Chia sẻ 6+ cách dùng cây khôi chữa bệnh dạ dày và lưu ý
Sử dụng cây khôi chữa bệnh dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng nhằm giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra như ợ hơi, tức ngực, đầy bụng,… Tuy nhiên, người bệnh cần phải áp dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Vì sao cây khôi chữa bệnh dạ dày hiệu quả?
Cây khôi (còn gọi là khôi nhung, khôi tía), có tên khoa học là Ardisia silvestris. Đây là loại cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi miền Trung và phía Bắc, nhất là các tỉnh Quảng Trị, Lào Cai, Thừa Thiên Huế,… Nhiều người trong dân gian đã sử dụng cây khôi để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như khó tiêu, chướng bụng, tức ngực, khó thở, đau rát thượng vị,… Hiện tại, phương pháp này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong lá cây khôi có chứa một lượng lớn thành phần Tanin và Glucosid. Đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, làm lành vết sẹo, vết loét do các bệnh dạ dày gây ra như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,… Đồng thời, hạn chế tình trạng gia tăng dịch tiết axit có trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Theo Đông y, cây khôi có tính hàn, vị chua. Đây là loại thảo dược có tác dụng giảm can khí uất, bình can. Cây khôi được xem là vị thuốc giúp chữa trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, giảm đau rát, nóng ở vùng thượng vị, kích thích da non và kiểm soát vết loét dạ dày. Nếu kết hợp lá khôi với một số nguyên liệu khác như nghệ vàng, phục linh, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, ý dĩ, sa nhân, cam thảo…, người bệnh sẽ có được phương pháp chữa trị bệnh dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước ép lá khôi còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây phá hủy niêm mạc dạ dày, khiến bệnh nhân mắc bệnh đường ruột. Người bệnh sẽ ăn uống ngon hơn và ngủ sâu hơn với phương pháp sử dụng cây khôi chữa bệnh dạ dày. Bệnh nhân nên áp dụng đúng cách để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng và tránh các biến chứng phức tạp do bệnh dạ dày gây ra.
Cách dùng cây khôi chữa bệnh dạ dày
Một số bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày,… nếu không được tiến hành điều trị kịp thời sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư nửa mô dạ dày, loét xuyên thấu dính dạ dày, hẹp môn vị,… Bệnh nhân có thể sử dụng cây khôi chữa bệnh dạ dày theo một số cách được hướng dẫn dưới đây.
1. Nước uống cây khôi
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có khoảng 80% bệnh nhân sử dụng nước uống cây khôi có thể kiểm soát được các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng, tức ngực,… do bệnh dạ dày gây ra. Sau khi áp dụng trong khoảng 1 tháng, bệnh nhân sẽ giảm nhanh các biểu hiện của bệnh dạ dày và hạn chế được tình trạng trào ngược axit lên thực quản.
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá khôi tươi (20g) hoặc lá khôi khô (10g)
- Nước lọc
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem lá khôi tươi rửa sạch và để ráo nước
- Cho nguyên liệu này vào ấm để nấu nước uống như nấu nước trà hàng ngày
- Sau khi đun khoảng 20 phút, bệnh nhân tắt bếp và để nước nguội dần.
- Người bệnh dạ dày sử dụng nước lá khôi uống vào buổi sáng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
2. Kết hợp lá khôi với nguyên liệu khác
Ngoài cách sử dụng lá khôi tươi, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể sử dụng lá khôi kết hợp với những loại thảo dược khác để kiểm soát triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc, người bệnh có thể tham khảo để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình.
# Bài thuốc 1
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá khôi (10g)
- Bồ công anh (12g)
- Nhân trần (12g)
- Lá khổ sâm (13g)
- Chút chít (10g)
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị phơi khô dưới nắng
- Sau đó, người bệnh tán chúng thành bột nhuyễn.
- Mỗi ngày, bệnh nhân sử dụng 30 g bột để pha với nước sôi để nguội và uống.
- Với bài thuốc này, bệnh nhân sẽ kiểm soát được bệnh viêm loét dạ dày tá tráng, trào ngược dạ dày, khó tiêu,…
# Bài thuốc 2
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá khôi (20g)
- Khổ sâm (16g)
- Cam thảo nam (16g)
- Hậu phác (8g)
- Bồ công anh (20g)
- Uất kim (8g)
- Hương phụ (8g)
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị được trộn chung với nhau
- Sau đó, người bệnh cho nguyên liệu vào trong ấm và sắc lấy nước uống
- Bệnh nhân dùng nước này uống trong khoảng 1 tháng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
# Bài thuốc 3
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá khôi (25g)
- Mẫu lệ (20g)
- Ô tặc cốt (15g)
- Thảo quyết minh (20g)
+ Cách thực hiện như sau:
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn phơi khô
- Sau đó, người bệnh tiến hành sao vàng các nguyên liệu này rồi tán thành bột mịn.
- Mỗi lần, bệnh nhân sẽ uống một muỗng cà phê và uống 3 – 4 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Lưu ý khi dùng cây khôi chữa bệnh dạ dày
Dạ dày là bệnh lý rất dễ tái phát nếu không có cách chữa trị và kiểm soát thích hợp. Hiện nay, phương pháp sử dụng cây khôi chữa bệnh dạ dày được rất nhiều người áp dụng bởi những tác dụng vượt trội của nó. Tuy nhiên, khi thực hiện cách chữa trị này, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Lựa chọn cây khôi có lá không bị sâu bệnh
- Rửa lá khôi khô và tươi sạch sẽ trước khi sử dụng
- Không phải người bệnh dạ dày nào cũng thích hợp với phương pháp chữa trị trên. Do đó, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Uống nước lá khôi kiên trì, tránh ngắt quãng không đạt hiệu quả như mong muốn và mất nhiều thời gian điều trị bệnh.
- Cách dùng cây khôi chữa bệnh dạ dày chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và khởi phát, không thích hợp với người bệnh nặng.
- Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ trong suốt quá trình điều trị bệnh
- Bệnh nhân nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, không được ăn đồ ăn quá cứng
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ các loại thịt cá, trái cây tươi,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp đào thải các độc tố trong cơ thể
- Ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức hoặc mang vác nặng
- Không nên lo lắng, căng thẳng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì
- Kê cao gối ở đầu giường khi ngủ để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày
- Lựa chọn các bài tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh biết được cách dùng cây khôi chữa bệnh dạ dày. Mặc dù phương pháp chữa trị này rất phổ biến nhưng bệnh nhân không được áp dụng tùy tiện. Tốt nhất, khi mắc các bệnh lý dạ dày, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được tự ý mua thuốc uống, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.