Viêm loét dạ dày – tá tràng: 10+ Thông tin nên biết về bệnh
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tỉ lệ mắc bệnh này rất phổ biến bởi sự chủ quan trong vấn đề bảo vệ sức khỏe. Vì vậy hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tận bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày – tá tràng là lớp niêm mạc hoặc tá tràng của dạ dày bị viêm loét (phần đầu của ruột non). Sở dĩ dạ dày bị viêm loét là do sự bào mòn của độ acid và pepsin bên trong lòng của dạ dày. Bệnh được chẩn đoán ở mọi độ tuổi, nhưng xuất hiện phổ biến ở những người già hơn.
Tùy theo đặc điểm và vị trí viêm loét dạ dày có nhiều tên gọi như: đau dạ dày, đau bao tử, loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm cả dạ dày và hành tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng được xem là hiện tượng hoại tử vùng niêm mạc của dạ dày, do kích thước bị viêm loét lớn hơn 0.5cm. Vị trí viêm loét xuất hiện chủ yếu là khu vực tá tràng, chiếm gấp 3 lần khu vực dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường xuất hiện những biểu hiện bằng những cơn đau quằn quại ở vùng bụng. Để nhận biết được đây có phải dấu hiệu của viêm loét dạ dày – tá tràng hay không thì bệnh được khởi phát bằng những dấu hiệu sau đây:
- Đau vùng bụng trên: bệnh sẽ đau từng cơn mỗi khi cảm thấy đói bụng hoặc vào lúc nửa đêm. Có thêm những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát.
- Buồn nôn: khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét dẫn đến sự co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cho người bệnh nôn hết tất cả thức ăn bao gồm của ngày hôm qua do dạ dày không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn. Nguy hiểm hơn là nôn cả thức ăn lẫn máu.
- Loét dạ dày: bệnh tái phát sau những lần ăn kéo dài vài chục phút đến vài tiếng, tùy vào từng vị trí mà sẽ có những cơn đau khác nhau.
- Loét hành tá tràng: bệnh thường xuất hiện vào những lúc đói, hoặc sau giờ ăn khoảng 2 – 3 tiếng, đau dữ dội nhất là khi về đêm.
- Sụt cân: khi dạ dày bị viêm loét đồng nghĩa là quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn, và cơ thể sẽ không thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể trở nên tiều tụy.
- Mất ngủ: thường xuyên gây mất ngủ, có cảm giác chập chờn về đêm.
Viêm loét dạ dày – tá tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu vết loét: đây là biến chứng thường gặp, người bệnh sẽ có nguy cơ chày máu một hoặc là nhiều lần. Chảy máu vết loét chỉ xảy ra trong tình trạng bệnh đang tiến triển.
- Thủng dạ dày – tá tràng: thường khiến cho người bệnh đau đớn dữ dội.
- Hẹp môn vị: thường có tình trạng nôn ra thức ăn cũ, đau vùng bụng trên và nổi gò thượng vị.
- Ung thư hóa: ung thư hóa chiếm tỉ lệ 5 – 10% thời gian viêm loét kéo dài hơn 10 năm.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): vi khuẩn HP là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn thường truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng. Và tỉ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra chiếm từ 70 – 90%.
- Sử dụng thuốc: do người bệnh đã từng hoặc vẫn đang sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày như Aspirin, Sterol và thuốc chống viêm.
- Ăn uống: sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thức uống có ga gây viêm loét dạ dày.
- Tâm lý: tình trạng căng thẳng kéo dài, tức giận, buồn bực là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm mất cần bằng cho chức năng dạ dày và đường ruột.
Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thì người bệnh cần phải thực hiện các bước chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng để tìm ra mức độ viêm loét. Thông thường việc chẩn đoán được thực hiện bằng những cách sau đây:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra tình trạng thiếu máu
- Xét nghiệm phân: để kiểm tra máu có lẫn trong phân hay không
- Nội soi: bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bằng cách đưa một ống dài có gắn camera từ miệng xuống dạ dày để kiểm tra
- Thụt bari chụp X-quang đại tràng: bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc cản quang và tiến hành chụp X-quang để xác định vị trí.
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ để lựa chọn và xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Tây y điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
Thông thường Tây y sẽ là cách điều trị được bác sĩ chỉ định sau khi người bệnh thực hiện xong các nội soi và xét nghiệm tại bệnh viện.
Một số thuốc Tây y dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thông dụng bao gồm:
- Thuốc ức chế axit: Phổ biến là thuốc bơm ptoton và H2, có tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Khi lượng axit giảm đồng nghĩa là các vết loét dần hồi phục.
- Thuốc tiệt trừ H.Pylori: phần lớn nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn HP tấn công, vì thế cần phải tiêu diệt tận gốc con vi trùng này, khi đó nguy cơ viêm loét sẽ được giảm đi đáng kể.
- Ngừng sử dụng thuốc chống viêm nếu vết loét là do thuốc chống viêm gây ra: Bác sĩ sẽ kê toa cho sử dụng thuốc ức chế axit để ngăn ngừa dạ dày tạo axit. Nếu người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm để làm giảm các triệu chứng khác thì bắt buộc phải sử dụng thuốc ức chế axit vô thời hạn
Những thuốc này có thể đem đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng giúp ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng gây nên. Từ đó giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, hoặc khiến vết loét nặng hơn. Việc sử dụng các thuốc này tốt nhất nên tuân theo đúng chỉ dẫn từ chuyên gia, tránh lạm dụng hoặc bỏ dở giữa chừng vì dễ gây kháng thuốc.
Trong một số trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Ca phẫu thuật sẽ tiến hành khi tình trạng viêm loét gây chảy máu, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị hoặc ung thư hóa. Thông thường, giai đoạn cần phải phẫu thuật sẽ xảy ra khi quá trình điều trị trước đó không đạt hiệu quả hoặc người bệnh chủ quan không xử lý triệt để.
Xem thêm: VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược
Đông y và bài thuốc chấm dứt viêm loét dạ dày – tá tràng tận gốc
Bên cạnh Tây y thì Đông y được đánh giá là một lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh lý này. Vì:
- Thảo dược an toàn, lành tính giúp đảm bảo không gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe hoặc khiến bệnh nghiêm trọng hơn
- Dược tính kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt HP, làm lành vết loét, kháng viêm hiệu quả. Vi khuẩn gây bệnh không có cơ chế kháng lại thảo dược nên không gây nhờn thuốc, giúp bệnh khỏi triệt để hơn.
- Cơ chế tác động trong ngoài kết hợp, vừa giúp ngăn chặn triệu chứng, vừa giúp loại bỏ căn nguyên, tăng cường chức năng tiêu hóa để sức khỏe phục hồi toàn diện hơn.
Trong số những bài thuốc Đông y có mặt trên thị trường hiện nay thì Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc là bài thuốc nổi bật và có khả năng chữa các bệnh lý về dạ dày đạt hiệu quả vượt trội nhất.
Với những ưu điểm vượt trội về dược liệu và cơ chế tác động, Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng đau dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Bài thuốc được bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT tại Thuốc dân tộc
- Thành phần thảo dược sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đạt chuẩn đầu vào nguyên liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO
- Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, kể cả người cao tuổi, trẻ e, người có thể trạng yếu hoặc từng điều trị nhiều bằng Tây y không khỏi.
- Quá trình điều trị được hướng dẫn và theo dõi tận tình bởi các chuyên gia, liệu trình được thay đổi tùy theo tiến triển bệnh, từ đó đem đến hiệu quả cao hơn
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh
Suốt 10 năm ứng dụng, Sơ can Bình vị tán đã trở thành cứu cánh cho hàng ngàn bệnh nhân, nhận được nhiều phản hồi tích cực và lời khen từ người bệnh. Trong đó có cả những trường hợp đặc biệt như NSND Trần Nhượng.
Bài thuốc cũng đã được Ths.Bs Tuyết Lan chia sẻ trong chương trình Vì sức khỏe người Việt, phát sóng trên VTV2. Từ đó mở ra cơ hội chấm dứt bệnh cho nhiều người vẫn đang chưa tìm được đúng giải pháp.
Bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm về bài thuốc bằng cách liên hệ đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.
Phòng tránh viêm đau dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi nếp sống sinh hoạt bằng những biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Thay đổi chế độ ăn uống: bổ sung các thành phần dinh dưỡng giúp cơ thể tăng hệ miện dịch như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin B12, canxi, sắt,… giúp trung hòa độ axit trong dạ dày.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như: bia, rượu, nước ngọt, thuốc lá, trà, cà phê.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau.
- Tạo thói quen ăn uống và nghỉ ngơi khoa học: ăn chậm, nhai kỹ, thường xuyên ăn sáng, tập thói quen ăn uống đúng giờ tránh ăn khuya. Tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng hoặc quá chua.
- Tập thể dục: tập thể dục đều đặn giúp nâng cao tinh thần sức khỏe, vận động cơ thể 30 phút mỗi ngày giúp tâm trạng thoải mái
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý phổ biến do sự chủ quan trong cách phòng ngừa. Bởi lẽ mỗi ngày tiếp nhận một ít chất có hại vào cơ thể thì một ngày nào đó chúng sẽ tích tụ và bào mòn cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các biến chứng không mong muốn.
Vì vậy để phòng hơn chữa bệnh, mỗi cá nhân cần ý thức được vấn đề coi trọng sức khỏe. Đồng thời tạo thói quen sống khoa học, lành mạnh có như thế cơ thể mới luôn được khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Người viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?
- Diễn viên Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ giải pháp Đông y