[Giải đáp thắc mắc] Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Bệnh trĩ không chỉ khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng mà còn khiến phụ nữ mặc cảm, khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Hầu hết các bà bầu đều rất dễ đối diện với nguy cơ mắc bệnh trĩ vì trong quá trình mang bầu thường bị tăng áp lực ổ bụng. Bên cạnh đó, khi mang thai, kích thích tố sinh dục nữ progesterone sẽ nhanh chóng tăng làm giãn các cơ ruột. Điều này sẽ gây ra tình trạng co bóp nhu động ruột khiến mẹ bầu đứng trước nguy cơ bị táo bón và mắc bệnh trĩ. Với áp lực ổ bụng, thai nhi sẽ nhanh chóng to lên và gây chèn ép các mạch máu khiến cho máu khó lưu thông, sưng phồng lên.
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, búi trĩ nằm ở vùng hậu môn, liền kề với bộ phận sinh dục nên không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con tự nhiên. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có bất cứ chỉ định nào cho bà bầu bị trĩ phải mổ. Do đó, các mẹ đều có thể sinh con bình thường. Chỉ những trường hợp cần thiết, bác sĩ mới chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ hay sinh thường.
# Trường hợp bà bầu bị trĩ cấp độ 1, 2
Nếu sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì có thể cho trẻ sinh thường. Tuy nhiên, khi búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều, người mẹ cũng sẽ rất dễ đối diện với tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan khác. Những cơn đau âm ỉ do bệnh gây ra cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc sinh thường rặn quá nhiều cũng sẽ làm tổn thương đến búi trĩ khiến bệnh nặng hơn.
# Trường hợp bà bầu bị trĩ ở cấp độ 3, 4
Nếu mẹ bầu bị trĩ ở cấp độ nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài, kèm theo hiện tượng chảy máu thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp sinh mổ. Khi sinh thường, bà bầu sẽ mất một khoảng thời gian dài để rặn sinh con. Điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch trĩ sẽ nhanh chóng bị sa ra ngoài nhiều và dễ gây biến chứng hơn. Bên cạnh đó, việc rặn sinh con sẽ khiến cho búi trĩ bị chảy nhiều máu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong suốt quá trình “vượt cạn”.
Tốt nhất, để biết được bản thân nên sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu chẳng may mắc bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này.
Lưu ý khi bà bầu bị trĩ
Hiện tại có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh trĩ cho bà bầu như sử dụng thuốc Tây, chích xơ hoá búi trĩ, thắt dây chun điều trị trĩ, phẫu thuật cắt trĩ,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị thích hợp nhất, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và an toàn cho thai nhi. Các mẹ mang bầu mắc bệnh trĩ nên kiểm tra thường xuyên để kiểm soát bệnh. Song song với việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi và tránh bị bệnh trĩ sau sinh.
- Mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Không được ăn thức ăn cứng, khó tiêu hóa hoặc thực phẩm cay, nóng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước trái cây để hỗ trợ điều trị bệnh
- Đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu tại một chỗ, gây ảnh hưởng đến búi trĩ
- Không nên đi vệ sinh quá lâu hoặc nhịn đại tiện vì dễ gây áp lực lên vùng trực tràng
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng ở bên trái để tăng lượng máu lưu thông cho cơ thể
- Chườm túi đá ở vùng hậu môn để hạn chế tình trạng sưng tấy, ửng đỏ
- Nên tắm nước ấm và ngâm mình trong nước khoảng 15 – 20 phút
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
- Không được sử dụng giấy vệ sinh quá cứng mà hãy dùng giấy trắng, mềm, không mùi thơm
- Mẹ bầu có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho người mắc bệnh trĩ
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Luôn có thái độ lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Nếu áp dụng các mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ, mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ hoặc tự ý đổi liều thuốc do bác sĩ chỉ định
- Nếu muốn sử dụng mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu thì người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người trang bị thêm cho bản thân mình những kiến thức hữu ích và hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tránh trường hợp viêm nhiễm có thể xảy ra, mẹ bầu nên tìm hiểu, thăm khám bệnh kịp thời. Đây là cách giúp bạn có thể kiểm soát căn bệnh này, tránh các biến chứng phức tạp của bệnh.