Viêm đại tràng do Amip là gì? Và những thông tin về bệnh
Viêm đại tràng do Amip hay còn gọi là bệnh lỵ Amip là tình trạng Amip xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa xuống đại tràng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Amip là gì?
Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng là do nhiễm Amip. Đây là một dạng nguyên sinh động vật giống như tế bào, có khả năng di chuyển và định hướng được nhờ vào các chân giả.
Amip sống tự do ngoài môi trường và một phần rất ít ký sinh trong ruột già. Trong khoảng 6 – 7 loại Amip thì Entamoeba Histolytica là tác nhân chính gây nên bệnh viêm đại tràng.
Thông thường, Amip tồn tại dưới hai dạng: Dạng hoạt động và dạng kén. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc axit dạ dày Amip dạng hoạt động sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, Amip dạng kén có kết cấu 4 nhân, sinh sản gấp 4 lần loại thông thường, do đó khó tiêu diệt và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.
Amip đi vào cơ thể sẽ gây ra một số tổn thương đến ruột, gan, da, não,…Ban đầu khi bị nhiễm phải loại nguyên sinh động vật này, người bệnh sẽ không có triệu chứng nào rõ rệt. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới có thể nhận biết, lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Viêm đại tràng do Amip là gây ra như thế nào?
Amip xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng đi vào hệ thống tiêu hóa. Người hay có thói quen ăn đồ sống, ăn thức ăn không hợp vệ sinh,…sẽ dễ mắc phải chứng viêm đại tràng do Amip.
Kén khuẩn Amip sẽ đi từ miệng đến ruột non, sau đó phân hủy lớp bọc bên ngoài, hình thành 4 tế bào Amip hoạt động nhỏ. Chúng sẽ di chuyển tiếp tục và xâm nhập vào niêm mạc của ruột gây nên tình trạng viêm, di chuyển vào máu dẫn đến áp xe gan, thận, não,…
Tuy nhiên, các Amip nhỏ, yếu sẽ khó có thể phá vỡ lớp niêm mạc ruột và gây hại. Lúc này, chúng sẽ bị loại bỏ ra ngoài theo phân. Do đó, thông thường bệnh nhân sẽ được xét nghiệm phân tích mẫu phân khi khám đại tràng.
Bên cạnh đó, Amip chỉ sống và tồn tại trong thành ruột nếu bên trong có tổn thương và vết viêm sẵn trên niêm mạc. Qua thời gian sinh sản và phát triển, Amip tạo ra một lượng men protein lớn gây hoại tử niêm mạc ruột, dẫn đến viêm loét.
Nếu không được điều trị, dần dần các ổ viêm lan rộng gây ra tổn thương lớn trên đại tràng, kết hợp với các hại khuẩn ăn sâu vào lớp cơ khiến áp xe đại tràng, viêm phúc mạc, nguy hại tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu viêm đại tràng do Amip
Có hai cấp độ viêm đại tràng do Amip gây ra là cấp tính và mãn tính. Tùy theo mức độ mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:
Viêm đại tràng do Amip cấp tính
Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn phải kén Amip 2 – 6 tuần. Lúc này, các kén đã nở ra thành các Amip hoạt động, bệnh nhân sẽ thấy đau bụng dưới, tiêu chảy, đau vùng hố chậu phải thường xuyên.
Trường hợp bệnh diễn ra trong thời gian dài, các dấu hiệu cụ thể sẽ là:
- Trực tràng bị tổn thương khiến vùng hố chậu phải bị đau dữ dội.
- Người bệnh có cảm giác mót rặn đi đại tiện, tuy nhiên không thể đi dễ dàng như bình thường.
- Bụng dưới bị đau, sau đó cơn đau dần lan rộng ra vùng lưng sau.
- Khi bệnh toàn phát, người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày (10 – 15 lần), mót rặn và muốn đi vệ sinh không dứt.
- Phân lỏng, đôi khi chỉ ra máu và nhớt nhầy.
Người bị viêm đại tràng do Amip thường không bị sốt, dễ phân biệt với lỵ khuẩn là thường sốt cao nhiều ngày. Bệnh cấp tính có thể kéo dài trong vài ngày, có khi vài tuần tương thích với việc điều trị sớm hay muộn.
Người bệnh cũng nên lưu ý, viêm đại tràng do Amip dạng cấp tính vẫn có cơ hội tái nhiễm nếu không được chăm sóc tốt. Trường hợp ủ bệnh lâu ngày, nguy cơ dẫn đến mãn tính cao, khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng.
Viêm đại tràng do Amip mãn tính
Người bệnh bị nhiễm khuẩn Amip trong 4 – 6 tuần không được điều trị rất dễ khiến bệnh tiến triển nặng sang thể mãn tính. Lúc này, triệu chứng của bệnh gần như giảm nhẹ khiến người bệnh lầm tưởng đã hết bệnh. Tuy nhiên, đây là giai đoạn phát triển âm thầm cho những đợt tái phát nguy hiểm tiếp sau đó.
Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng do Amip
Người bệnh sẽ được tiến hành các xét nghiệm phân tích mẫu phân để xác định có nhiễm khuẩn Amip đại tràng hay không.
Bác sĩ sẽ soi mẫu phân của người bệnh trên kính hiển vi để phát hiện hại khuẩn. Chúng có kích thước từ 20 – 40 micron, di chuyển liên tục, bên trong có dịch hồng. Ngoài ra, mẫu xét nghiệm còn có thể lấy từ các ổ áp xe, vật phẩm sinh thiết. Kết quả thu được tương tự nhau.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể được nội soi trực tràng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không cho kết quả chính xác nếu người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng do Amip có nguy hiểm không?
Khi các tế bào Amip phát triển không kiểm soát sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Amip bắt đầu ăn hồng cầu, tiết ra chất nhầy gây viêm loét niêm mạc trầm trọng hơn. Các hệ lụy nguy hiểm có thể kể đến như:
- Thủng đại tràng dẫn đến viêm phúc mạc.
- Xuất huyết dạ dày, chảy máu trong.
- Trường hợp Amip di chuyển sang các cơ quan khác gây ảnh hưởng đến gan, phổi, não của người bệnh.
- Hình thành khối u hạt ở ruột.
Điều trị viêm đại tràng do Amip
Viêm đại tràng do Amip rất dễ tái phát và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng cho người bệnh. Chính vì thế, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và có biện pháp điều trị sớm.
Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng một số thuốc tân dược để loại bỏ Amip như:
Nhóm thuốc Imidazole
Đây là thuốc thường được dùng điều trị viêm đại tràng do Amip, các loại như Tinidazole, Metronidazole,…Công dụng:
- Khuyết tán sâu vào bên trong cơ thể người bệnh, gây ức chế và phá hủy tổng hợp AND của ký sinh trùng.
- Diệt kén Amip và Amip hoạt động thể đơn bào.
Tuy nhiên, thuốc cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh như nôn, chóng mặt, đau vùng thượng vị, bị nổi mề đay,…Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng loại thuốc này.
Nhóm thuốc Diiodohydroxyquinoline
Đây là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt Amip bên trong lòng ruột, nhưng chỉ phù hợp với dạng Amip kén và không có tác dụng ngoài ruột. Do đó, ngoài nhóm thuốc Diiodohydroxyquinoline bệnh nhân viêm đại tràng do Amip phải kết hợp thêm một số loại thuốc kháng Amip bên ngoài ruột nếu muốn điều trị tận gốc.
Một số trường hợp chống chỉ định với thuốc:Phụ nữ có thai, trẻ em còn bú, người bị cường giáp, mắc bệnh về ruột, người không dung nạp được iod.
Ngoài sử dụng thuốc tân dược, người bệnh viêm đại tràng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn:
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn những thực phẩm sống như rau sống, cá hồi,…nếu cơ địa là người dễ mẫn cảm.
- Rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ.
- Uống đủ nước mỗi ngày, không uống nước đá, không ăn thực phẩm ở địa điểm không vệ sinh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Xây dựng thói quen ăn sạch, có thời gian tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nên lựa chọn thực phẩm không nhiễm chất độc hóa học, không phân bón bằng phân tươi vì chứa nhiều hại khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho đường ruột.
Viêm đại tràng do Amip cần được điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng không mong muốn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.