[ Mẹ bầu lưu ý] 5+ Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi mang thai cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu xảy ra nhiều biến đổi. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vậy dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa?

 

vì sao chị em bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Đã là chị em phụ nữ thì ai cũng có nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa một vài lần trong đời. Tuy nhiên tỉ lệ chị em phụ nữ mang thai mắc viêm nhiễm phụ khoa cao hơn. Vì:

  • Bước vào giai đoạn thai nghén, nội tiết tố nữ gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo sự thay đổi về chức năng và hoạt động của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Chính sự ẩm ướt này là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm, virus phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Khi mang thai mẹ bầu thường có sức đề kháng yếu. Đây là thời điểm cơ thể dễ mắc bệnh phụ khoa hơn do khả năng chống bệnh giảm sút.
  • Chị em nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhiều.

5+ Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Dưới đây là một số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai mà các mẹ bầu có thể gặp phải. Việc nhận biết sớm để chủ động đi khám bác sĩ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như ảnh hưởng xấu tới thai nhi:

Ngứa vùng kín

Là biểu hiện điển hình nhất khi chị em mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Đó là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm âm đạo do nấm Candida hay do trùng roi Trichomoniasis gây ra cho chị em trong thời kỳ thai nghén.

Xuất hiện khí hư bất thường

Thai phụ sẽ thấy khí hư của bản thân ra nhiều, có màu sắc bất thường và kèm theo mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu. Khi ấy chắc chắn chị em đang mắc phải một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nào đó khi mang thai.

Vùng kín bị sưng đỏ

dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi chị em quan sát bằng mắt thường sẽ thấy vùng kín có hiện tượng bị sưng lên. Niêm mạc da bị tấy đỏ thì rất có thể chị em đang mắc phải một bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó.

Ngoài ra với mỗi tác nhân gây bệnh khác nhau thì sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như:

Viêm phụ khoa do nhiễm khuẩn âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis  gây ra. Khi vi khuẩn này phát triển quá mức sẽ làm thay đổi cân bằng vi khuẩn âm đạo. Bệnh này thường gặp nhất cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị.

Triệu chứng:

  • Tiết dịch âm đạo có màu trắng, mỏng hoặc xám nhạt
  • Khí hư có mùi hôi tanh như mùi cá ươn rất khó chịu…
  • Ngứa quanh âm đạo
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu

Nhiễm nấm âm đạo bệnh viêm phụ khoa khi mang thai rất thường gặp

“Thủ phạm” gây nên nhiễm nấm âm đạo là nấm Candida Albicans. Chúng ký sinh ở một số nơi trên da hay bên trong âm đạo. Đây là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát.

Nhưng do một số lý do nào đó mà môi trường âm đạo trở nên kiềm hóa. Nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.

Bác sĩ phụ khoa chia sẻ, nấm âm đạo thường phát triển nhiều trong thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo…

  • Khí hư đặc, màu trắng lợn cợn như sữa chua, đóng thành mảng, vón cục có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu.
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Vùng kín ngứa rát
  • Sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục

Viêm phụ khoa khi mang thai do trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục mà phụ nữ. Khiến dịch âm đạo có mùi hôi âm đạo, ngứa bộ phận sinh dục và đi tiểu đau đớn.

Phụ nữ mang thai có Trichomonas có nguy cơ cao hơn của việc sinh sớm. Với những dấu hiệu điển hình của bệnh như: Có dịch âm đạo màu xanh, vàng, hơi có bọt nhỏ và mùi hôi, khi quan hệ có cảm giác ngứa, rát.

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Nhiễm GBS là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ nội mạc tử cung, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.

Các triệu chứng của Strep B âm đạo GBS thường thể hiện qua đường tiết liệu. Ban đầu, thai phụ sẽ cảm thấy đau và rát khi đi vệ sinh, đi tiểu khó. Nước tiểu có màu đục. Màu nước tiểu sẽ càng đục thêm nếu như bệnh tồn tại lâu ngày cũng như những cơ đau buốt sẽ đến nhiều và nặng hơn.

Lưu ý: Bởi vậy khi chị em phụ nữ đang mang thai mà thấy bất kỳ dấu hiệu nào bên trên nghi ngờ rằng bản thân đang mắc phải viêm nhiễm phụ khoa. Đừng tìm cách tự khắc phụ tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chị em cần biết rằng việc bản thân mình bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Nếu chị em mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ở giai đoạn đầu. Rất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do các tế bào trong vùng kín bị tổn thương, không còn giữ được thai.
  • Viêm phụ khoa làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kì nếu mức độ bệnh nặng.
  • Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào trong bào thai. Và gây ra tình trạng nhiễm trùng ối khiến quá trình phát triển của bào thai bị ảnh hưởng.
  • Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường khiến chị em khó chịu, lo lắng và làm thai kì thêm căng thẳng.

Lưu ý: Bởi vậy khi chị em phụ nữ đang mang bầu mà thấy bất kỳ dấu hiệu nào bên trên nghi ngờ rằng bản thân đang mắc phải viêm phụ khoa. Đừng tìm cách tự khắc phụ tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu như thế nào?

Việc điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu cần hết sức thận trọng. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà chỉ cần điều trị sai cách sẽ có nguy cơ đe dọa sức khỏe thai nhi. Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà bằng bất kì loại thuốc. Hay phương pháp trị bệnh dân gian nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phải làm sao?

 

Viêm nhiễm phụ khoa có các triệu chứng gần giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nên nhiều mẹ bầu nhầm lẫn, thường tự tìm cách chữa bệnh tại nhà. Điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn. Thậm chí còn nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên tắc điều trị then chốt là giữ cho vùng viêm nhiễm luôn sạch sẽ, khô ráo. Và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó, mẹ bầu nghi ngờ bị mắc viêm nhiễm phụ khoa nên đến gặp bác sĩ chuyên về sản phụ. Để chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ chữa viêm phụ khoa khi mang bầu phù hợp, đảm bảo an toàn cho thai kì. Tùy theo từng người và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất.

Thường thì trong giai đoạn mang thai hướng điều trị chính sẽ là dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp với mẹ bầu. Những loại thuốc này đã được bác sĩ cân nhắc kĩ lưỡng trước khi kê đơn nên thai phụ có thể yên tâm sử dụng. Không lo tổn thương đến cơ quan sinh sản hoặc sức khỏe thai nhi.

Các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa dành cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu áp dụng các biện pháp dưới đây sẽ giúp chị em phòng tránh được nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa âm đạo. Nên rửa từ trước về sau, không thực hiện ngược lại.
  • Nên mặc quần nhỏ phù hợp với trọng lượng cơ thể. Chọn quần lót làm bằng chất liệu cotton để tạo sự thấm hút và khô thoáng
  • Tuyệt đối không được dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
  • Bổ sung mỗi ngày từ 1-2 hộp sữa chua. Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng sẽ làm tăng tiết dịch ở âm đạo
  • Không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh
  • Quần nhỏ cần được giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
  • Có chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý
  • Uống đủ 2 lít nước trên ngày
  • Khi thăm khám Sản khoa, nếu có các triệu chứng bất thường cần báo luôn cho bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự điều trị dù bằng thuốc hay các mẹo dân gian tại nhà.
  • Thăm khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Mong rằng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Để từ đó biết cách điều trị và phòng tránh bệnh mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Chúc các mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe!