[ Nên tham khảo] Mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ không?

Đa số các cặp vợ chồng đều kiêng quan hệ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 vì sợ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thực tế chuyện này ảnh hưởng thế nào và mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ không? Các phân tích dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng.

Trả lời cho câu hỏi mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trả lời cho câu hỏi mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thai nhi trong tháng thứ 9 và những thay đổi sinh lý của người mẹ

Không có chống chỉ định của bác sĩ về việc khi mang thai tháng thứ 9, người mẹ không được quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn nên tìm hiểu sự phát triển của thai nhi và những thay đổi sinh lý của người mẹ trong giai đoạn này. Đây sẽ là một phần đáp án trả lời cho câu hỏi mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ.

Sự phát triển của bé

Đến tuần thứ 38, thai nhi đã phát triển hoàn thiện cơ thể và có thể cử động các ngón tay. Bên cạnh đó, bé cũng có thể cảm nhận được những luồng ánh sáng bên ngoài chiếu vào bụng mẹ.

Ở tuần thứ 39, kích thước thai nhi có sự gia tăng nhanh chóng so với trước. Cân nặng có thể đạt mức 3,2 gram và dài khoản 50cm. Song song đó, bộ phận sinh sản cũng được hoàn thiện dần.

Tuần 40, bé có thể đạt cân nặng trên 3kg và bụng mẹ lúc này trở nên chật chội. Đồng thời, dây rốn sẽ quấn quanh cơ thể hoặc bị búi lại thành cục. Do đó, bé sẽ không cử động nhiều khi bước sang tuần 40. Thay vào đó, bé sẽ ngủ và chuẩn bị sức cho hành trình sắp tới. Cuối cùng, đến tuần thứ 41, bé yêu sẽ chào đời.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 9
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 9

Sự thay đổi sinh lý của người mẹ

Trong tháng cuối của thai kỳ, mỗi người mẹ sẽ có cảm nhận khác nhau. Những điểm chung thường thấy là dễ thở hơn, âm đạo xuất hiện nhiều dịch nhầy, đi tiểu nhiều hơn, tiêu chảy, xuất hiện những cơn co thắt kéo dài và cuối cùng là vỡ nước ối.

Dễ thở hơn

Trước hết, người mẹ thấy dễ thở hơn ở tháng cuối thai kỳ vì lúc này thai nhi đã tụt sâu xuống phía dưới xương chậu và ít chuyển động hơn. Nhờ vậy, áp lực lên phổi sẽ bớt đi. Thay vào đó, cơ quan chịu áp lực là bọng đái. Chính vì thế, dù có cảm thấy dễ thở hơn trước nhưng mẹ bầu sẽ phải đi tiểu thường xuyên như giai đoạn đầu mang thai.

Các cơn gò Braxton Hicks

Trong suốt giai đoạn mang thai và nhiều nhất là vào tháng cuối sẽ xuất hiện các cơ co thắt Braxton Hicks. Đây là tình trạng co thắt tử cung và khác với cảm giác co thắt khi gần sinh. Nó không gây đau đớn nhiều như khi sinh. Một số mẹ bầu có thể không gặp tình trạng này hoặc các cơn đau quá nhẹ nên thường khó cảm nhận được.

Tiêu chảy

Đây là một trong số các triệu chứng gần đến ngày sinh thường gặp. Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ còn cảm thấy buồn nôn. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cho giai đoạn “vượt cạn” hoặc hồi phục sau sinh.

Nút nhầy bong và cổ tử cung giãn nở

Trước ngày sinh khoảng 1 tuần, nút nhầy ở cổ tử cung sẽ bị bong ra. Dịch nhầy màu trắng lẫn một chút đỏ sẽ xuất hiện ở âm đạo. Nguyên nhân do các mao mạch bị vỡ. Điều này là bình thường và cần thiết cho quá trình sinh con của phụ nữ.

Song song đó, cổ tử cung bắt đầu giãn nở. Bình thường khi mang thai, cổ tử cung được đóng chặt. Nó còn được cố định thêm nút nhầy nữa. Kể từ thời điểm cổ tử cung giãn nở. Cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ thì nó mở ra thêm 1cm. Cho đến khi độ rộng của cổ tử cung khoảng 10cm thì đó cũng là lúc người mẹ rặn sinh.

Cổ tử cung giãn nở sẽ đi kèm với các cơn co thắt. Cứ khoảng 10 đến 15 phút sẽ xuất hiện cơn đau 1 lần. Và mỗi lần sẽ kéo dài 1 phút đến 1 phút rưỡi. Các cơn đau này khác với tình trạng đau âm ỉ trước khi cổ tử cung được mở. Khi thấy các cơn đau có dấu hiệu như trên nghĩa là bạn sắp sinh trong vài giờ tới.

Điểm đáng quan tâm nhất đối với sự thay đổi sinh lý của người mẹ trong tháng thứ 9 của thai kỳ là nút nhầy bị bung và cổ tử cung mở rộng
Điểm đáng quan tâm nhất đối với sự thay đổi sinh lý của người mẹ trong tháng thứ 9 của thai kỳ là nút nhầy bị bung và cổ tử cung mở rộng

Vỡ ối

Nước ối nằm trong túi ối. Đây là nơi vừa nuôi sống vừa bảo vệ thai nhi. Khi túi này bị vỡ. Đó là dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho biết mẹ bầu gần sinh. Có thể là trong 12 – 24 giờ tiếp theo. Một khi túi nước ối bị vỡ, nguy cơ nhiễm trùng thai nhi rất cao. Do đó, mẹ bầu cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.

Từ những phân tích trên có thể thấy, trong tháng cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ có sự biến đổi sinh lý rất lớn. Nhất là hoạt động của cổ tử cung. Vì thế, mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ hay không cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Quan hệ tình dục vào tháng thứ 9 của thai kỳ

Ở tháng thứ 9, bụng bầu khá to, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày lẫn hoạt động tình dục của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, một số người phụ nữ vẫn có nhu cầu tình dục rất cao trong giai đoạn này. Thậm chí có người còn ham muốn mãnh liệt hơn trước.

Mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ hay không cần được cân nhắc trên nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nếu sự phát triển của thai kỳ diễn ra bình thường và sức khỏe của người mẹ vẫn tốt thì vẫn có thể quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, bạn cần phải chắc chắn là người vợ không thuộc các trường hợp kiêng quan hệ. Trong đó gồm: có tiền sử sảy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo, cao huyết áp, tiền sản giật.

Nếu không thấy tự tin về sức khỏe của người vợ, tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ. Bởi lúc này, cổ tử cung và âm đạo người phụ nữ đang cực kỳ nhạy cảm và rất yếu. Quan hệ tình dục trong giai đoạn này có nguy cơ viêm nhiễm, chảy máu âm đạo, vỡ nước ối sớm và sinh non. Đáng lo hơn là có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Nếu chắc chắn sức khỏe của người mẹ tốt và thai nhi vẫn phát triển bình thường thì có thể quan hệ tình dục trong tháng thứ 9 của thai kỳ
Nếu chắc chắn sức khỏe của người mẹ tốt và thai nhi vẫn phát triển bình thường thì có thể quan hệ tình dục trong tháng thứ 9 của thai kỳ

Những lưu ý khác khi quan hệ tình dục ở tháng thứ 9 của thai kỳ

  • Cảm giác sau khi quan hệ

Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhức cơ quan sinh dục, âm đạo ra máu hoặc xuất hiện những cơ co thắt kéo dài ở bụng dưới thì nhất thiết phải đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài ra, trước khi quan hệ, người vợ cũng cần giữ cho tinh thần được thoải mái. Điều này vừa có ý nghĩa trong việc đạt được khoái cảm mong muốn vừa hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Tần suất không quá thường xuyên

Chuyện tình dục trong tháng cuối thai kỳ không nên thực hiện thường xuyên. Một phần vì sức khỏe của người phụ nữ không tốt (luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn…). Một phần để chuẩn bị sức khỏe cho ngày vượt cạn. Theo lời khuyên từ các bác sĩ, dù mẹ bầu có cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh thì cũng đừng nên quan hệ quá 3 lần/ 1 tuần.

  • Tư thế quan hệ không gây chèn ép thai nhi

Vợ chồng quan hệ tình dục trong tháng thứ 9 của thai kỳ nên chọn những tư thế không gây áp lực lên bụng. Hạn chế để phụ nữ nằm ngửa. Tốt nhất là nghiêng trái. Các tư thế quan hệ khi vợ có bầu vừa an toàn vừa đạt được khoái cảm tốt là: tư thế cưỡi ngựa, úp thìa và doggy.

  • Cách thức quan hệ

Bạn nên quan hệ thật nhẹ nhàng để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vợ chồng bạn nên thử cảm giác quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex) hoặc bằng tay thay cho kiểu quan hệ trực tiếp.

Tóm lại, mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của chính vợ chồng bạn. Dù vậy, bạn cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quan hệ. Vì như bạn đã tìm hiểu ở trên, không phải là không có cơ sở chính đáng khi một số cặp vợ chồng kiêng quan hệ trong giai đoạn này.

Bài viết cùng tác giả:

  • Cách quan hệ tình dục sướng nhất ai cũng nên thử 1 lần để cảm nhận
  • Tư thế quan hệ khiến nàng sướng mê