Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai : Nguyên nhân, nguy hại, cách chữa
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là tình trạng âm đạo bị nhiễm trùng do sự tấn công của nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn có hại. Khoảng 70% thai phụ rơi vào tình trạng này khiến sức khỏe sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng. Viêm nhiễm kéo dài xâm lấn gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa, phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai như nào? Theo dõi bài viết sẽ giúp chị em có lời giải đáp cụ thể.
Lý giải nguyên nhân mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
Là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân được lý giải là do:
- Bước vào giai đoạn thai nghén, nội tiết tố nữ gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo sự thay đổi về chức năng và hoạt động của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Chính sự ẩm ướt này là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm, virus phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu. Đây là thời điểm cơ thể dễ mắc bệnh phụ khoa hơn do khả năng chống bệnh giảm sút.
- Chị em nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhiều.
[Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại] Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai gây ảnh hưởng cùng lúc đến mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sớm phát hiện, điều trị bệnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số thông tin về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường gặp nhất. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại giúp thai phụ tham khảo.
Nấm Candida gây viêm nhiễm phụ khoa
Candida là loại nấm thường gặp gây viêm nhiễm âm đạo. Bệnh thường gặp ở quý thứ 2 và thứ 3 thai kỳ do sự gia tăng sản xuất glycogen và nội tiết tố nữ estrogen.
Một số biểu hiện viêm âm đọa do nấm khi mang thai là:
- Khí hư ra nhiều chất bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót.
- Vùng kín ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa tăng cao đặc biệt là vào ban đêm.
- Lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi khó chịu.
- Tiểu tiện nóng rát, tiểu đau, tiểu buốt.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
Nấm âm đạo rất dễ tái phát. Nếu mẹ không kịp thời điều trị sẽ khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm sau:
- Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng hoặc tăng nguy cơ sinh non.
- Sức đề kháng của trẻ kém, dễ bị viêm phổi do nấm.
- Trẻ sinh thường, nấm dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng, viêm da do nấm.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do mắc lậu
Lậu cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai gia tăng. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Người mẹ mắc bệnh thường có những triệu chứng sau:
- Khí hư chuyển màu màu xanh, ra nhiều dạng mủ đặc vào buổi sáng sớm.
- Vùng kín ngứa ngáy rấm rứt khó chịu khiến bản thân luôn muốn gãi cho thỏa cơn ngứa.
- Tiểu tiện bất thường: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, …
- Đau bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do mắc lậu gây nhiều tác động xấu cho thai nhi, cụ thể:
- Tăng 8% nguy cơ sinh non, viêm màng ối, vỡ ối.
- Thai nhi suy dinh dưỡng, khi sinh dễ bị nhẹ cân, còi xương.
- Nếu mẹ nhiễm lậu sinh thường trẻ dễ bị nhiễm viêm kết mạc mắt, lậu miệng. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến mắt trẻ sung huyết, ra nhiều mủ vàng. Từ đó làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.
Vì sao thai phụ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa? Do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)
Theo thống kê, vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai. Cứ 5 người sẽ có 1 người nhiễm bệnh. Sự thay đổi hormone thai kỳ khiến chúng phát triển quá mức và gây nhiều rắc rối không mong muốn.
- Dịch tiết âm đạo chuyển màu xám, mùi hôi tanh.
- Quan hệ đau rát, khó chịu.
- Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Chị em cần cảnh giác với viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, cụ thể:
- Nhiễm trùng nước ối,vỡ màng ối sớm.
- Nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn.
- Tăng nguy cơ sinh non cao gấp hai lần so với người không bị bệnh.
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ.
Trichomonas làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Trichomonas là một loại ký sinh trùng thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Bệnh chiếm tỷ lệ mắc cao hiện nay. Nếu thai phụ có quan hệ với người bạn tình/ bạn đời nhiễm bệnh, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Trùng roi Trichomonas khi xâm nhập vào âm hộ, âm đạo sẽ gây ra tình trạng sau:
- Bộ phận sinh dục của mẹ bầu thường xuyên ngứa ngáy.
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều bọt, khí hư có màu vàng hoặc xanh lá.
- Vùng kín luôn có mùi hôi khó chịu.
- Đi tiểu đau buốt.
Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ bầu không bị bệnh.
Gia tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa do HPV trước và trong thai kỳ
HPV là tên viết tắt của virus gây sùi mào gà Human Papiloma virus. Loại virus này gồm 150 chủng khác nhau. Con đường lây lan chính của bệnh là quan hệ tình dục không an toàn, qua dịch tiết.
Để nhận biết bản thân bị viêm nhiễm phụ khoa do HPV, chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Niêm mạc da bộ phận sinh dục xuất hiện nhiều mụn thịt nhỏ lẻ, nhô cao như những nhú gai. Sờ thấy mềm, màu hồng, ẩm ướt.
- Bệnh kéo dài, kích thước mụn sùi càng nhô cao và liên kết thành đám lớn. Kích thước có thể bằng nắm tay, quả bóng.
- Mụn sùi khi ma sát mạnh với quần lót có thể chảy máu, bội nhiễm. Đây là điều kiện để các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Các mụn thịt nếu lấn sâu vào âm đạo, cổ tử cung sẽ bịt kín cổ tử cung. Mẹ bầu bắt buộc phải mổ để lấy thai ra ngoài. Chưa kể trường hợp, thai nhi còn bị lây nhiễm virus sùi mào gà bẩm sinh, sức đề kháng giảm đáng kể.
Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai an toàn, hiệu quả
Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao? Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nào an toàn, hiệu quả? Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, ngay khi phát hiện bị viêm phụ khoa chị em nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Qua thăm khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm bác sĩ sẽ nắm được chính xác nguyên nhân, mức độ viêm. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ.
Một số phương pháp điều trị viêm phụ khoa khi mang thai phổ biến hiện nay là:
Thuốc Tây y điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Đa phần, cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai là dùng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng đặt âm đạo để có thể giảm viêm tại chỗ nhanh chóng đồng thời tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh.
Với thuốc đặt, thường bác sĩ sẽ kê đơn trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó dừng thuốc một thời gian ngắn trước khi tiến hành liệu trình tiếp theo. Chị em cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng để có thể chữa trị bệnh nhanh chóng. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Việc uống thuốc viêm âm đạo khi mang thai cần hết sức thận trọng. Mẹ bầu cần quan sát các biểu hiện tại vùng kín, nếu có phản ứng bất thường cần liên hệ với bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai tại nhà
Mẹ bầu mắc viêm nhiễm phụ khoa mức độ nhẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để cải thiện. Với nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm, an toàn phương pháp này sẽ không gây tác dụng phụ. Hạn chế duy nhất là mẹ bầu cần thực hiện kiên trì thời gian dài.
Công thức trị viêm âm đạo từ lá ngải cứu
Lá ngải cứu nổi tiếng là vị thuốc dân gian có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Ngoài tác dụng trị viêm nhiễm, lá ngải còn giúp điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Cách sử dụng lá ngải cứu phổ biến là đem lá ngải rửa sạch, vò nát, đun sôi cùng 500ml nước. Chờ nước sôi, bạn đổ ra chậu đem xông vùng kín. Thời gian thực hiện tối đa 15 phút. Nước nguội, bạn sử dụng để rửa vùng kín. Thực hiện đều đặn trong 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Lá húng quế trị viêm âm đạo tại nhà
Viêm nhiễm phụ khoa và cách điều trị bằng húng quế được rất nhiều chị em quan tâm. Tác dụng chính của loại lá này giúp sát khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Tạo hàng rào bảo vệ vùng kín trước sự xâm nhập của hại khuẩn.
Đối với lá húng quế, chị em lấy một nắm lá rửa sạch, giã nát cùng chút nước. Bạn đem nước này thoa đều bên ngoài vùng kín, sau 15 phút rửa lại với nước sạch rồi lau khô.
Bí quyết điều trị viêm phụ khoa bằng giấm táo
Nhắc đến phương pháp trị viêm phụ khoa tại nhà hữu ích không thể bỏ qua giấm táo. Nguyên liệu này giúp cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn tại âm đạo. Hỗ trợ enzym cùng lợi khuẩn nhằm đẩy lùi sự phát triển của nấm Candida .
Trong quá trình thực hiện, bạn hòa nửa cốc giấm táo vào bồn nước. Ngâm trực tiếp vùng kín trong nước chừng 15 – 20 phút. Sau đó chị em rửa lại với nước sạch, lau khô là hoàn tất.
Biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Không quá khó để giảm viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo hay mà các mẹ có thể tham khảo.
Chăm sóc “vùng kín” đúng cách thời kỳ thai nghén
Trong giai đoạn mang thai, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, mẹ bầu có thể chăm sóc vùng kín theo cách sau:
- Vệ sinh cô bé hàng ngày sạch sẽ, không thụt rửa sâu âm đạo.
- Không tắm bồn hoặc ngâm mình trong nguồn nước ao hồ nhiễm bẩn.
- Tránh mặc đồ lót chật, ẩm ướt. Thay đồ lót 2 lần/ngày để vùng kín luôn khô ráo.
- Không nên quá lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Những chất này có thể gây mất cân bằng âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Đồng thời khiến âm đạo khô rát, khó chịu hơn.
Quan hệ tình dục an toàn trong thời gian mang thai
Chị em nên tránh giao hợp ở những tháng đầu và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi. Trường hợp xấu có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Trước và sau mỗi lần gần gũi, cả 2 cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Với những mẹ bầu đang bị viêm nhiễm nên kiêng quan hệ để tránh viêm nhiễm lây lan.
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Để tránh mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thời điểm thai nghén, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì, kiêng ăn gì do đó được rất nhiều chị em quan tâm.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, mẹ bầu nên uống nhiều nước, tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi. Một số thực phẩm cần bổ sung thêm là: Tỏi, sữa chua lên men, men vi sinh, …
Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng nếu bạn đang mắc viêm nhiễm phụ khoa. Những thực phẩm này có thể tăng tiết dịch âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Viêm nhiễm vì thế mà trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng, các mẹ bầu sẽ biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn để luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.