[Chia sẻ]: Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp bấm huyệt

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y. Liệu pháp này tận dụng lực từ bàn tay nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ trệ khí huyết ở tĩnh mạch trực tràng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Tuy nhiên, bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ nên cần phối hợp đồng thời với chế độ chăm sóc và các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt
Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt có hiệu quả không?

Bấm huyệt có chữa được bệnh trĩ không?

Bấm huyệt là kỹ thuật chữa bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Biện pháp này tận dụng lực từ bàn tay, cổ tay và ngón tay nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giải phóng kinh lạc ứ trệ. Thông thường, xoa bóp bấm huyệt được áp dụng để giảm đau nhức xương khớp, cải thiện khả năng vận động, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

Ngoài ra, liệu pháp này còn được tận dụng để điều trị chứng lòi dom (bệnh trĩ). Bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị đèn nén lâu ngày dẫn đến hiện tượng suy yếu, phình giãn và ứ huyết. Theo thời gian, lượng máu ứ đọng tại tĩnh mạch tăng dần và tạo thành cấu trúc có dạng búi (còn được gọi là búi trĩ).

Theo quan niệm của y học cổ truyền, lòi dom sinh ra do hành khí ở giang môn trực tràng bất thông khiến cơ nhục suy yếu mà sinh ra huyết ứ. Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc, y học cổ truyền còn áp dụng liệu pháp bấm huyệt để thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm huyết ứ ở tĩnh mạch trực tràng và làm co búi trĩ.

chữa bệnh trĩ bằng cách bấm huyệt
Day ấn huyệt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ làm co búi trĩ

Ngoài ra, tác động từ liệu pháp này còn giúp điều hòa tuần hoàn máu ở vùng bụng dưới, ổn định hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón, đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém.

Mặc dù có thể hỗ trợ quá trình điều trị nhưng xoa bóp bấm huyệt không thể tác động sâu đến tĩnh mạch suy yếu. Chính vì vậy, hiệu quả của phương pháp này đem lại tương đối hạn chế và không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc.

Để kiểm soát triệu chứng hoàn toàn và ngăn chặn tiến triển của bệnh, cần phối hợp xoa bóp bấm huyệt với sử dụng thuốc và xây dựng lối sống khoa học. Lạm dụng mẹo chữa này có thể khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu và phát triển sang các giai đoạn nặng.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ đơn giản

Trên cơ thể có hàng trăm huyệt vị, mỗi huyệt vị giữ vai trò và chức năng khác nhau. Vì vậy khi điều trị bệnh trĩ, cần xác định mức độ bệnh lý để tác động vào những huyệt vị phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Dưới đây là cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ theo từng mức độ cụ thể:

1. Bấm huyệt trị bệnh trĩ có mức độ nhẹ

Bệnh trĩ có mức độ nhẹ thường chỉ gây đi ngoài ra máu, hậu môn sưng nóng, đau, ngứa ngáy nhẹ và chưa có hiện tượng sa búi trĩ. Để cải thiện các triệu chứng này, cần tác động vào những huyệt vị sau:

– Huyệt Bách Hội:

Huyệt Bách Hội nằm ở chính giữa đỉnh đầu. Huyệt vị này có tác dụng định thần, thăng dương, tức phong, khai khiếu, thanh thần chí, tiềm can dương và cử dương khí bị hạ hãm. Tác động vào huyệt Bách Hội có tác dụng trị bệnh trĩ, mất ngủ, tai ù, hoa mắt, lạnh người và đau nhức đỉnh đầu.

Bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt Bách Hội có tác dụng định thần, thăng dương, thanh thần chí, tiềm can dương,…

Huyệt vị này nằm ở vị trí nhạy cảm nên khi bấm huyệt cần dùng lực vừa phải. Dùng lực quá mạnh có thể gây bầm tím da và tổn thương mạch máu, dây thần kinh.

– Huyệt Trường Cường:

Huyệt Trường Cường nằm ở chỗ lõm phía sau hậu môn và trước đầu xương cụt khoảng 0.3 thốn. Để xác định chính xác huyệt vị, nên quỳ gối và cúi gập người để lộ rõ chỗ lõm ngay giữa xương cụt và hậu môn. Huyệt vị này có tác dụng điều trường phủ, thông mạch và thường được dùng để chủ trị chứng lòi dom, đau cột sống, tiểu tiện khó và đi tiêu ra máu.

Khi day ấn huyệt, nên cắt ngắn móng tay để tránh xây xước huyệt Trường Cường vì vùng da của huyệt vị này tương đối mỏng và nhạy cảm.

– Huyệt Tiểu Trường Du:

Tiểu Trường Du nằm bên dưới đốt xương thiêng 1 đo ngang ra khoảng 1.5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng hóa ứ trệ, lợi thấp và thanh nhiệt. Day ấn huyệt giúp giảm thấp nhiệt tích tụ ở trực tràng, thúc đẩy máu huyết lưu thông và giảm kích thước búi trĩ.

– Huyệt Thừa Sơn:

Huyệt Thừa Sơn là huyệt vị nằm giữa đường nối giữa gót chân và huyệt Ủy Trung. Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi và nằm dưới huyệt Ủy Trung 8 thốn.

Day ấn huyệt vị này có tác dụng lương huyết, thư cân lạc và điều phủ khí. Tác động vào huyệt Thừa Sơn có thể trị bệnh trĩ, sa trực tràng, chi dưới liệt và bắp chân co rút.

– Huyệt Túc Tam Lý:

Huyệt Túc Tam Lý (Hạ Lăng, Quỷ Tà) nằm ngay dưới mặt ngoài đầu gối khoảng 3 thốn. Huyệt vị này có tác dụng thông kinh lạc – khí huyết, khu phong hóa thấp, điều trung khí, phù chính bồi nguyên và lý Tỳ Vị.

Day ấn huyệt từ 1 – 3 phút giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ đẩy huyết ứ ở trực tràng, thu nhỏ kích thước búi trĩ và giảm táo bón.

– Huyệt Hợp Cốc:

Huyệt Hợp Cốc có khả năng chữa trị nhiều bệnh lý thường gặp. Huyệt nằm ở mu bàn tay, ngay giữa vị trí của xương ngón trỏ. Với tác dụng thông giáng trường vị, giải nhiệt, trấn thống và khu phong, day ấn vào huyệt vị này giúp giảm đau rát hậu môn, cải thiện nhu động đường ruột và giảm kích thước búi trĩ.

Tuy nhiên huyệt Hợp Cốc có tác dụng co bóp tử cung nên không được châm cứu hay day ấn huyệt khi đang mang thai.

– Huyệt Tam Âm Giao:

Huyệt Tam Âm Giao nằm mặt trong của cẳng chân, đo từ đỉnh cao nhất của mắt cá chân lên 3 thốn. Huyệt vị này có tác dụng ích thận, sơ can, điều huyết, hóa thấp, thông khí trệ, kiện tỳ và bổ âm. Bấm huyệt Tam Âm Giao có tác dụng điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón, đau bụng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

– Huyệt Thứ Liêu:

Huyệt Thứ Liêu nằm ngay lỗ xương thiêng 2. Huyệt vị này có tác dụng trị đau nhức vùng thắt lưng và các chứng bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng. Nếu day ấn vào huyệt Thứ Liêu thấy đau, nữ giới có thể đang mang thai/ hành kinh và nam giới có thể bị viêm tuyến tiền liệt.

2. Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ có sa búi trĩ

Trong trường hợp búi trĩ đã sa ra bên ngoài (bệnh trĩ từ giai đoạn 2 trở đi), có thể day ấn thêm vào các huyệt vị sau:

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt
Trong trường hợp có sa búi trĩ, nên day ấn thêm huyệt Khí Hải, Thượng Cư Hư và Quan Nguyên

– Huyệt Khí Hải:

Huyệt Khí Hải nằm dưới gai đốt sống thắt lưng thứ 3 đo ngang ra khoảng 1.5 thốn. Day ấn huyệt vị này có tác dụng điều khí huyết giúp đẩy huyết ứ ở tĩnh mạch trực tràng, giảm đi ngoài ra máu và hỗ trợ làm co búi trĩ. Ngoài ra, huyệt Khí Hải còn có tác dụng trị đau nhức vùng thắt lưng và các chứng bệnh xuất huyết khác.

– Huyệt Quan Nguyên:

Huyệt Quan Nguyên nằm dưới gai đốt sống thắt lưng 5 đo ngang 1.5 thốn. Huyệt có tác dụng hóa thấp trệ và lý hạ tiêu. Bấm huyệt vị này giúp trị tiêu chảy mãn tính, giảm áp lực lên búi trĩ trong quá trình đi tiêu, cầm máu và hỗ trợ làm co búi trĩ.

– Huyệt Thượng Cư Hư:

Trong trường hợp búi trĩ chảy nước vàng hoặc chảy mủ, hậu môn đau và khó chịu khi ngồi, nằm, có thể day ấn huyệt Thượng Cư Hư. Huyệt nằm dưới mắt gối ngoài đo xuống khoảng 6 thốn. Huyệt vị này có tác dụng điều khí, tiêu trệ, thanh thấp nhiệt, lý Trường và hòa Vị. Day ấn huyệt có tác dụng trị tiêu chảy, đau bụng và chứng lòi dom.

Để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện, cần xác định đúng huyệt vị. Vì vậy nên tìm gặp thầy thuốc để được hướng dẫn cách xác định các huyệt vị có khả năng chữa bệnh trĩ. Day ấn sai huyệt có thể làm giảm hiệu quả trấn thống (giảm đau), cầm máu và làm co búi trĩ.

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp bấm huyệt

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp bấm huyệt có cách thực hiện khá đơn giản, tương đối an toàn và ít xảy ra hiện tượng phụ thuộc như sử dụng thuốc.

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt
Phụ nữ mang thai nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt

Tuy nhiên để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi thực hiện, nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Bấm huyệt chữa bệnh trĩ là phương pháp hỗ trợ, chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và hầu như không tác động sâu đến tĩnh mạch phình giãn. Vì vậy nên phối hợp đồng thời với bài thuốc uống, ngâm rửa, thuốc bôi/ đặt và lối sống khoa học.
  • Khi bấm huyệt, nên cắt ngắn móng tay và vệ sinh sạch sẽ với xà phòng. Đồng thời khi ấn, nên để ngón tay thẳng tạo thành 1 góc 90 độ so với huyệt vị và cần điều chỉnh lực vừa phải nhằm hạn chế tình trạng đau nhức, bầm tím.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có vấn đề về tim, tâm lý bất ổn,… nên tham vấn y khoa trước khi bấm huyệt.
  • Tránh xoa bóp bấm huyệt khi cơ thể suy nhược, đuối sức, ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Đồng thời không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích trước và sau khi day ấn huyệt vị.
  • Không nên bấm các huyệt vị có vết thương hở, viêm nhiễm, mụn nhọt hoặc đang gặp các vấn đề da liễu như viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,… Tác động cơ học có thể khiến tổn thương da lan rộng, tăng nguy cơ bội nhiễm và tiến triển nặng hơn.
  • Liệu pháp bấm huyệt không tác động sâu đến huyệt vị nên thường cho kết quả khá hạn chế. Để tăng hiệu quả điều trị, có thể tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để thực hiện châm cứu.
  • Trong trường hợp bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, nên cân nhắc can thiệp các thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Nếu để kéo dài, búi trĩ sa lâu ngày có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu cơ thắt hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp bấm huyệt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm lưu lượng máu ứ trệ ở tĩnh mạch trực tràng và cải thiện các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ,… Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ nên cần phối hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn, phẫu thuật và thay đổi lối sống.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm? Cách xử lý, ngăn ngừa