[Cùng tìm hiểu] Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây, hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Chảy máu trĩ là do búi trĩ bị vỡ ra, gây đau đớn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mất nhiều máu, nhiễm trùng máu,… Người bệnh cần xử lý bằng cách vệ sinh tại chỗ, dùng băng gạc để cầm máu và che vết thương. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tận gốc tình trạng chảy máu bệnh trĩ.

Chảy máu trĩ là một dấu hiệu không nên xem thường vì có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.
Chảy máu trĩ là một dấu hiệu không nên xem thường vì có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, chứng bệnh này đã xuất hiện từ thời xưa. Trong dân gian, bệnh trĩ còn được gọi là “lòi dom”. Theo một thống kê của hiệp hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc bệnh trĩ ở nước ta là 30 – 35% dân số.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ là do những đám rối tĩnh mạch dưới da bị sưng vì từng co giãn quá mức. Những búi trĩ có thể sẽ bị vỡ ra, dẫn đến chảy máu, gây đau buốt.

Các đám rối tĩnh mạch bị căng giãn quá mắc sẽ dẫn đến ứ đọng máu, hình thành những búi trĩ ở trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn.
Các đám rối tĩnh mạch bị căng giãn quá mắc sẽ dẫn đến ứ đọng máu, hình thành những búi trĩ ở trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn.

Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh trĩ là do nếp sống sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh như:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ;
  • Táo bón trong thời gian dài;
  • Ngồi lâu khi đi đại tiện;
  • Ngồi nhiều, ít vận động;
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chiên xào.

Những điều này sẽ dẫn đến hiện tượng các búi trĩ hình thành ở hậu môn. Biểu hiện của bệnh trĩ là:

  • Ngứa rát hậu môn;
  • Các búi trĩ hình thành ở trong trực tràng, có thể sưng đau và lòi ra bên ngoài hậu môn (biểu hiện của chứng trĩ nội);
  • Các búi trĩ xuất hiện ở ngoài hậu môn (biểu hiện của chứng trĩ ngoại).

Người bị mắc bệnh trĩ sẽ cảm nhận được sự đau nhức, đau rát khi búi trĩ sưng to.

Bị Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại, người bệnh vẫn có thể đối diện với nguy cơ búi trĩ bị vỡ. Hiện tượng búi trĩ bị vỡ có thể là do:

  • Vận động mạnh hoặc va chạm mạnh (đối với trĩ ngoại);
  • Đại tiện;
  • Táo bón.

Trong số các tác nhân trên, bị trĩ đi ngoài ra máu là một trong những trường hợp nhiều người gặp phải nhất.

Nhìn chung, chảy máu búi trĩ là một tình trạng nguy hiểm. Trước hết, người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn đau rát khó chịu. Nếu không cầm máu được, bệnh nhân sẽ bị mất máu, dẫn đến choáng váng, mệt mỏi, gây bất tiện trong sinh hoạt.

Đối với trường hợp bị trĩ nội, người bệnh sẽ khó cầm máu, dẫn đến mất nhiều máu. Bên cạnh đó, chảy máu trĩ có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh trĩ là căn bệnh khiến người bệnh e ngại, không đến gặp bác sĩ để điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị kịp thời, không chăm sóc sức khỏe đúng cách, bệnh sẽ trở nên nặng hơn hoặc sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

Trĩ chảy máu là một dấu hiệu nguy hiểm. Người bệnh có thể bị mất nhiều máu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng dưới niêm mạc,...
Trĩ chảy máu là một dấu hiệu nguy hiểm. Người bệnh có thể bị mất nhiều máu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng dưới niêm mạc,…

Cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu

1. Chăm sóc dự phòng

Để không bị vỡ búi trĩ, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, người bệnh cần chăm sóc vùng hậu môn kỹ lưỡng. Dưới đây là những cách phòng tránh búi trĩ bị chảy máu và giúp thuyên giảm bệnh trĩ:

  • Lựa chọn ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E và nhiều chất xơ như: trái cây tươi, rau xanh, bắp cải,…;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục mỗi ngày để máu huyết tuần hoàn tốt, tránh ứ đọng ở vùng trực tràng, hậu môn;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày;
  • Ngâm nước ấm nóng để giảm đau trĩ và làm búi trĩ co lại;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc quần lót quá chật.
Ngăn ngừa trĩ chảy máu bằng cách ăn uống đầy đủ chất xơ, vitamin, hạn chế vận động mạnh,...
Ngăn ngừa trĩ chảy máu bằng cách ăn uống đầy đủ chất xơ, vitamin, hạn chế vận động mạnh,…

2. Sơ cứu, cầm máu

Trong trường hợp búi trĩ ngoại bị vỡ, người bệnh cần phải sơ cứu tại chỗ để tránh mất nhiều máu và tránh bị nhiễm trùng.

Trước tiên, người bệnh cần làm sạch vùng hậu môn với nước muối ấm để sát khuẩn. Vì cơ thể sinh học của người có chức năng đông máu nên người bệnh có thể dùng một mẩu gạc mỏng để băng vết thương lại. Trong quãng thời gian này, người bệnh không nên di chuyển nhiều và ăn uống đầy đủ chất để vết thương mau chóng lành. Lưu ý, người bệnh không nên đắp những loại lá thuốc Nam vào vết thương hở vì có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu.

Búi trĩ vỡ thường gây ra cơn đau buốt khó chịu. Do đó, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc cầm máu. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và cấp thuốc.

Xử lý trĩ chảy máu bằng cách vệ sinh tại chỗ, cầm máu và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Xử lý trĩ chảy máu bằng cách vệ sinh tại chỗ, cầm máu và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Trong trường hợp đi đại tiện ra nhiều máu, người bệnh cần sơ cứu cầm máu tại chỗ, sau đó đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Cách điều trị hữu hiệu nhất đó là loại bỏ các búi trĩ ở bên trong trực tràng.

3. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn những búi trĩ, từ đó ngăn chặn nguy cơ vỡ búi trĩ, chảy máu khi đi đại tiện hoặc va chạm. Thông thường, người bệnh chỉ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ khi búi trĩ quá to, thường xuyên chảy máu, gây cản trở sinh hoạt.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là cách giúp loại bỏ nguy cơ vỡ búi trĩ, chảy máu.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là cách giúp loại bỏ nguy cơ vỡ búi trĩ chảy máu.

Một số phương pháp phẫu thuật trĩ an toàn hiện nay là:

  • Đốt trĩ bằng tia laser;
  • Thắt gốc búi trĩ (đối với trường hợp trĩ nội);
  • Phẫu thuật loại bỏ máu đông dưới da.

Hậu phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì nếp sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất, uống nước đầy đủ, hạn chế dùng thức ăn cay nóng, thuốc lá,… để phòng tránh tái phát bệnh trĩ.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.