[ Giải đáp] Trĩ ngoại độ 3 nguy hiểm không, có cần phẫu thuật?
Trĩ ngoại độ 3 là giai đoạn búi trĩ bị sa ra ngoài, không thể tự co vào được, búi trĩ sưng to, tụ máu,… Vậy trĩ ngoại độ 3 nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Trĩ ngoại độ 3 nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại gồm có 4 cấp độ khác nhau: Cấp độ 1, 2, 3, 4. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 3 sẽ thường xuyên bị chảu máu nhiều vì búi trĩ bị sa ra ngoài. Máu có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vùng hậu môn bị ẩm ướt, ngứa ngáy, đau rát thường xuyên khiến người bệnh không thể tập trung cho công việc.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ ngoại độ 3 còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác nên người bệnh cần phải thận trọng. Với căn bệnh này, nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của trĩ ngoại độ 3, mọi người cần biết để kiểm soát bệnh của mình.
- Nhiễm trùng búi trĩ
- Nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ, rò hậu môn
- Áp – xe hậu môn, viêm loét hậu môn
- Mất máu nhiều
- Sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, tắc trĩ
- Viêm cấp tĩnh mạch cực kỳ đau đớn
- Ung thư hậu môn
- Cản trở lưu thông máu ở tĩnh mạch khiến búi trĩ sưng phồng
Với căn bệnh trĩ ngoại độ 3, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở khám chữa trị bệnh uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kiểm soát phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh nhanh chóng khỏi.
Trĩ ngoại độ 3 có cần phẫu thuật?
Không phải trường hợp nào bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 3 cũng đều tiến hành phẫu thuật. Phương pháp mổ trĩ chỉ áp dụng cho những người bệnh đã tiến hành điều trị nội khoa trong thời gian dài và không có tác dụng hoặc người bị biến chứng do trĩ gây ra. Phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh trĩ.
Với những bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 ở mức độ nhẹ thì không cần phải phẫu thuật. Người bệnh có thể uống thuốc hoặc thực hiện một số thủ thuật, vật lý trị liệu,… để kiểm soát bệnh. Nếu bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 ở mức độ nặng, kèm theo biến chứng, viêm nhiễm, búi trĩ sa ra ngoài nhiều thì phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.
Những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh là thuốc uống, thuốc đặt ở hậu môn và thuốc bôi. Thuốc uống sẽ giúp phục hồi thành tĩnh mạch, ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng phù nề, sưng tấy, ngứa ngáy ở quanh vùng hậu môn. Thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi các tổn thương ở hậu môn.
Thực tế, với căn bệnh trĩ ngoại độ 3, chỉ những trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt trĩ bởi phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hẹp hậu môn, chảy máu nhiều,… Tiểu phẫu sẽ là giải pháp cuối cùng để người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này khi điều trị nội khoa không đạt kết quả như mong muốn.
Lưu ý khi bị trĩ ngoại độ 3
Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 3 sẽ thường xuyên bị đau rát, khó chịu và tổn thương ở vùng hậu môn. Một số trường hợp, người bệnh còn bị viêm nhiễm, chảy máu thường xuyên do thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để giúp kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc chữa trị bệnh, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, nhất là rau xanh và trái cây
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung cho cơ thể nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cơ thể
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể xảy ra.
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3
- Nếu cắt trĩ, vùng hậu môn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
- Không được vận động mạnh, nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi cắt trĩ
- Nên đi lại nhẹ nhàng, không được làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tái khám theo đúng lịch hẹn
- Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ, tránh gây nhiễm trùng vết mổ
- Không được ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc rặn nhiều khi đi vệ sinh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được trĩ ngoại độ 3 nguy hiểm không? Để đảm bảo an toàn cho bản thân, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm. Đây là cách giúp bạn dễ dàng kiểm soát được căn bệnh này và biết được phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Với căn bệnh trĩ ngoại độ 3, bệnh nhân không nên cố chịu đau mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày