Lá tía tô chữa trào ngược dạ dày: 10+ Thông tin quan trọng
Sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày được rất nhiều người dân sử dụng và biết đến. Đây là phương pháp được thực hiện đơn giản với nguyên liệu an toàn, lành tính. Nhưng tía tô có thực sự đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Tác dụng chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến bệnh nhân rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân thường có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi,… Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Trong dân gian, nhiều người đã áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô. Đây là loại lá có màu đỏ tím, hình bầu dục, độ dài khoảng 7 – 10 cm. Lá tía tô thường có mùi thơm, nhiều lông và tinh dầu. Cây tía tô thường mọc nhiều ở khu vực miền núi và có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh. Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, giúp giải độc, giải hàn, an thai. Đặc biệt, lá tía tô có chứa một lượng lớn tinh dầu giúp hỗ trợ điều trị bệnh ho, đau bụng, long đờm.
Bên cạnh đó, lá tía tô còn được sử dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày, cầm máu, giảm co thắt cơ trơn của phế quản, giảm xuất tiết của phế quản, giúp ức chế các loại vi trùng như trực khuẩn đại tràng, hen suyễn, phong tê thấp,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá tía tô còn có chứa thành phần tanin, glucosid, axit alpha-linoleic, hydrocarbon, aldehyde, xeton,… Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, làm lành vết thương, giảm tiết lượng axit trong dạ dày.
Với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng phương pháp này để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, lá tía tô chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Nếu người bệnh có biểu hiện trào ngược dạ dày gây tức ngực, khó thở, bệnh nhân nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân mình.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Trào ngược dạ dày khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hàng ngày. Những cơn đau tức ngực diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Hiện nay, phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được rất nhiều người sử dụng rộng rãi để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Để hỗ trợ điều trị căn bệnh này, người bệnh có thể tham khảo một số cách được hướng dẫn như sau.
1. Uống nước lá tía tô
Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh được triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó chịu ở dạ dày. Bên cạnh đó, uống nước lá tía tô còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Nếu uống nước lá tía tô, bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc hơn.
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Lá tía tô (1 nắm)
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem một nắm lá tía tô rửa sạch với nước và vớt ra để ráo
- Tiếp đến, bạn cho lá tía tô vào ấm nấu cùng với 500 ml nước trong khoảng 20 phút.
- Sử dụng nước lá tía tô uống hàng ngày
- Người bệnh nên kiên trì áp dụng để dễ dàng kiểm soát được tình trạng trào ngược dạ dày cho bản thân mình.
2. Kết hợp lá tía tô với nguyên liệu khác
Nếu người bệnh bị trào ngược dạ dày do ăn phải thức ăn lạ khiến các hoạt động ở dạ dày bị rối loạn gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng,… thì người bệnh có thể áp dụng bài thuốc kết hợp lá tía tô với một số nguyên liệu khác để hỗ trợ chữa trị bệnh.
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá tía tô (16g)
- Sâm đại hành mỗi loại (16g)
- Lá lốt mỗi loại (12g)
- Chỉ xác mỗi loại (10g)
- Hoàng lỳ (15g)
- Sinh khương (4g)
- Cây ngũ sắc đã sao vàng hạ thổ
- Hoài sơn
- Bạch truật
- Đương quy
- Xương bồ
- Trần bì
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem tất cả các nguyên liệu cho vào ấm để nấu lấy nước uống
- Mỗi thang thuốc, người bệnh trào ngược dạ dày sẽ dùng trong khoảng 2 ngày.
- Mỗi ngày chia ra 2 lần uống sau mỗi bữa ăn.
3. Chế biến món ăn
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể sử dụng lá tía tô để chế biến các món ăn khác nhau như nấu cháo, ăn rau sống, nấu canh,… Những món ăn này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh rất tốt. Dưới đây là hướng dẫn giúp bệnh nhân có thể nấu món cháo lá tía tô thơm ngon, hấp dẫn.
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo tẻ (200gr)
- Thịt bò (100gr)
- Lá tía tô (100gr)
- Hành lá (100gr)
- Hạt nêm (1 muỗng cà phê)
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem lá tía tô, hành lá rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ
- Tiếp đến, vo sạch gạo và bắc lên bếp nấu cho sôi
- Khi nước sôi, bạn bỏ thịt bò vào và đun thêm cho chín các nguyên liệu.
- Sau đó, bạn tiến hành nêm nếm các loại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn cho lá tía tô, hành lá vào và thưởng thức món cháo khi còn nóng hổi.
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Lá tía tô là nguyên liệu có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi áp dụng cách chữa trị này, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
- Tác dụng chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô rất chậm nên người bệnh không được quá nóng vội hoặc lo lắng quá mức.
- Không được uống nước lá tía tô nhiều vì loại nước này có thể gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi cho bệnh nhân.
- Phương pháp này chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, giai đoạn khởi phát.
- Người thường xuyên ra mồ hôi không nên uống nước lá tía tô thường xuyên.
- Không được áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô một cách tùy tiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
- Phụ nữ mang thai không được áp dụng cách chữa trị này.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
- Nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, không được ăn thức ăn cứng
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Luôn lạc quan, vui vẻ để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Uống nước đầy đủ để bổ sung nước cho cơ thể, tránh bị mất nước
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là phương pháp có thể cải thiện được triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cách chữa trị này không thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh chuyển biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.