[Tổng quan] Thuốc kích trứng là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?
Thuốc kích trứng là gì? có an toàn không? giá bao nhiêu? là câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!
Thuốc kích trứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản thúc đẩy khả năng thụ thai ở nữ giới. Phương pháp này được áp dụng cho cặp vợ chồng được chẩn đoán là vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn mới lạ, không cặp vợ chồng nào cũng nắm được.
Thuốc kích trứng là gì?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết tố được sử dụng để kích thích nang noãn phát triển, từ đó làm cho nang noãn chín, vỡ ra để trứng phóng ra ngoài và giúp làm tăng khả năng thụ thai. Ngoài ra, thuốc kích trứng cũng được các bác sĩ chuyên khoa sản áp dụng trong trường hợp thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thuốc kích trứng có hai dạng uống và tiêm. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, những người có nang noãn không phát triển hoặc thường xuyên không rụng trứng. Đồng thời, việc tiêm thuốc kích trứng còn được chỉ định cho phụ nữ đáp ứng kém đối với uống thuốc kích trứng.
Thuốc kích trứng có tác dụng kích thích không chỉ 1 mà đến 2 hoặc nhiều hơn các nang noãn phát triển và khả năng có thai ở người phụ nữ sẽ cao hơn. Tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ tiêm thuốc kích trứng được thống kê là cao hơn so với những người sử dụng thuốc uống kích trứng.
Khi nào nên sử dụng thuốc kích trứng?
Thuốc kích trứng được sử dụng trong trường hợp người phụ nữ gặp khó khăn khi trứng không rụng. Đây được xem là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả để có thể làm thay đổi nội tiết tố bên trong nhằm nâng cao khả năng phát triển và rụng trứng, từ đó giúp làm tăng khả năng thụ thai.
Thuốc kích trứng nên được sử dụng vào ngày thứ 2 đến khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ kinh nguyệt với mục đích là làm tăng số lượng, kích thước nang noãn và làm dày niên mạc tử cung.
Trong suốt quá trình kích trứng, bệnh nhân sẽ nhận được lịch hẹn thăm khám vào các ngày thứ 6, thứ 8 và thứ 10 của chu kỳ kinh nhằm theo dõi sự phát triển của các nang trứng. Cho đến ngày thứ 13, là thời điểm nang trứng đã đạt tiêu chuẩn nhất định thì bệnh nhân sẽ được hẹ ngày để chọc trứng.
Tuy nhiên, các chị em cần lưu ý rằng không nên tự ý dùng thuốc kích trứng khi chưa có sự tham khảo từ ý kiến bác sĩ hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ cũng như tiến hành sử dụng thuốc theo sự chỉ định nhằm đảm bảo sức khỏe và tránh được nguy cơ không đáng có.
Các loại thuốc kích trứng rụng sớm
Thông thường, để cho trứng có thể rụng thì cần phải có 2 yếu tố đó là trứng phải lớn lên và phải chín. Hiện nay có 2 loại thuốc kích thích rụng trứng là Clomiphene và Gonadotrophin cùng với 2 loại thuốc kèm theo là Metformin, Bromocriptine. Mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng trong trường hợp cụ thể và có sự hướng dẫn của bác sĩ:
- Clomiphene (Clomid): Đây là thuốc có tác dụng giúp cơ thể hiểu nhầm là lượng estrogen thấp để làm tăng FSH và LH khiến cho trứng chín và rụng. Tuy nhiên, thuốc này chỉ dùng cho phụ nữ có lượng estrogen thấp và có chức năng tuyến yên bình thường nhưng không rụng trứng hoặc trứng rụng không đều.
- Gonadotrophin (Merional, Menopur): Thuốc này giúp bổ sung trực tiếp FHS và LH. Thuốc được dùng trong trường hợp bị suy tuyến yên, kích thích trứng bình thường trở nên khỏe mạnh và giúp thụ thai dễ dàng hơn.
- Metformin (Glucophage): Có tác dụng là giảm kháng Insulin nhằm làm giảm Androgen và tăng khả năng rụng trứng. Metformin được dùng kết hợp với Clomiphene để điều trị cho bệnh nhân không rụng trứng do hội chứng đa nang buồng trứng.
- Bromocriptine (Parlodel): Có khả năng làm giảm Protaclin, gián tiếp làm tăng FHS vs LH. Thuốc được sử dụng trong trường hợp người bệnh không có trứng rụng do tăng protaclin máu.
Quy trình thực hiện tiêm thuốc kích trứng
Việc tiêm thuốc kích trứng sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước khi sử dụng thuốc kích trứng, bạn sẽ cần phải đi khám tổng quát bao gồm các xét nghiệm cần thiết và siêu âm nang noãn nhằm xác định được nguyên nhân khiến cho bạn khó thụ thai. Thời điểm tốt nhất để tiến hành khám tổng quát là vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Thông qua kết quả khám mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc kích trứng phù hợp cũng như liều dùng và lịch tiêm thuốc. Do đó, bạn cũng có thể tiêm thuốc tại nhà và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Bước 3: Sau khi lựa chọn thuốc kích trứng phù hợp thì bạn sẽ được test trên da xem có bị dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không. Đây là bước vô cùng quan trọng trong y tế để đề phòng nguy cơ sốc phản vệ nếu cơ thể bị dị ứng với thuốc. Vì vậy, mọi loại thuốc đều sẽ phải được test thử trước khi tiêm vào cơ thể.
- Bước 4: Theo dõi quá trình tiêm thuốc kích trứng bằng cách xét nghiệm máu và siêu âm nang noãn giúp biết được kết quả của quá trình tiêm thuốc. Từ đó, giúp bác sĩ điều chỉnh được liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Bước 5: Khi kích thước trứng đạt được kích thước nhất định thì bác sĩ sẽ khuyên bạn có thể quan hệ vợ chồng hoặc tiêm thuốc rụng trứng và chọc hút trứng để tiến hành thực hiện các biện pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc bơm tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung (IUI).
Thuốc kích trứng có an toàn không?
Thuốc kích trứng mang lại một số hiệu quả nhất định như: Giúp tăng khả năng thụ thai từ 20% lên đến 60%. Đồng thời, thuốc có tác dụng kích thích khá nhiều noãn phát triển chứ không chỉ một hoặc 2 noãn, nhờ đó mà khả năng thụ thai ở phụ nữ sẽ cao hơn.
Mặc dù thuốc kích trứng có công dụng là làm tăng khả năng sinh sản cho các chị em, tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng như:
1. Hội chứng quá kích buồng trứng
Hội chứng này xảy ra khi buồng trứng phản ứng quá mức với việc dùng thuốc kích thích rụng trứng, nhất là khi sử dụng thuốc Gonadotrophin. Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện như: Khó thở, chân tay phù nề, buồn nôn, trướng bụng, hình thành cục máu đông trong mạch máu (cục máu đông có thể gây tắc mạch dẫn đến tử vong).
Ngoài ra, quá kích buồng trứng còn có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và có khả năng gây ra các biến chứng không mong muốn như: Huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch, kể cả đột quỵ hoặc thiếu máu chi dưới.
2. Nguy cơ đa thai
Nguy cơ đa thai là một trong những điều không mong muốn mà các chị em có thể gặp phải. Bởi vì, trong quá trình kích trứng sẽ khiến cho số lượng trứng rụng tăng lên và nhiều hơn một. Do đó, khi tiến hành thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) thì nguy cơ mang đa thai như sinh đôi, sinh ba cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, việc mang đa thai còn khiến cho mẹ bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ cao như gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ hoặc sinh non. Việc sinh non không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ mà còn khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như: Rối loạn hô hấp, tiêu hóa hay thân nhiệt bất ổn.
3. Trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ dị tật bẩm sinh thường tăng mạnh khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng Clomiphene. Vì vậy, việc sử dụng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ thì bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ thai nhi không phải tiếp xúc với thuốc.
Đối với trường hợp tự ý dùng thuốc, nếu bạn lạm dụng hoặc dùng liên tục, không biết phải ngưng thuốc lúc nào thì sẽ khiến cho thai nhi hình thành trong điều kiện cơ thể bạn có Clomiphene. Do đó, trẻ sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.
4. Suy buồng trứng
Việc lạm dùng quá nhiều thuốc kích trứng cũng khiến cho các chị em phụ nữ đối diện với nguy cơ suy buồng trứng. Nếu để tình trạng này xảy ra thì chức năng buồng trứng sẽ ngừng hoạt động và kèm theo đó là chức năng sinh sản cũng như nuôi dưỡng trứng sẽ không thể thực hiện được.
Thuốc kích trứng có giá bao nhiêu?
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp cũng như liều lượng dùng thuốc kích trứng. Vì vậy, chi phí để thực hiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và do đó mỗi bệnh nhân sẽ có mức giá thực hiện khác nhau.
Tuy nhiên, theo bảng giá chung của các trung tâm hỗ trợ sinh sản thì chi phí thuốc kích trứng được thực hiện trong một chu kỳ sẽ dao động từ 20 – 30 triệu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc kích trứng. Bên cạnh áp dụng phương pháp này, các chị em cũng cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan và kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện việc dùng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để quá trình thực hiện đạt tỷ lệ cao và đảm bảo an toàn khi áp dụng.