xanh,… để tạo thành mặt nạ dưỡng da giúp cung cấp dưỡng chất cho da,  làm giảm tình trạng mẩn đỏ và hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Đắp mặt nạ nha đam giúp làm dịu các nốt mẩn đỏ trên da mặt
Đắp mặt nạ nha đam giúp làm dịu các nốt mẩn đỏ trên da mặt
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau quả và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều muối, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc là đồ ăn được chế biến sẵn,… chúng sẽ khiến tình trạng của da ngày càng tồi tệ hơn.
  • Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, hỗ trợ cải thiện tình trạng da do dị ứng mỹ phẩm, hóa chất hoặc thời tiết gây ra.
  • Tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn, chất kích thích, đồ uống có gas sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
  • Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng da mặt nổi nhiều mẩn đỏ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng trên. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Hy vọng với những thông tin ở trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mẩn đỏ trên da mặt nhưng không ngừa. Từ đó, có các biện pháp can thiệp phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng trên.

[Tham khảo thêm: Bệnh nổi mề đay và cách điều trị bằng thảo dược Đông y]

Đừng Bỏ Lỡ:

  • TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
  • Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay [UPDATE 2020]
  • Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì và cách chữa dứt điểm
Xem thêm

Điều trị nổi mề đay bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh

Hàng ngàn người thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này!