Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những thông tin liên quan
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, nhất là người trong độ tuổi từ 30 – 50 nhưng thường bị bỏ qua dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này để người bệnh sớm nhận biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Ở Việt Nam, có hơn 7 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản, trong đó cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 6 người gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, ho mãn tính, loét hay thậm chí ung thư thực quản. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh lơ là với các triệu chứng bệnh và không có cái nhìn chính xác về căn bệnh này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, có thể hiểu đơn giản, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh khó chịu. Chính xác hơn thì đây là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm pepsin, thức ăn, acid HCL thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản.
Khi tình trạng này xảy ra ngay hoặc sau bữa ăn mà không kèm theo triệu chứng khác thì được gọi là chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần gây tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Cơ chế của trào ngược dạ dày chính là “thùng đầy – nắp yếu”. Ở đây, dạ dày được ví như một “cái thùng” chứa đựng thức ăn còn nắp đậy là cơ thắt thực quản dưới cũng chính là bộ phận ngăn giữa dạ dày và thực quản. Bởi khi nuốt thực ăn, thực quản sẽ mở ra rồi đóng lại để tránh tính trạng thức ăn trào lên trên trong quá trình tiêu hóa.
Nếu cơ thắt thực quản hoạt động yếu, áp lực không đủ để đóng hoặc van mở vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây ra tình trạng trào ngược. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên nguyên nhân chính là do cơ thắt dưới thực quản suy yếu đồng thời do lượng axit dạ dày dư thừa quá nhiều.
Thông thường, cơ thắt thực quản dễ bị tổn thương và hoạt động yếu do:
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Lạm dụng thuốc tây hoặc sử dụng quá nhiều các loại thuốc như thuốc huyết áp, ibuprofen, aspirin, glucagon, holecytokinin… cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.
- Do thói quen xấu như thường xuyên dùng các chất có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, cafein
- Do bệnh lý: Có thể kể đến như nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh thực quản…
Trong khi đó, các nguyên nhân khiến dạ dày quá tải, suy giảm chức năng, không thể thực hiện quá trình tiêu hóa và đưa thức ăn xuống ruột non như bình thường có thể kể đến như:
- Do thói quen xấu: Ăn uống không đều độ, ăn quá nhiều, thường xuyên sử dụng các thực phẩm dễ gây đầy hơi khó tiêu như trứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước uống có ga…
- Do bệnh lý: Các bệnh lý dễ gây trào ngược dạ dày thường là hẹp môn vị dạ dày thực quản, viêm phù nề dạ dày, ung thư dạ dày thực quản…
- Nguyên nhân khác: Béo phì, stress, cường độ áp lực cao, nằm ngay khi ăn, mang thai…
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng trào ngược dạ dày chỉ xảy ra một thời gian và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm đường hô hấp: Khi bị trào ngược dạ dày, chỉ cần một lượng nhỏ dịch axit từ dạ dày trào lên đường hô hấp sẽ gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang…
- Barrett thực quản: Thường gặp ở người mắc trào ngược dạ dày khi niêm mạc trong lòng thực quản bị kích thích. Có 5 – 10% người mắc bệnh này bị ung thư thực quản.
- Hẹp thực quản: Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa dịch dạ dày đặc biệt là acid, pepsin với thực quản khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương gây viêm loét, xơ hóa từ đó dẫn đến tình trạng co rút, hẹp thực quản.
- Ung thư thực quản: Như đã đề cập, đa số những người bị trào ngược dạ dày lâu ngày thường bị barrett thực quả. Một khi mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ mắc ung thư thực quản là cực kỳ cao. Các dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như: hố thượng đòn có hạch to, đau xương ức, nuốt nghẹn, ho khạc, khàn tiếng, sụt cân, suy dinh dưỡng sau 1 tháng.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp
Thực tế, trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng sớm. Chỉ cần người bệnh chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình sẽ sớm nhận ra ngay. Thế nhưng thực tế thì rất nhiều người chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Điều này khiến bệnh chuyển biến nặng mới “tá hỏa” thăm khám, điều trị.
Một số triệu chứng sớm của bệnh có thể kể đến như:
- Tiết nhiều nước bọt: Là phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng, cơ thể sẽ tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng axit này.
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Là dấu hiệu sớm và rõ rệt nhất khi bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến hơi, dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua và làm nóng rát vùng thượng vị. Hay xuất hiện cùng nhau nhất là sau bữa ăn hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước.
- Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này rất dễ gặp ở người mắc trào ngược dạ dày, thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngay khi ăn hoặc thậm chí cả khi đói.
- Miệng có vị đắng: Nếu trào ngược có kèm theo dịch mật sẽ gây ra hiện tượng đắng miệng.
- Đau tức ngực, khó thở: Tuy đây không phải là triệu chứng điển hình của bệnh nhưng cũng có khá nhiều người khi mắc bệnh gặp phải triệu chứng này.
Nếu không sớm điều trị, khi bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau đây:
- Viêm phổi: Khi dịch vị dạ dày bị đẩy lên vùng thực quản, chúng có thể tràn vào phổi gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Chứng khó nuốt: Do không được điều trị kịp thời nên axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến cơ quan này bị phù nề, sưng tấy nghiêm trọng gây ra cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt.
- Ho, khan tiếng: Xuất hiện do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm thanh quản sưng tấy dẫn đến khàn tiếng và ho kéo dài.
- Hen suyễn: Thường xuất hiện vào ban đêm, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh.
- Đau bụng dai dẳng: Đau bụng không rõ nguyên nhân, phân có máu hoặc màu đen là do tình trạng loét, chảy máu dạ dày hoặc thực quản.
- Giảm cân đột ngột: Chán ăn, ăn không ngon miệng, dạ dày hoạt động kém, cơ thể kém hấp thu gây thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến người bị trào ngược dạ dày giảm cân đột ngột.
Nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày?
Thực tế, khi mắc chứng trào ngược dạ dày mà chưa chuyển biến thành bệnh lý, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, việc thay đổi này còn hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Do đó, việc nắm được mình nên ăn gì, kiêng ăn gì thời điểm này là vô cùng quan trọng. Sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Thực phẩm nên dùng
- Thực phẩm giúp thấm hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trào ngược, khó chịu ở dạ dày, có thể kể đến như bánh mỳ, bột yến mạch…
- Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu nành do chứa nhiều chất xơ và amino axit có tác dụng trung hòa dịch vị
- Rau xanh: hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, nhiều vitamin và chất xơ giúp giảm axit dịch vị tốt, có thể kể đến như ngọn bí non, bắp cải, dưa chuột…
- Thịt trắng: Bổ sung đạm cho cơ thể, ngăn ngừa biến chứng, trung hòa axit dạ dày tốt, thường là thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn…
- Trái cây không chua: Trái cây giàu vitamin đặc biệt là các loại chứa nhiều vitamin C giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất tốt. Có thể kể đến như ổi, đu đủ chín, kiwi… Không nên dùng các loại giàu axit như cam, bưởi, quýt…
- Nghệ và mật ong: Dùng thường xuyên giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương nhất là viêm loét ở thực quản và dạ dày.
Thực phẩm không nên dùng
Cần tuyệt đối tránh xa các thực phẩm sau đây nếu không muốn tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, chứa các chất có hại cho sức khỏe, tạo gánh nặng cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu các dưỡng chất.
- Đu đủ xanh: Chứa men papain, có thể phá hủy niêm mạc thực quản làm tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn mặn: Không tốt cho sức khỏe, tạo gánh nặng cho cơ thể, gia tăng tình trạng bệnh.
- Đồ ăn cay nóng: Khiến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị thêm trầm trọng.
- Rượu bia, cà phê, thuốc lá: Gây gia tăng hiện tượng trào ngược, làm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm.
- Nước ngọt có gas, chất béo: Dễ gây đầy hơi, tăng cảm giác buồn nôn, không tốt cho sức khỏe.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Song song với chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để phần nào cải thiện tình trạng bệnh của mình. Một vài thói quen cần được thay đổi như sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói để tránh đầy bụng, khó tiêu
- Không ăn quá muộn, quá no hoặc để bụng quá đói
- Không vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn
- Không lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái.
Các phương pháp điều trị
Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Có thể kể đến như:
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc tây để điều trị là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh hiện nay. Lý do là thuốc tây có tác dụng tốt, hiệu quả nhanh khi được sử dụng đúng liều lượng. Để điều trị trào ngược dạ dày, sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc bảo vệ dạ dày: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit
- Thuốc ức chế bơm proton và kháng histamin H2: Thường là Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole… có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị dạ dày
- Thuốc làm rỗng dạ dày: Giúp tăng tốc độ đưa thức ăn xuống ruột.
- Thuốc tạo màng ngăn như Rebamipide, Alginat, Misoprostol…
- Thuốc hỗ trợ tăng lực cơ thắt dưới thực quản: Antacid, Cisapride, Metoclopramide…
Thuốc Tây y có tác dụng nhanh, tuy nhiên dễ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Do đó, chỉ nên dùng thuốc sau khi đã thăm khám và có sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng.
Điều trị tại nhà
Với các trường hợp mới mắc chứng trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà sau đây:
- Dùng nghệ và mật ong: Lấy 3 muỗng bột nghệ pha với 100ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống trước bữa ăn, đều đặn ngày 3 lần sẽ thấy các triệu chứng cải thiện.
- Tinh bột nghệ và dừa: Chọn 1 quả dừa tươi, chọc 1 lỗ đủ lớn trên quả, đun trên bếp củi 15 phút. Sau đó chắt lấy nước, thêm tinh bột nghệ vào khuấy đều để uống.
- Dùng gừng và mật ong: Lấy 1 – 2 củ gừng, thái lát mỏng, ngâm với mật ong nguyên chất cho gừng mềm ra. Dùng 2 lát sau mỗi bữa ăn, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
- Dùng lá mơ lông: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông, ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo, giã nát rồi chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với cam thảo, nha đam, hoa cúc, thì là… Tuy nhiên, các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, chỉ có tác dụng với người mới mắc căn bệnh này. Với người mắc trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày thì chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng, làm giảm bớt cảm giác khó chịu mà thôi.
Do đó, nếu sau một thời gian kiên trì sử dụng mà không thấy tiến triển thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bằng Đông Y
Các thầy thuốc Đông y chỉ ra rằng, trào ngược dạ dày xuất phát từ chứng khí nghịch, biểu hiện ở phổi, dạ dày, gan. Do đó, nguyên tắc chữa trào ngược dạ dày thực quản là giáng khí, hoạt huyết, kiện tỳ, cân bằng âm dương trong cơ thể và khôi phục chức năng của dạ dày.
Mặc dù thuốc Đông Y không mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại đi sâu vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, điều dưỡng cơ thể. Các bài thuốc Đông y vừa giúp giảm axit dạ dày, diệt xoắn khuẩn, ức chế vi khuẩn HP lại vừa hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày và giúp làm lành vết loét tốt.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày thực quản trên thị trường. Trong số đó, Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc là bài thuốc uy tín được rất nhiều chuyên gia YHCT đánh giá cào và khuyên dùng.
Dựa trên nguyên lý tấn công bệnh, phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bồi bổ tăng cường nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát, Sơ can Bình vị tán đã đem lại hiệu quả điều trị toàn diện cho người bệnh. Dựa theo số liệu thống kê trên 400 người sử dụng Sơ can Bình vị tán, hiện nay có đến 87,8% số người được chữa lành hoàn toàn, không còn dấu hiệu của bệnh chỉ sau khoảng gần 70 ngày dùng thuốc.
Bên cạnh đó, bài thuốc còn rất được lòng người sử dụng vì có thành phần 100% các loại thảo dược quý, nguồn gốc thiên nhiên, được trồng tại Vườn dược liệu Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc, đạt chuẩn an toàn GACP – WHO, rất lành tính, tốt cho sức khỏe người sử dụng và hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
Là một phương thuốc điều trị trào ngược dạ dày hữu hiệu, an toàn và phù hợp với nhiều trạng, cơ địa khác nhau, Sơ can Bình vị tán đã không ít lần được xuất hiện trên các mặt báo, các phương tiện truyền thông và nhiều lần được giới thiệu như một loại “thần dược” cho những ai đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng và những bệnh liên quan đến dạ dày nói chung.
Xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc
Báo chí nói gì về Sơ can Bình vị tán?
- Báo VTC: Đi tìm lời giải đáp Trung tâm Thuốc dân tộc chữa đau dạ dày có hiệu quả?
- Báo Người đưa tin: Hiệu quả “thần kỳ” khi chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc
- Báo 24h: Những “bàn tay vàng” chữa đau dạ dày tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Diễn viên Trần Nhượng, gương mặt gạo cội của màn ảnh Việt cũng đã từng có kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm với căn bệnh trào ngược dạ dày và được chữa khỏi hoàn toàn sau liệu trình 3 tháng sử dụng Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Với hiệu quả điều trị cao, chất lượng tốt, hiện nay, Sơ can Bình vị tán đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh, đưa Trung tâm Thuốc dân tộc trở thành địa chỉ khám chữa dạ dày đông khách nhất trên cả nước.
Để đảm bảo phục vụ được người bệnh một cách tốt nhất, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc sẵn sàng tư vấn miễn phí 24/7 cho người bệnh, đồng thời cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà cho người bệnh ở xa có nhu cầu sử dụng.
Để được thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh có thể hẹn đặt lịch trước hoặc liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng hoặc qua website, fanpage của Trung tâm.
Thông tin liên hệ – Trung tâm Thuốc dân tộc:
- Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định – SĐT: (024) 7109 6699 | 0962 448 569
- Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – SĐT: (028) 7109 6699 | 0961 825 886
- Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT: 0203 657 0128 | 0972 606 773
- Website: www.thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Trên đây là một số thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của bản thân mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên nhanh chóng thăm khám ở các y bác sĩ, thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao để có cách xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? (Chuyên gia tư vấn)
- Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Biến chứng và cách trị