10+ Loại thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày. Thuốc có tác dụng cân bằng độ axit và nâng độ pH trong dạ dày lên bằng 4. Bài viết tổng hợp các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt thường được sử dụng hiện nay.

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng
Các thuốc giảm tiết axit dạ dày hiện nay được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược và viêm dạ dày

Hẹp môn vị, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc thậm chí là ung thư đều xuất phát từ tình trạng tăng tiết axit dạ dày. Vì thế để phòng tránh và điều trị những căn bệnh trên, nhóm thuốc giảm tiết axit thường được đưa vào sử dụng để tạo điều kiện thuận giúp tái tạo niêm mạc dạ dày. Từ đó giúp làm lành những tổn thương viêm nhiễm tại đây.

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt

Những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày được đề cập dưới đây thường được chỉ định sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn. Thuốc dùng độc lập hoặc kết hợp cùng một số loại thuốc khác. Người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả. 

Ranitidine (Zantac)

Thuốc hạ axit dạ dày Ranitidine là thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn H2. Ranitidine chủ yếu được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh như trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày do tăng tiết axit. Bên cạnh đó, thuốc Ranitidine còn được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng…

Người bệnh nên thường xuyên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng của thuốc so với quy định. Bạn cũng không được tự ý dừng sử dụng thuốc nếu bệnh vẫn được chữa khỏi hoàn toàn.

thuốc giảm axit dạ dày
Ranitidine Zantac là thuốc giảm axit dạ dày của Mỹ được sử dụng dưới dạng không kê đơn

Những phản ứng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Ranitidine là tình trạng chóng mặt, nổi ban đỏ, tiêu chảy… Đồng thời, Ranitidine khi được sử dụng lâu dài, liều dùng lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan, làm giảm bạch cầu,… Ngoài ra trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nhận thấy bất thường thì nên ngưng sử dụng ngay và tiếp tục theo dõi để can thiệp kịp thời.

Thuốc Ranitidine có thể sử dụng điều trị các triệu chứng đau dạ dày tạm thời mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc điều trị bệnh an toàn thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì và đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo điều trị đạt kết quả an toàn.

Nizatidine

Nizatidine thuộc nhóm thuốc kháng H2. Thuốc hoạt động bằng cách tiết giảm lượng axit trong dạ dày và từ đó giúp khắc phục các triệu chứng xảy ra khi tăng lượng axit dạ dày dư  thừa.

Nizatidine cũng được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn dạ dày và thực quản và chứng trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Khi lượng axit dạ dày được kiểm soát, đồng thời bạn sẽ nhận thấy tình trạng đau dạ dày, ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn và ho dai dẳng cải thiện nhanh chóng.

Sử dụng Nizatidine theo liều dùng được chỉ định sẽ ngăn ngừa tổn thương không tiến triển nghiêm trọng hơn nếu bạn bị viêm, loét dạ dày trước đó. Do các thành phần Nizatidine thải trừ qua thận, chuyển hóa qua gan nên người mắc bệnh liên quan đến gan, thận nên hạn chế sử dụng.

Người bệnh uống thuốc kèm hoặc không kèm thức ăn, sử dụng thuốc một 1 mỗi ngày ngay trước khi đi ngủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số tác dụng phụ của thuốc từ nhẹ đến nặng như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, chảy nước mũi, ho, phát ban, sốt, vàng da và mắt, rối loạn sắc tố da… Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên dừng sử dụng thuốc và theo dõi biểu hiện sau đó.

Thuốc Pantoprazole

Pantoprazole là thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản. Cụ thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng. Cơ chế tác động của thuốc dựa trên cách tiết giảm lượng axit trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng, khó nuốt và ho kéo dài. Pantoprazole cũng hỗ trợ tăng cường đề kháng cho lớp niêm mạc dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa viêm loét và bệnh ung thư thực quản.

thuốc hạ axit dạ dày
Pantoprazole là thuốc hạn chế tiết axit dạ dày phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Các dẫn xuất chống viêm của Pantoprazole còn có khả năng làm lành vết loét khi chúng tác dụng lên thành niêm mạc dạ dày. Pantoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), có cùng tác dụng điều trị và ngăn ngừa viêm loét đường ruột. Những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể sử dụng Pantoprazole điều trị dựa theo phác đồ của bác sĩ.

Người bệnh nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ sử dụng một lần/mỗi ngày. Liều lượng và thời gian điều trị căn cứ vào hướng dẫn sử dụng hoặc và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cũng như khả năng thích ứng với việc điều trị. Bạn nên uống Pantoprazole với nhiều nước và không được nghiền nhỏ hay là nhai viên thuốc. Trong trường hợp quên uống thuốc cần uống bù để đủ và đúng liều.

Famotidine (Pepcid)

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Famotidine cũng thuộc nhóm thuốc chẹn H2. Famotidine  thường được sử dụng dưới dạng đường uống và tiêm truyền qua tĩnh mạch. Thuốc Famotidine chủ yếu được dùng trong điều trị giúp làm giảm axit dạ dày và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan. Cụ thể là bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết axit gây ra.

Famotidine dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch được chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn cho trường hợp bệnh nhân không thể uống thuốc. Thông thường Famotidine chỉ được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn do thành phần thuốc có thể phản ứng với một số phương thuốc khác.

Bệnh nhân sử dụng thuốc Famotidine dưới sự giám sát của bác sĩ. Ở người trưởng thành, liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Đối với trẻ em, liều lượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào cân nặng cơ thể.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Famotidine để điều trị tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần đọc trước hướng dẫn sử dụng in trên bao bì để đảm bảo thuốc trị đúng bệnh. Nếu trong quá trình dùng thuốc, triệu chứng có biểu hiện xấu đi hoặc không có thuyên giảm thì bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được kiểm tra.

Cimetidine ( Tagamet HB)

Thuốc giảm tiết axit dạ dày
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Cimetidine dùng điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày tá tràng

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Cimetidine hoạt động trên cơ thế làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Thuốc có thể cải thiện nhanh chóng triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày và đau rát họng do trào ngược hoặc viêm loét dạ dày gây nên. Cimetidine cũng được sử dụng trong phòng tránh và điều trị chứng viêm loét dạ dày, ruột non, điều trị hội chứng Zollinger-Ellison hoặc các vấn đề ở thực quản do axit trào ngược.

Thuốc Cimetidine được sử dụng dưới dạng thuốc có sẵn và không bán theo toa. Trước khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ do liều dùng thuốc vẫn chưa được nghiên cứu và xác định, đặc biệt nếu đối tượng là trẻ em. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Lưu ý không sử dụng quá 2 viên trong vòng 24 giờ.

Có thể dùng Cimetidine chung với thức ăn hoặc dùng riêng với nhiều nước. Người bệnh uống thuốc trước jhi ăn 30 phút để không xảy ra tình trạng ợ nóng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Omeprazole (Prilosec)

Thuốc giảm axit dạ dày Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI).  Omeprazole hoạt động bằng cách làm giảm hàm lượng axit điều tiết trong dạ dày. Tác dụng chính của loại thuốc này là điều trị các bệnh rối loạn tại dạ dày và thực quản (như trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng). Từ đó Omeprazole có thể cải thiện nhanh các triệu chứng phát sinh từ tăng tiết axit dạ dày như chứng ợ chua, ợ hơi, khó nuốt và ho dai dẳng.

Thuốc giảm axit dạ dày
Thuốc Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton giảm axit dạ dày

Omeprazole còn có tác dụng chữa lành các tổn thương do axit gây ra ở niêm mạc dạ dày và thực quản. Và đồng thời tăng cường lớp màng bảo vệ niêm mạch dạ dày, ngăn ngừa viêm loét và ung thư thực quản.

Omeprazole là thuốc không kê đơn, vì thế bệnh nhân hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc để đảm bảo rằng các sản phẩm này phù hợp với bệnh lý của bạn. Chỉ sử dụng Omeprazole nếu bạn có triệu chứng ợ nóng đã xảy ra 2 ngày trở lên. Thời gian tác dụng của thuốc phát suy sau điều trị từ 1 – 4 ngày. Đối với thuốc được bác sĩ kê đơn, người bệnh chỉ nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

Lansoprazole (Prevacid 24HR)

Thuốc kiểm soát axit dạ dày Lansoprazole có công dụng chính là ức chế dạ dày điều tiết axit. Từ đó thuốc giúp làm giảm nhanh các axit gây viêm và nhiễm trùng trong dạ dày. Lansoprazole sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng liên quan đến dạ dày như chứng đầy bụng, buồn nôn, nôn, ợ nóng và khó nuốt.

Ngoài công dụng trên, Lansoprazole có thể hỗ trợ hồi phục những tổn thương ở thực quản và dạ dày do dịch tiết axit dư thừa gây ra. Đồng thời phòng tránh biến chứng nghiêm trọng hơn của vết loét dạ dày lan rộng và biến chứng ung thư dạ dày – thực quản.

Người bệnh cũng có thể sử dụng Lansoprazole để loại bỏ vi khuẩn Hp ăn mòn đường ruột, dạ dày và thực quản. Các bệnh lý tăng tiết axit dạ dày quá mức như hội chứng Zollinger-Ellison cũng có thể cải thiện tốt sau thời gian sử dụng Lansoprazole.

Thuốc Lansoprazole được sử dụng dưới dạng thuốc bán không theo toa. Mỗi ngày uống thuốc 1 lần, nên uống trước khi ăn và uống cùng nhiều nước. Bạn cũng không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh uống thuốc nguyên viên, không nhai hoặc nghiền nát thuốc. Nếu có các triệu chứng ợ nóng thì không nên sử dụng Lansoprazole.

Esopremazole

thuốc giảm axit dạ dày
Esopremazole là thuốc giảm axit dạ dày được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Esopremazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Esopremazole dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, thực quản và chữa bệnh viêm thực quản hoặc có triệu chứng trào ngược nặng. Thuốc cũng được sử dụng để cải thiện chứng tăng tiết bệnh lý, loét dạ dày do sử dụng NSAID….

Esopremazole được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tác dụng giảm axit dạ dày mà Esopremazole giúp hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ho, ợ nóng. Tác dụng hạ nồng độ axit dạ dày nhanh chóng của Esopremazole có tác dụng phòng tránh những tổn thương ở cuống họng do hiện tượng trào ngược, viêm loét dạ dày nặng gây ra.

Cần lưu ý nhóm người bệnh u dạ dày ác tính không nên sử dụng Esopremazole trong điều trị bệnh tăng tiết axit dạ dày. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng hoặc dùng theo đơn kê của bác sĩ.

Bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước, không nhai hay nghiền mà nuốt trọn viên thuốc Esopremazole. Nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng một giờ. Một số tác dụng phụ khi sử dụng Esopremazole thường gặp như chóng mặt, rối trí, bồn chồn, tiêu chảy, đau cơ, ho,… có thể xảy ra trong thời điểm ngắn.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm axit dạ dày

Những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày bao gồm các loại thuốc kê đơn và không kê đơn kể trên đều có hiệu quả điều trị được Y học công nhận.  Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể xuất hiệu các tác dụng ngoài mong muốn khi sử dụng thuốc. Để phòng tránh rủi ro, xuyên suốt quá trình sử dụng bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa bệnh dạ dày nếu dùng với liều lượng lớn và lâu dài sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan và thận.

Các chuyên gia đã liệt kê một số lưu ý chung cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày khi sử dụng các loại thuốc trên. Cụ thể là:

  • Tuân thủ dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ và dược sĩ, không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định rõ ràng.
  • Nếu uống thuốc trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải một số vấn đề khi tiêu hóa thức ăn như chướng bụng, đầy bụng, táo bón… 
  • Các dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nổi ban… có thể xảy ra trong thời gian đầu chưa thích ứng với thuốc. Bệnh nhân cần theo dõi sau khi sử dụng.

Các cách giảm tiết axit dạ dày theo dân gian

Những phương pháp hạ axit trong dạ dày theo ghi nhận của Y học dân gian mang lại hiệu quả tương đối tốt nhưng mất nhiều thời gian. Người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược như nghệ, chè dây hay lá khôi để hỗ trợ cải thiện các bệnh lý dạ dày tá tràng như:

  • Nghệ: Hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Đồng thời hoạt chất này cũng ngăn cản sản sinh axit dạ dày, làm lành các vùng viêm loét hữu hiệu. Để tăng hiệu quả của bài thuốc, người ta thường kết hợp nghệ với mật ong, cùng một ít nước ấm để uống mỗi ngày 2 lần. Với những triệu chứng nhẹ, sau 2 tuần áp dụng có để thấy cải thiện đáng kể.
  • Lá khôi: Hoạt chất chính của lá khôi chính là Tanin – một chất chống viêm tự nhiên hữu hiệu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Hoạt chất này hỗ trợ quá trình làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit trong dạ dày. Bệnh nhân có thể sử dụng lá khôi sắc cùng nước uống mỗi ngày. Bài thuốc giúp đẩy lùi tình trạng ợ chua, nóng rát thượng vị và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Chè dây: Hoạt chất Flavonoid là một chất kháng viêm tự nhiên có trong chè dây. Nhờ hoạt chất này, lượng dịch vị và các axit tự do sẽ được kiểm soát tốt. Chè dẫy cũng là phương thuốc điều trị vi khuẩn Hp giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng. Bệnh nhân uống nước chè dây trong 10 – 15 ngày sẽ nhận thấy những cải thiện đáng kể về sức khỏe và tinh thần.

Sử dụng các loại thuốc tiết giảm axit là phương pháp cơ bản giúp điều trị các bệnh lý dạ dày tận gốc do tình trạng axit dạ dày tăng cao gây nên. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học sẽ cải thiện được bệnh lý như mong muốn.

Hi vọng thông tin trong bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn sớm tìm được liệu trình giảm tiết axit dạ dày hiệu quả và luôn có sức khỏe tốt.

Bài viết liên quan: Thuốc đau dạ dày của Mỹ loại nào tốt? Giá bán và cách dùng