Viêm đại tràng cấp tính: Triệu chứng nhận biết và điều trị
Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý về hệ thống tiêu hóa. Bệnh gây ra những cơn đau bụng đột ngột, tiêu chảy,…cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời, viêm đại tràng cấp có thể ảnh hưởng đến tim, nguy hiểm tính mạng người bệnh.
Viêm đại tràng cấp tính là gì?
Viêm đại tràng là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm, tổn thương khu trú hoặc diện rộng trên niêm mạc đại tràng. Khi các triệu chứng của bệnh bùng lên đột ngột trong khoảng thời gian ngắn sẽ gây ra chứng viêm đại tràng cấp tính.
Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm đại tràng cấp tính có thể chuyển sang mãn tính, khó điều trị và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp viêm đại tràng cấp tính đã ở giai đoạn nghiêm trọng, người mắc bệnh sẽ có một số dấu hiệu như tăng nhu động ruột, chảy máu trực tràng lớn, rối loạn nhịp tim. Nguy cơ tử vong nếu rơi vào tình trạng này lên đến 24%.
Chính vì thế, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe khi thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh còn ở thể nhẹ có thể điều trị và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cấp tính
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng cấp tính, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề ăn uống khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trực tràng thông qua đường miệng. Dưới đây là một số nguyên do cơ bản:
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hình thành bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng bám vào thức ăn, thông qua con đường ăn uống gây hại cho cơ thể. Thông thường, có thể nhận biết ngộ độc sau 12 giờ – 72 giờ.
Tuy nhiên, một số trường hợp phải mất thời gian khá dài thì mới có triệu chứng rõ ràng. Ngộ độc thực phẩm có thể do ký sinh trùng hay do vi khuẩn Hp gây ra, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Thực phẩm thiếu vệ sinh
Ăn thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, chứa chất độc hại,…là nguyên nhân gây nên chứng viêm đại tràng cấp tính. Bởi, những loại thực phẩm này là nơi ẩn nấp của một số sinh vật gây hại mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Khi chúng vào đại tràng, các dị nguyên có điều kiện phát triển, gây hại cho cơ quan tiêu hóa. Người bệnh có những cơn đau đột ngột, kèm theo đó là tình trạng đi ngoài thường xuyên, phân lỏng, đôi khi có màu lạ.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Người đang sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị bệnh có nguy cơ bị viêm đại tràng cấp tính. Nguyên do là vì các loại thuốc này vô tình gây ra tác dụng phụ tiêu diệt các hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa.
Chính vì thế, một số vi khuẩn sẽ có điều kiện gia tăng số lượng, đặc biệt là vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Xạ trị
Người bệnh đang thực hiện các biện pháp như hóa trị, xạ trị để điều trị bệnh cũng dễ bị viêm đại tràng cấp. Thông qua bức xạ, hệ vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng hại khuẩn gia tăng, gây nguy hại cho đại tràng.
Thiếu máu
Máu ở động mạch bụng vì một số vấn đề hoặc bệnh lý trở nên khó đông hơn. Vô tình, điều này khiến cho các cơn đau dạ dày nghiêm trọng và xảy ra đột ngột. Lượng máu cung cấp cho thành ruột lúc này cũng bị cản trở khiến cho chất nhầy máu tích tụ, dần dần hình thành viêm đại tràng cấp tính.
Tắc nghẽn đại tràng
Đại tràng bị tắc nghẽn do tình trạng táo bón lâu ngày hay túi thừa bị viêm nhiễm kéo theo đại tràng bị viêm cấp.
Vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn, virus xâm nhập hoặc có sẵn trong đại tràng phát triển số lượng lớn, gây hại cho đại tràng như: vi khuẩn Shigella, Escherichia coli, Campylobacter, Salmonella, Clostridium difficile, virus Rota,…
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, một số bệnh nhân bị viêm đại tràng – trực tràng bị chảy máu nghiêm trọng mà bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể phỏng đoán yếu tố gây nên tình trạng này có thể do bệnh tự miễn hoặc viêm đại tràng cấp tính gây ra.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính
Hệ thống vi sinh trong trực tràng của người khỏe mạnh luôn được giữ ở mức cân bằng, tức là hại khuẩn và lợi khuẩn có số lượng như nhau. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị một số dị nguyên bên ngoài tấn công vào đại tràng, kết hợp với các hại khuẩn có sẵn trong cơ thể sẽ khiến cho hệ thống vi sinh xáo trộn.
Điều này dẫn đến tình trạng viêm đại tràng cấp tính. Thông thường, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau dạ dày kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm báo hiệu bệnh viêm đại tràng cấp tính như:
- Sốt cao trên 38,5 độ C.
- Tiêu chảy ra phân có lẫn máu, một số trường hợp khó đi đại tiện nhưng không phổ biến.
- Đau dạ dày dữ dội, thắt bụng dưới hoặc đau toàn bộ ổ bụng.
- Đôi khi bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, người thường xuyên mệt mỏi.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính
Bên cạnh đó, triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh:
- Viêm đại tràng cấp tính do amip: Người bệnh sẽ bị đau quặn bụng từng cơn, đi đại tiện liên tục nhưng ra phân ít, kèm theo máu và chất nhầy.
- Viêm đại tràng cấp do vi khuẩn: Người bệnh sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu và chất nhầy, đại tiện liên tục trong ngày.
- Viêm đại tràng cấp do Shigella Shiga: Người bệnh không thể kiểm soát được vấn đề đại tiện trong ngày, phân chảy thành dòng, cơ thể mất nước và chất điện giải, trụy tim, ngất xỉu. Trường hợp này cần được cấp cứu ngay vì rất nguy hại đến tính mạng.
Các triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính thường xảy ra đột ngột, nhanh chóng, cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc.
Viêm đại tràng cấp tính có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng cấp tính nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khắc phục. Trường hợp viêm do nhiễm khuẩn amip lâu ngày không điều trị dẫn đến viêm đại tràng cấp mãn tính, nguy cơ suy tim và tử vong cao.
Bên cạnh đó, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như viêm gan, nhiễm trùng gan,…Nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn lỵ còn dẫn đến viêm loét hoặc thủng đại tràng, nhiễm trùng máu nguy hiểm.
Ngoài ra, tình trạng viêm đại tràng cấp nếu diễn tiến trầm trọng có thể gây ra hiện tượng lao ruột. Người bệnh có nguy cơ bị tắc ruột, viêm phúc mạc, thủng ruột,…thậm chí là tử vong.
Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cấp tính
Các bác sĩ sẽ dựa vào lịch sử bệnh lý, triệu chứng mà người bệnh mắc phải để đưa ra chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cấp tính. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ xem xét thực phẩm, thuốc kháng sinh mà người bệnh nạp vào cơ thể để tiến hành chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị.
Các xét nghiệm kiểm tra chi tiết cũng sẽ được tiến hành song song:
- Xét nghiệm máu: Thông qua phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ nhận định được số lượng các tế bào bạch cầu của người bệnh, kiểm tra tỷ lệ lắng hồng cầu và mức độ protein C bên trong hệ thống tiêu hóa để tìm nguyên do gây bệnh.
- Xét nghiệm phân: Bằng cách này, bác sĩ sẽ phát hiện được có vi khuẩn hay ký sinh trùng bên trong hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân hay không, cũng như xác định trong phân có máu không, người bệnh có bị xuất huyết dạ dày không.
- Kiểm tra dạ dày: Nếu người bệnh có biểu hiện đầy hơi hoặc một bên dạ dày bị mềm thì đây có thể là dấu hiệu của chứng viêm đại tràng cấp tính.
- Chụp X – quang: Biện pháp này có thể kiểm tra được tình trạng tắc nghẽn bên trong hệ thống tiêu hóa và đại tràng của người bệnh, thông qua hình ảnh X – quang ổ bụng.
- Sinh thiết: Các bác sĩ thực hiện lấy một mô tế bào trong niêm mạc đại tràng để tiến hành xét nghiệm. Không chỉ xác định được tình trạng viêm mà còn chẩn đoán được dấu hiệu của ung thư đại tràng.
Cách điều trị bệnh viêm đại tràng cấp tính
Hiện nay, việc điều trị viêm đại tràng cấp tính phần lớn là sử dụng thuốc tân dược. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc phù hợp:
Viêm đại tràng cấp tính thể nhẹ
Một số thuốc được sử dụng với trường hợp viêm đại tràng cấp nhẹ:
- Thuốc giảm đau: Papaverin, trimebutine, phloroglucinol được dùng giúp bệnh nhân khắc phục nhanh tình trạng đau quặn bụng.
- Thuốc tiêu chảy, táo bón: Actapulgite, smecta, actapulgite,…là thuốc giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tiêu chảy, táo bón, cải thiện hệ thống tiêu hóa.
- Thuốc kháng khuẩn, chống viêm: Ciprofloxacin, berberin, metronidazol,…tiêu diệt hại khuẩn gây viêm đại tràng cấp, đồng thời thuốc còn giúp ổn định tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm đau hiệu quả.
Người bệnh ngoài uống thuốc điều trị cần cung cấp đủ nước hàng ngày để bù lại lượng nước và chất điện giải bị mất do triệu chứng của bệnh gây ra. Bên cạnh đó, nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái giúp bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.
Viêm đại tràng cấp tính thể nặng
Tình trạng viêm đại tràng cấp tính diễn tiến nặng khiến cơ thể người bệnh mất nước, mất chất điện giải nghiêm trọng dễ dẫn đến trụy tim. Chính vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị sớm.
Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị dựa trên mức độ bệnh lý của mỗi người:
- Corticosteroid: Thông thường, người bệnh nặng sẽ được tiêm thuốc qua tĩnh mạch trong 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Trường hợp khác, bệnh nhân có thể sử dụng corticosteroid bằng đường uống những phải theo chỉ định của bác sĩ.
- Ciclosporin: Đây là chất có tác dụng ức chế calcineurin nếu trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng corticosteroid. Ciclosporin sẽ được tiêm vào cơ thể để phục hồi các triệu chứng do viêm đại tràng cấp gây ra, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh.
- Infliximab: Một kháng thể đơn dòng, có tác dụng điều trị các vết loét do viêm đại tràng cấp tính tiến triển nặng gây ra.
- Tacrolimus: Đây cũng là chất có tác dụng ức chế calcineurin, được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm loét đại tràng nghiêm trọng. Tacrolimus được tiêm vào tĩnh mạch, tuy nhiên vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến thận, chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết.
- Phẫu thuật: Biện pháp được áp dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng không thể điều trị bằng các biện pháp nội khoa thông thường. Phẫu thuật sẽ có nhiều rủi ro hơn và có thể xảy ra biến chứng cho người bệnh.
Nếu bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính do xạ trị, hóa trị sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện cắt bỏ phần đại tràng, giúp hạn chế thấp nhất những nguy cơ cho bệnh nhân.
Phòng ngừa viêm đại tràng cấp tính
Như trên đã đề cập đến mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng cấp tính nếu không điều trị kịp thời, bạn đọc nên chủ động phòng tránh để không xảy ra những rủi ro đáng tiếc cho cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế ăn thức ăn sống, thức ăn nguội lạnh, thực phẩm không rõ nguồn gốc,…Nên ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, lựa chọn địa điểm ăn uống hợp vệ sinh.
- Hạn chế uống nước đá nếu nhận thấy nguồn nước không đảm, không uống sữa bò chưa tiệt trùng.
- Không nên ăn những thực ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Không tự ý mua, sử dụng thuốc tây, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của người có chuyên môn.
Viêm đại tràng cấp tính nếu phát hiện sớm có thể điều trị khắc phục. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ khó điều trị và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, khi thấy cơ thể có những bất ổn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.