[Cần lưu ý] Nguyên nhân và 3+ dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các dấu hiệu  chuyển phôi thất bại để có các biện pháp hỗ trợ và hướng điều trị cho phù hợp.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là giải pháp giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có được cơ hội có con. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ thành công nhưng cũng gặp không ít ca thất bại khi thực hiện.

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Thông thường, sau khi chuyển phôi vào tử cung của người mẹ, khoảng ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 thì các dấu hiệu thụ thai sẽ xuất hiện và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đối với trường hợp chuyển phôi thất bại sẽ có những hiện tượng như sau:

1. Ra máu âm đạo

Sau khi chuyển phôi từ 1 – 7 ngày, trên quần lót của bạn sẽ xuất hiện một vài vết máu hồng hồng thì đây được xem là dấu hiệu an toàn của chuyển phôi thành công. Hiện tượng này xuất hiện là do phôi phải tìm cách bám vào tử cung của người mẹ làm tổ và tìm mạch máu để nó phát triển, làm tác động vào niêm mạc gây chảy máu.

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại
Âm đạo có máu màu đỏ sẫm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển phôi thất bại

Tuy nhiên, nếu sau ngày thứ 2 – 3 sau khi chuyển phôi thấy xuất hiện máu ra nhiều, có màu nâu sẫm, không dứt và kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội thì đó là dấu hiệu cảnh báo mang thai thất bại. Vì phôi không bám vào thành nội mạc tử cung, không làm tổ và cơ thể người mẹ không tiết ra hormone khiến cho niêm mạc tử cung bị bong ra giống như khi đến kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, một số trường hợp chuyển phôi có tương thích với nội mạc tử cung nhưng do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý nên lớp nội mạc tử cung không đủ dày, làm cho môi trường không có điều kiện thuận lợi để thai nhi làm tổ. Khoảng ngày thứ 10 sau chuyển phôi thì phôi sẽ bị đẩy ra ngoài khiến bạn bị chảy máu nhiều hơn.

2. Không có các dấu hiệu mang thai

Sau khi chuyển phôi, nếu phôi thai bám thành công và làm tổ ở niêm mạc tử cung thì bạn sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Có cảm giác đau và nặng ở bụng dưới.
  • Thân nhiệt tăng nhanh và có cảm giác nóng trong người.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải do sự thay đổi hormone để thích nghi với bào thai mới trong cơ thể.
  • Ngực căng tức, kích thước vòng 1 có sự thay đổi.

Tuy nhiên, nếu bạn không có những biểu hiện mang thai như trên thì đây chính là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển phôi thất bại.

3. Kết quả xét nghiệm nồng độ beta HCG cho biết chuyển phôi thành công hoặc thất bại

Sau chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển xung quanh tử cung và tìm kiếm vị trí thuận lợi để làm tổ (thường từ 1 – 5 ngày). Từ 8 – 14 ngày, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu beta HCG ở mức trên 25 IU/l sẽ được xác định có thai.

Nhưng sau 2 ngày kết quả không tăng hoặc giảm thì cần được theo dõi thêm. Đối với trường hợp thai sinh hóa thì nồng độ beta HCG trở về âm tính ở mức dưới 5 IU/l. Có thể nói, xét nghiệm beta HCG dấu hiệu nhận biết thất bại sau chuyển phôi là chính xác nhất, nếu Bta HCG âm tính thì các chị em cũng nên chuẩn bị chuyển phôi trong thời gian tiếp theo.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

Chuyển phôi thất bại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, không chỉ bị tác động bởi yêu tố bên trong cơ thể của người mẹ mà còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài cũng như tâm lý. Việc chuyển phôi thất bại xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

1. Nguyên nhân chủ quan

  • Chất lượng tinh trùng: Ngay cả khi số lượng, độ linh hoạt và hình dạng tinh trùng bình thường thì tinh trùng vẫn có khả năng có những bất thường về DNA. Điều này xảy ra có thể là do cơ thể tiếp xúc với hóa chất hoặc lạm dụng chất kích thích gây tổn thương.
  • Chất lượng trứng: Trứng là yếu tố quan trọng nhất trong phân tích nguyên nhân thất bại IVF. Bởi trứng cung cấp phần lớn những cấu tạo cần thiết cho quá trình thụ tinh và phát triển của phôi. Nếu bạn có càng nhiều trứng trong một chu kỳ IVF thì khả năng thành công của bạn ngày càng cao.
  • Chất lượng phôi: Đối với phôi tốt thì sau 3 ngày sẽ phát triển ít nhất thành 6 – 7 tế bào, phôi không tốt có thể không phát triển ngay từ đầu hoặc ngừng phát triển sau một thời gian. Chất lượng phôi không chỉ bị chi phối bởi độ tuổi mà còn bị chi phối bởi lượng trứng và tinh trùng.
  • Tuổi tác: Đây cũng là nguyên nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng đến trứng. Vì số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm sau 30 tuổi và sẽ giảm nhanh sau 35 tuổi. Đến khoảng 40 tuổi thì chỉ còn 10% trứng là bình thường.
  • Quy trình thích thích và lấy trứng: Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thành công của chu kỳ IVF như sử dụng thuốc tránh thai trước kích thích, thời gian, liều lượng để kích thích cùng thời điểm tiêm hCG và kỹ thuật thu lấy trứng. Việc tiêm hCG sớm hay muộn cũng gây khó khăn khi thụ tinh tạo phôi hoặc phôi có chất lượng kém. Do đó, lựa chọn thời điểm thích hợp tiêm hCG là điều rất quan trọng.
  • Cách thức chuyển phôi: Cách thức này phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ. Bởi trước và sau quá trình chuyển phôi, bác sĩ sẽ siêu âm tử cung để xác định vị trí đặt phôi ưu tiên. Nếu niêm mạc tử cung lồi lõm không đều, mỏng hoặc yếu thì dùng thuốc để kích thích tái tạo mô. Chuyển phôi nhẹ nhàng và chính xác cần được thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương nội mạc tử cung.
Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại
Quá trình chuyển phôi thất bại ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Nguyên nhân chủ quan

  • Chế độ sinh hoạt trước và sau chuyển phôi chưa hợp lý: Chính vì điều này khiến cho tử cung của chị em quá dày hoặc quá mỏng, không có môi trường tương thích với phôi thai nên phôi thai dễ bị đẩy ra dẫn tới chảy máu âm đạo.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Trước và sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ sẽ rất yếu cũng với tâm lý hoang man, hồi hộp khiến cho thành tử cung không dày và phôi không thể bám vào làm tổ dẫn đến tử cung bị co bóp gây ảnh hưởng đến sự di chuyển của phôi.
  • Hoạt động mạnh: Sau khi chuyển phôi, nếu các chị em vận động mạnh, di chuyển lên xuống cầu thang hoặc đơn giản là không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyển phôi không thành công. Ngoài ra, quan hệ vợ chồng trước 1 ngày hoặc ngay sau khi chuyển phôi cũng sẽ có khả năng gây thất bại.

Sau chuyển phôi thất bại bao lâu ra kinh trở lại?

Khi áp dụng phương pháp IVF không thành công sẽ khiến cho nhiều chị em phụ nữ phải lo lắng và sốt ruột tìm hiểu ngay sau khi chuyển phôi thất bại thì khoảng bao lâu sẽ có kinh trở lại. Chỉ sau khi ngưng sử thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi từ 3 – 5 ngày thì bạn sẽ có kinh trở lại.

Việc bị ảnh hưởng do quá trình kích thích và trước khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi , người mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên có thể sẽ phải mất khoảng 1 – 3 tháng thì chu kỳ nguyệt mới dần ổn định và phần nội mạc tử cung sẽ trở về bình thường.

Do đó, sau một khoảng thời gian thì bạn mới có thể tiếp tục cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm để có thể thực hiện chuyển phôi cho lần tiếp theo.

Sau chuyển phôi lần 1 thất bại thì mất bao lâu để chuyển phôi lần 2?

Khi thực hiện chuyển phôi thất bại thì bạn có thể tiến hành thụ tinh ống nghiệm ở lần thứ 2 nếu như bạn vẫn còn phôi được trữ đông trong lần làm IVF kế tiếp này thì bạn sẽ không cần phải thực hiện công đoạn kích trứng và chọc hút trứng.

Sau quá trình chuẩn bị niêm mạc thì phôi được rã đông và chuyển vào tử cung. Trong trường hợp bạn không còn phôi được trữ đông thì quy trình IVF phải được thực hiện lại đúng 5 bước chuẩn.

Sau khi chuyển phôi lần đầu thất bại, nếu trong trường hợp sức khỏe và tâm lý của vợ chồng được chuẩn bị tốt cũng như đảm bảo được yếu tố an toàn thì quá trình chuyển phôi lần thứ 2 sẽ cách lần đầu là một chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với trường hợp sau khi kiểm tra sức khỏe nhưng chưa đạt yêu cầu thì phải cần có thời gian để điều trị bệnh lý. Khi chuyển phôi lần 1 thất bại thì không nên trì hoãn việc chuyển phôi lần 2 quá lâu. Quá trình này cần được tiến hành càng sớm càng tốt nếu như bạn đủ điều kiện về mặt tâm lý, sức khỏe và tài chính.

Còn với các chị em phụ nữ sau 35 tuổi mà khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng bị suy giảm khá nhiều nếu muốn thực hiện chuyển phôi lần 2 thì sẽ phải kiểm tra lại tình trạng sức khỏe, kinh tế và tâm lý. Việc này không nên trì hoãn quá lâu ì sẽ làm giảm khả năng thành công.

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại
Quá trình chuyển phôi lần thứ 2 sẽ cách lần đầu là một chu kỳ kinh nguyệt

Nên làm gì khi chuyển phôi thất bại?

Để tránh việc chuyển phôi thất bại, các chị em cần phải lưu ý và thay đổi một số phương án sau đây để quá trình thụ thai được thành công ở lần chuyển phôi tiếp theo:

  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng dễ tiêu hóa để tránh tình trạng gây áp lực cho dạ dày như táo bón, đau bụng, tiêu chảy. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến phôi thai, bởi khi phôi thai chưa bám vào thành tử cung của mẹ thì rất dễ bị trôi ra ngoài.
  • Đồ uống: Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn, gas và chất kích thích,… Bởi các thành phần có trong chất kích thích sẽ khiến cho dạ dày của chị em phải vận động và co bóp liên tục để tiêu hóa, gây ảnh hưởng không tốt đến nội mạc thành tử cung.
  • Vận động: Tránh vận động mạnh hoặc làm những công việc nặng nhọc vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của phôi thai. Do đó bạn nên chú ý vận động và đi lại nhẹ nhàng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Sau chuyển phôi thất bại, chị em nên thư giãn đầu óc, đảm bảo tinh thần luôn được thoải mái. Đồng thời, tập luyện các bài tập yoga nhẹ nhàng hoảng 30 – 60 phút/ ngày để cải thiện sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa được nguy cơ bị ho, sốt hoặc cảm cúm.

Chuyển phôi thất bại là điều không bố mẹ nào mong muốn, do đó bạn hãy kiên trì vì đa số những nguyên nhân đều có cách khắc phục. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như dấu hiệu chuyển phôi thất bại để có thể có thêm kinh nghiệm và kiến thức áp dụng cho lần chuyển phôi sắp tới được thành công.