[Tìm hiểu] Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bé. Tuy nhiên, xuất huyết dạ dày có mức độ nghiêm trọng nếu không được kiểm soát nhanh chóng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết dạ dày ở trẻ và những thông tin cần biết
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu chảy máu ở dạ dày, bệnh lý có thể khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính là do dạ dày bị tổn thương gây viêm loét, lâu dần dẫn đến giãn tĩnh mạch cửa.
1. Nguyên nhân
Xuất huyết dạ dày có thể là hệ quả của một số bệnh lý về đường tiêu hóa dưới đây:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Trẻ em từ 2 tuổi sẽ có nguy cơ đối mặt với các vấn đề dạ dày, bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các thống kê cho thấy số trường hợp trẻ mắc bệnh lý này thường thuộc nhóm máu O, nhiễm xoắn khuẩn HP, tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, khí hậu, yếu tố gia đình, lạm dụng thuốc không steroid, ba mẹ cho trẻ ăn dặm sớm,…
Các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Polyp dạ dày
Polyp dạ dày đặc trưng bởi các khối u nhỏ xuất hiện trong niêm mạc dạ dày, đa số những khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khối u bất thường phát triển và bị vỡ ra, tại vị trí Polyp bị vỡ có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết.
Theo các chuyên gia đầu ngành, số trường hợp gặp tình trạng xuất huyết ở đường ruột chiếm nhiều hơn ở dạ dày. Bên cạnh đó, tình trạng xuất huyết dạ dày thường khởi phát ở những trẻ từ 2 tuổi trở lên, rất ít trường hợp gặp ở trẻ sơ sinh.
2. Dấu hiệu nhận biết
Xuất huyết ở trẻ em nếu không nghiêm nghiêm trọng sẽ rất khó nhận biết các dấu hiệu đặc trưng, và ba mẹ có thể dễ nhầm lẫn với một số triệu chứng đường ruột.
Một số biểu hiện thông thường:
- Đau ngực
- Đau bụng
- Chán ăn
- Khó thở
- Chán ăn
Khi bệnh lý trở nên nghiêm trọng, bạn có thể quan sát thấy:
- Trẻ buồn nôn, nôn mửa có dịch màu nâu hoặc màu đen
- Đi đại tiện phân có màu đen
Khi nhận thấy các triệu chứng này, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành chẩn đoán, điều trị kịp thời. Bởi hiện tượng xuất huyết kéo dài sẽ khiến trẻ mất ngày càng nhiều và có thể gây tử vong.
Chẩn đoán xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:
- Xác định bệnh có phải xuất huyết dạ dày không
- Xác định hiện tượng xuất huyết đang diễn ra không
- Vị trí xuất hiện
Tiếp đến, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của người thân trong gia đình và của người bệnh. Vì bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ lây truyền từ ba mẹ sang con cái.
Kế đến, bác sĩ điều trị sẽ ước lượng lượng máu bị mất để thực hiện truyền máu cho trẻ, đồng thời thực hiện một số biện pháp cầm máu, điều trị từ căn nguyên gây xuất huyết dạ dày.
Các biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ
Truyền dịch và truyền máu
Đối với trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ có thể sẽ thực hiện truyền nước biển trước và sau đó sẽ truyền máu. Điều này sẽ giúp trẻ phục hồi thể trạng, sức khỏe, bên cạnh đó còn giúp lượng máu dần ổn định và tuần hoàn tốt hơn.
Trường hợp người bệnh bị suy giảm chức năng phổi, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông động mạch phổi nhằm hỗ trợ hô hấp diễn ra tốt hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý và chỉ định một số loại thuốc giúp giảm lượng máu tiết ra, có khả năng cầm máu và hạn chế hoạt động tiết axit dạ dày. Khi lượng axit trong dạ dày bị ức chế, trẻ sẽ cải thiện các triệu chứng đau rát, khó chịu tại khu vực bị viêm, loét.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ:
Thuốc chẹn H2: Thuốc đối kháng lại histamin tại thụ thể H2, có tác dụng giảm hoạt động tiết axit dạ dày. Một số loại thuốc chẹn H2 thường được chỉ định cho trẻ như Famotidine, Ranitidine, Nizatidine.
Thuốc ức chế bơm proton: Thuộc nhóm thuốc ức chế hoạt động tiết axit dịch vị trong môi trường dạ dày. Nhóm thuốc này được đánh giá khá lành tính, do đó có thể áp dụng điều trị trong thời gian ngắn với trẻ bị xuất huyết dạ dày.
Thuốc Octreotide: Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị xuất huyết do giãn tĩnh mạch, Octreotide có tác dụng làm co mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu tiết ra.
Việc sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý sử dụng thuốc cho trẻ vì có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn,m gây nguy hiểm đến tính mạng.
Can thiệp phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị được thực hiện sau khi các biện pháp trên không mang lại kết quả tích cực. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật với các trường hợp sau:
- Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Không có dấu hiệu cải thiện sau khi tiến hành truyền nước biển và truyền máu.
- Xuất huyết dạ dày có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần
- Tình trạng chảy máu kéo dài và lượng máu mất đi chiếm từ 50% lượng máu có trong cơ thể người bệnh
- Đối tượng từng có tiền sử xuất huyết dạ dày
Phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ tái phát
Bệnh xuất huyết dạ dày có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, do đó sau khi tiến hành điều trị ba mẹ có các biện pháp phòng ngừa tái phát cho trẻ. Cụ thể như:
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý ngưng điều trị, tăng giảm liều dùng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, thông báo với bác sĩ về tiền sử xuất huyết dạ dày của trẻ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Đồng thời ba mẹ cần theo sát quá trình điều trị, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Tránh cho trẻ dung nạp các thực phẩm bất lợi cho sức khỏe cũng như dạ dày như nước uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa gia vị cay nóng, thức ăn nhanh,…
- Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lề đường, thực phẩm sống,…
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh cho trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân với người lớn, cũng như hạn chế để người lớn hôn trẻ, món thức ăn,…
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.