[ Cảnh giác kẻo nhập viện] Đau dạ dày từng cơn là bị làm sao?

Đau dạ dày từng cơn là bị làm sao? Là thắc mắc của rất nhiều người và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Dưới nhiều tác động của chế độ dinh dưỡng và môi trường, bộ phận này dễ bị tổn thương. Khi bạn có những biểu hiện của việc đau dạ dày từng cơn thì hãy nhanh chóng thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến tình hình sức khỏe.

Cẩn thận khi bị đau dạ dày từng cơn

Đau dạ dày từng cơn là biểu hiện của bệnh gì?

Đau quặn từng cơn được hiểu là sự xuất hiện lúc có lúc không của những cơn đau âm ỉ nơi vùng bụng. Cơn đau có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và khiến cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng. Nếu là nhẹ thì cũng mệt mỏi, vã mồ hôi. Còn nếu cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng dày, mức độ ngày càng cao thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là phải nhập viện, cấp cứu để tìm ra bệnh lý chính xác của triệu chứng này.

Theo thống kê từ nhiều nguồn thông tin về y tế có uy tín, đau dạ dày từng cơn không chỉ là đau ở vùng bụng chứa dạ dày mà nó còn liên quan đến nhiều vị trí khác trong ổ bụng. Nhưng những cơn đau từng cơn vùng bụng này chính là người bệnh đã mắc phải căn bệnh dạ dày cấp tính. Có 65% trường hợp đau dạ dày từng cơn được chẩn đoán mang căn bệnh này.

Ngoài bệnh đau dạ dày cấp tính thì triệu chứng đau quặn từng cơn ở vùng bụng còn là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng. Một số bệnh như viêm túi mật hoặc giun chui vào trong ống mật, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh ở nữ giới cũng có triệu chứng đau quặn từng cơn.

Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị đau dạ dày quặn từng cơn

Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm không?

Với sức khỏe con người, nếu bạn xuất hiện những cơn đau từ bên trong thì đều có thể chứa nhiều nguy cơ, rủi ro và đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì thế, ngay từ khi xuất hiện những cơn đau dạ dày từng cơn thì người bệnh không được chủ quan. Bạn phải nắm được tình trạng đau như thế nào để đi khám và điều trị kịp thời.

Khi những cơn đau khởi phát, các bác sĩ sẽ thăm khám và biết được chính xác tình trạng bệnh như thế nào, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Không nên cố chịu đựng rồi để bệnh ngày càng diễn tiến nặng hơn.

Với các bệnh liên quan đến dạ dày hay các cơ quan trong ổ bụng, việc điều trị cần kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ ăn uống, tập luyện và bổ sung các thực phẩm chức năng cũng rất quan trọng, góp phần điều trị các bệnh về dạ dày.

Người bị đau dạ dày từng cơn cần làm gì?

Với những triệu chứng của các cơn đau dạ dày từng cơn, việc cần làm nhất là thăm khám để biết chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải. Người bệnh có bị đau dạ dày mãn tính hay bị viêm loét dạ dày?…

Ngoài ra, với các bệnh về dạ dày thì người bệnh cần có một số lưu ý như sau:

Chế độ dinh dưỡng tốt cho dạ dày

Với những người bị mắc các bệnh về dạ dày thì chế độ ăn uống rất quan trọng. Nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm dễ tiêu, ít mùi vị. Ngoài ra, không thể thiếu các loại rau củ quả tươi ngon, dầu thực vật từ các loại hạt cho người bị đau dạ dày từng cơn. Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.

Không nên cho người bị đau dạ dày ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng. Các đồ ăn lên men như cà muối, dưa cải, các chế phẩm từ đậu, sữa cũng không nên ăn. Các thức uống có gas hay chất kích thích như nước ngọt, bia, rượu nên hạn chế đến mức thấp nhất.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp đẩy lùi những cơn đau dạ dày

Chế độ sinh hoạt cho người bị đau dạ dày từng cơn

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp người bị đau dạ dày ngăn chặn được những cơn đau dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn. Vì thế, người bị đau dạ dày cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học theo những chỉ dẫn sau đây:

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề khác và tiêu hao năng lượng trong cơ thể. Các môn thể thao phù hợp là Yoga, thiền, đi bộ, dưỡng sinh,…
  • Ngủ đủ giấc, điều độ, không thức quá khuya. Chế độ ăn nên đầy đủ 3 bữa một ngày hoặc chia làm nhiều bữa ăn nhỏ. Không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Không nên ăn quá no vào buổi tối, không ăn sau 8h tối để dạ dày có thời gian tiêu hóa lượng thức ăn và nghỉ ngơi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan. Không nên căng thẳng, stress vì khi đó dạ dày sẽ tiết nhiều axit và cơn quặn đau xuất hiện làm bạn khó chịu, mệt mỏi.

Một số cách xoa dịu đau dạ dày từng cơn có thể áp dụng ngay tại nhà

Khi xuất hiện một vài cơn đau âm ỉ ở vùng bụng, bạn chưa có điều kiện và thời gian để đi khám bác sĩ thì có thể xoa dịu cơn đau bằng một số nguyên liệu có sẵn trong nhà.

Tinh bột nghệ + mật ong

Hoạt chất curcumin có trong tinh bột nghệ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn HP, tăng tiết chất nhầy, giảm tiết dịch vị và axit có trong dịch vị. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giảm các cơn đau co thắt dạ dày.

Cách sử dụng tinh bột nghệ + mật ong như sau: Chỉ cần pha 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ pha với 2 muỗng mật ong và 150ml nước ấm. Nên uống khi thấy đau, cơn đau sẽ giảm đáng kể.

Tinh bột nghệ và mật ong là vị thuốc quý trong điều trị đau dạ dày

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có mùi thơm, tính hàn, vị ngọt đắng. Trà có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh, thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là giảm các triệu chứng co thắt và đau dạ dày quặn từng cơn.

Cách sử dụng trà hoa cúc như sau: Lấy 10g hoa cúc khô pha với nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Lấy nước vừa pha và 30ml mật ong pha loãng và uống từ từ.

Trà hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc giảm các cơn đau dạ dày

Trà gừng tươi

Theo Đông y, gừng có tính cay ấm thường được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng như giảm ho, giảm đau. Trong gừng tươi còn chứa một số hoạt chất có tác dụng trung hòa axit, tăng dịch tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu khi buồn nôn.

Cách sử dụng trà gừng như sau: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng mỏng hoặc thái sợi rồi hãm với nước nóng khoảng 10 – 15 phút. Khi nước ấm thì cho thêm một ít đường sẽ dễ uống hơn. Ngoài ra, có thể giã gừng, lấy nước cốt và pha với 1 muỗng mật ong, 1 nửa muỗng nước cốt chanh cùng 250ml nước ấm và uống khi cơn đau xuất hiện.

Không sử dụng trà gừng tươi để giảm đau dạ dày cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi

Ngoài những loại thức uống trên thì bạn có thể giảm đau quặn từng cơn ở vùng bụng chứa dạ dày bằng cách chườm nóng, xoa bụng. Ngoài ra, khi cơn đau đột ngột xuất hiện, bạn có thể dùng một số mẹo thường được dùng trong dân gian như: uống ly sữa ấm, ăn miếng bánh mì, nằm nghiêng về bên trái hay chườm muối hột. Những cách này có thể giảm đau một cách đáng kể các cơn đau để bạn có thời gian nghỉ ngơi và tìm thuốc.

Trên đây là những chia sẻ về đau dạ dày từng cơn. Tuy chỉ là những cơn đau âm ỉ, xuất hiện không liên tục nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu xảy ra những biến chứng nặng tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín. Để được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán bệnh. Từ đó, có những phác đồ điều trị thích hợp nhất giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    • Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì để giảm đau mau khỏi
    • 9++ Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày tại nhà nhanh