[Nên tham khảo]Xuất tinh vào trong khi mang thai có nên hay không?

Xuất tinh vào trong khi mang thai có nên hay không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Là thắc mắc của không ít cặp đôi. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp thật kỹ vấn đề này, hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Quan hệ khi mang thai có được xuất tinh trong, Dan ông bop vu đan ba khi đang mang thai
Quan hệ khi mang thai có được xuất tinh trong không là vấn đề quan tâm của nhiều cặp vợ chồng hiện nay

Trong tử cung, thai nhi được bảo vệ “nghiêm ngặt”

Trước khi tìm hiểu chuyện quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không, bạn cần biết ở tử cung thai nhi được bảo vệ thể nào. Hiểu được cặn kẽ điều này sẽ phần nào giải tỏa lo lắng rằng quan hệ khi mang thai có thật sự an toàn và có được xuất tinh vào trong không.

Cổ tử cung và nút nhầy

Tử cung chỉ có ở phụ nữ và là bộ phận nằm giữa bàng quang và trực tràng. Nó có hình quả lê dốc ngược. Phần trên to và gọi là đáy tử cung và gắn chặt với ống dẫn trứng. Phần dưới nhỏ, dài gọi là cổ tử cung và gắn chặt với âm đạo. Thai nhi sẽ nằm hoàn toàn trong tử cung cho đến lúc được sinh ra.

Tử cung có tính co giãn tuyệt vời. Nhờ đó nó có thể to ra theo kích thích của thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ từ từ trở về kích thước ban đầu. Trong giai đoạn mang thai, bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất là cổ tử cung.

Ở phụ nữ bình thường khi mang thai, cổ tử cung sẽ được đóng chặt. Nó còn được khóa kín thêm bởi nút nhầy. Điều này đảm bảo cho thai nhi được phát triển trong điều kiện vô trùng. Khi chuyển dạ, nút nhầy sẽ rơi ra để báo hiệu. Bên cạnh đó, tử cung cũng bắt đầu những cơn co bóp mạnh mẽ, tạo điều kiện cho em bé chui ra.

Túi ối

Trong tử cung, bao bọc quanh thai nhi là túi ối (chứa nước ối). Ngoài tác dụng nuôi dưỡng thai nhi, túi này còn làm nhiệm vụ bảo vệ. Nó đóng vai trò như tấm đệm và hạn chế thấp nhất những tổn thương do va đập. Bên cạnh đó, lớp màng bên ngoài túi nước ối còn có tác dụng chống vi trùng xâm nhập. Ngoài ra, cũng nhờ túi nước ối mà thai nhi có thể di chuyển dễ dàng hơn.

Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không không quan trọng

Thắc mắc quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không xuất phát từ lo ngại tinh trùng có thể xâm nhập vào tử cung và làm bẩn thai nhi. Thực tế, chuyện này là không thể vì những lý do như đã phân tích ở trên. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của nút nhầy.

Một số cặp vợ chồng khác thì lo ngại rằng những cơn cực khoái trước khi xuất tinh có thể khiến tử cung co bóp mạnh và điều này ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh sản đã chỉ ra hoạt động co bóp tử cung khi sinh con và co bóp khi quan hệ rất khác nhau.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng – Trưởng Khoa Nam học, bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn ở Hà Nội cho biết dương vật không có khả năng chạm đến tử cung và tinh dịch cũng không thể vào.

Nhờ nút nhầy và cơ chế đặc biệt của tử cung khi mang thai mà tinh trùng thường không thể xâm nhập vào tử cung, bóp vú vợ bầu, chịch vợ có bầu có được xuất tinh vào trong không
Nhờ nút nhầy và cơ chế đặc biệt của tử cung khi mang thai mà tinh trùng thường không thể xâm nhập vào tử cung và tác động đến thai nhi

Nguyên nhân dương vật không thể chạm đến thai nhi

Lo lắng của nhiều người có thể xuất phát từ việc thay đổi kích thước và đặc tính của bộ phận sinh dục nữ khi mang thai. Cụ thể, nó sẽ to, chứa nhiều máu và mềm hơn. Bên cạnh đó, nó cũng dễ giãn rộng ra. Trong lúc quan hệ thì bộ phận này cũng tiết nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Tuy nhiên, đó chỉ là những thay đổi sinh lý rất bình thường. Cổ tử cung vẫn đóng kín. Dương vật không thể vào tử cung và chạm đến thai nhi.

Nguyên nhân tinh dịch cũng không vào tử cung

Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không không quan trọng. Bởi dù có xuất vào trong âm đạo trong lúc quan hệ thì cũng không vào được tử cung. Tinh dịch sẽ bị cản bởi nút nhầy như đã trình bày ở trên. Nó có thể được chứa trong các “túi” của nút nhầy và không cách nào “thấm” vào trong. Sau cùng, môi trường ở âm đạo sẽ tiêu diệt tinh trùng trong 1-3 ngày.

Những nguyên tắc khi “yêu” trong lúc mang thai

Thay vì băn khoăn chuyện quan hệ khi mang thai xuất tinh trong hay ngoài, các cặp vợ chồng nên tuân thủ một vài nguyên tắc khi “yêu” dưới đây để không ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Đảm bảo vệ sinh, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

Cơ quan sinh dục cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Tốt nhất dùng bao cao su. Điều này đặc biệt có ích khi người chồng mắc các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục mà không hay biết. Dùng bao cao su đôi khi mất đi sự tự nhiên trong chuyện quan hệ. Tuy nhiên, đó là giải pháp tối ưu để bảo vệ thai nhi.

Sử dụng bao cao su là giải pháp tối ưu tránh tác động đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ nếu quan hệ trong giai đoạn thai kì
Sử dụng bao cao su là giải pháp tối ưu tránh tác động đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ nếu quan hệ trong giai đoạn thai kì

2. Chọn tư thế quan hệ thích hợp

Khi thai nhi còn nhỏ (dưới 3 tháng), bạn có thể yêu ở tư thế nào cũng được. Tuy nhiên, khi thai lớn, bạn nên tránh quan hệ kiểu truyền thống. Bởi nó có thể gây thiếu oxy cho thai nhi. Tư thế tốt nhất để vừa có được khoái cảm tình dục như ý vừa không tạo thêm áp lực cho phụ nữ mang thai là kiểu “úp thìa”.

3. Thực hiện nhẹ nhàng

Quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai nên cho người đàn ông đóng vai trò chủ động. Tuy nhiên, các quý ông phải chú ý thực hiện nhẹ nhàng. Quá thô bạo có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

4. Đến cơ sở y tế kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu bất thường

Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ thì cần liên hệ ngay với bác sĩ. Các bất thường này có thể là xuất huyết âm đạo, đau nhiều ở bụng dưới, chóng mặt…

Một số trường hợp cần kiêng quan hệ khi có thai

Quan hệ khi mang thai đúng cách có thể giúp phụ nữ giảm căng thẳng, giảm đau và gắn kết tình cảm vợ chồng nhiều hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên quan hệ bạn cần phải lưu ý:

  • Có tiền sử sảy thai và sinh non.
  • Xuất huyết âm đạo.
  • Cổ tử cung bất thường, đặc biệt là bị hở khi mang thai.
  • Nhau thai có vấn đề, nhất là tình trạng nhau thai bám thấp.
  • Mang từ 2 thai nhi trở lên.
  • Người vợ đang mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Thể trạng yếu: mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng.