[Cùng tìm hiểu] Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại + Loai nào nguy hiểm hơn

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ ngày càng tăng nhanh. Bệnh trĩ gồm có 4 loại là bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng. Những bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn uống thiếu khoa học, béo phì, ngồi quá lâu tại một chỗ,… Bệnh trĩ nội hình thành do giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Bệnh trĩ ngoại là sự giãn nở của đám những đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.

Trĩ nội hay trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm như nhau bởi những biến chứng phức tạp của nó sẽ không tốt cho bệnh nhân. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng nhiễm trùng, áp – xe hậu môn, bội nhiễm, thiếu máu, ung thư búi trĩ, sa búi trĩ, tắc nghẹt búi trĩ,… Đây là những biến chứng có thể đe dọa trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Về sự nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn. Nhiều người không phát hiện được các triệu chứng bệnh trĩ nội và chịu đựng những cơn đau đớn, khó chịu do căn bệnh này gây ra. Khi bệnh đã ở mức độ nặng thì việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn bởi bệnh trĩ nội đã chuyển sang giai đoạn biến chứng phức tạp.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn?

Thực tế, một số trường hợp, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm và nặng hơn trĩ ngoại. Khi mắc bệnh trĩ nội, búi trĩ sẽ hình thành bên trong hậu môn khiến cho việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Theo đó, việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ nội sẽ chậm trễ hơn bệnh trĩ ngoại. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội khi thăm khám bệnh đã chuyển biến ở mức độ nặng.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội phải mất thời gian dài mới có thể phát hiện bệnh.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại sẽ dễ dàng phát hiện bệnh ở những triệu chứng xuất hiện bên ngoài. Riêng bệnh trĩ nội, người bệnh phải mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể phát hiện được các biểu hiện của bệnh. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, sức khỏe của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc điều trị bệnh trĩ nội cũng gặp nhiều khó khăn hơn trĩ ngoại. Với căn bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể sử dụng thuốc để khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, khi bị trĩ nội, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật mới có thể kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dù mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại, người bệnh cũng nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.

Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cùng có điểm chung là gây tổn thương vùng hậu môn, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, 2 loại trĩ này có một số đặc điểm khác nhau rất rõ rệt. Để phân biệt 2 loại trĩ này, người bệnh cần phải căn cứ vào những yếu tố dưới đây.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Sự khác nhau giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

# Vị trí hình thành

Nếu bệnh trĩ ngoại hình thành ngay ở rìa vùng hậu môn thì bệnh trĩ nội lại xuất hiện bên trong. Chỉ đến khi bệnh trĩ nội chuyển biến nặng, búi trĩ mới sa ra vùng ngoài của hậu môn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nhanh chóng hình thành và phát triển ở phần trên của đường lược. Búi trĩ nằm sâu bên trong vùng hậu môn, phía cuối của trực tràng và rất khó có thể phát hiện được.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành và phát triển ở bề mặt của những biểu mô lát tầng, đặc biệt là phần rìa phía bên ngoài của vùng hậu môn. Bệnh trĩ ngoại rất dễ phát hiện bằng mắt thường hoặc trong quá trình đi đại tiện, búi trĩ bị sa ra bên ngoài.

# Đặc điểm của trĩ nội và trĩ ngoại

  • Trĩ nội: Búi trĩ không tồn tại các dây thần kinh cảm giác. Mỗi khi đi đại tiện, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng các niêm mạc của búi trĩ cọ xát. Bệnh nhân thường có cảm giác bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở búi trĩ. Để biết được sự xuất hiện của trĩ nội, người bệnh chỉ có thể căn cứ vào hiện tượng chảy máu.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn nên người bệnh rất dễ nhận biết. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại sẽ chứa nhiều dây thần kinh cảm giác. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, đau rát mỗi khi đi đại tiện.

Đừng bỏ qua: Đài VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc

Cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại đơn giản nhất

Việc nhận biết chính xác bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát và tiến hành chữa trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra. Để dễ dàng xác định được bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, người bệnh cần căn cứ vào một số đặc điểm sau.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Hướng dẫn cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

# Trĩ nội gồm có 4 giai đoạn:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ có kích thước rất nhỏ, ở sâu bên trong hậu môn, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Người bệnh có triệu chứng bị chảy máu khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ đã phát triển về kích thước, rất dễ bị sa ra ngoài nếu người bệnh rặn mạnh hoặc đi đại tiện. Tuy nhiên, búi trĩ có thể tự co lên được nếu người bệnh đi đại tiện xong.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, kể cả khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu. Lúc này, búi trĩ không thể tự co lên được mà phải dùng tay đẩy.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn thường xuyên. Ở giai đoạn này, lượng máu ở vùng hậu môn sẽ chảy ra nhiều ở dạng nhỏ giọt hoặc bắn thành từng tia.

# Trĩ ngoại gồm có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành ở vùng ngoài hậu môn với kích thước chỉ như hạt đậu.
  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ phát triển mạnh mẽ hơn và có sự xuất hiện của các đám rối. Ở bên ngoài hậu môn, búi trĩ sẽ hình thành ngoằn ngoèo.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ đã bị tắc mạch, xuất hiện triệu chứng chảy máu liên tục, đau rát, khó chịu.
  • Giai đoạn 4: Búi trĩ tiết ra rất nhiều chất dịch khiến cho vùng hậu môn của người bệnh thường xuyên ngứa ngáy, viêm nhiễm. Bệnh nhân có triệu chứng bị áp-xe ở vùng hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, bội nhiễm,

Trên đây là một số thông tin giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ứng với mỗi căn bệnh sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh trĩ nếu không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

Xem ngay:

  • NS Bình Xuyên và bí quyết chữa khỏi bệnh trĩ nhờ Đông y
  • Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục