[Thực hư] Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả
Bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ lây như thế nào? Và cách phòng tránh bệnh hiệu quả?… Luôn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây, hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm do cơ chế bệnh sinh không có sự tham gia của virus, nấm hay vi khuẩn. Tuy nhiên bệnh có thể khởi phát do các thói quen xấu thường gặp như nhịn đại tiện, uống ít nước, chế độ ăn ít chất xơ, thừa cân – béo phì, lười vận động,…
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở niêm mạc trực tràng – hậu môn. Theo thời gian, máu ứ đọng tại tĩnh mạch bị giãn tạo thành cấu trúc dạng búi (thường được gọi là búi trĩ). Bệnh lý này thường xảy ra do các nguyên nhân gây tăng áp lực ở khu vực trực tràng – hậu môn như táo bón, tiêu chảy mãn tính, ngồi nhiều, ít vận động, thừa cân – béo phì, thường xuyên nhịn đại tiện,…
Ban đầu, bệnh trĩ chỉ gây nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn và chảy máu sau khi đại tiện. Tuy nhiên nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra các biến chứng như tắc mạch búi trĩ, nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm và rối loạn cơ thắt hậu môn.
Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh trĩ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, hoạt động học tập, làm việc và tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý. Do đó khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không?”.
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen xấu và ảnh hưởng của một số tình trạng sinh lý như mang thai, rối loạn nội tiết, hành kinh,… Dù không có khả năng lây nhiễm nhưng bệnh trĩ rất dễ khởi phát nếu không chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Bệnh trĩ là tình trạng mãn tính, dai dẳng và rất khó để điều trị dứt điểm. Mặc dù bệnh tương đối lành tính và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh với các biện pháp đơn giản như:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vùng trực tràng – hậu môn. Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều thực phẩm giàu đạm, gia vị và dầu mỡ là nguyên nhân gây táo bón mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thống kê cho thấy, có đến hơn 80% trường hợp bệnh nhân trĩ mắc phải các chứng rối loạn tiêu hóa như mót rặn, tiêu chảy, táo bón,… Do đó để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo một số nguyên tắc sau:
- Giảm lượng chất béo, đạm và gia vị trong chế độ ăn. Thay vào đó nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin như rau xanh, củ, trái cây,…
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Ngoài tác dụng cân bằng điện giải, nước còn có chức năng duy trì một lượng chất lỏng bên trong đường ruột, giúp phân mềm và dễ đào thải ra bên ngoài.
- Nếu thường xuyên bị táo bón, nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng làm mềm phân như rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, dầu ô liu, cá hồi, bơ, khoai lang,…
- Hạn chế các thức uống có tính háo nước và dễ gây táo bón như nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc, rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác.
- Nên ưu tiên dùng thực phẩm tươi và sạch. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và chất bảo quản, có thể gây ra chứng táo bón và làm tăng nguy cơ bị trĩ.
- Nên ăn chậm nhai kỹ và chỉ ăn đủ no. Ăn uống quá mức có thể gây áp lực lên toàn bộ hệ thống tiêu hóa, khiến cân nặng tăng nhanh và dẫn đến béo phì.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bệnh Trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
2. Thay đổi thói số thói quen xấu
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bệnh trĩ còn có thể khởi phát do chế độ sinh hoạt bừa bãi và thiếu khoa học. Để hạn chế mắc bệnh trĩ và các vấn đề ở đường tiêu hóa, bạn nên điều chỉnh một số thói quen sau:
- Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Các thói quen này có thể gây tổn thương mạch máu và khiến tĩnh mạch có nguy cơ phình giãn khi có các yếu tố tác động.
- Tránh lao động nặng và hạn chế các tư thế gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, cồng kềnh, ngồi quá lâu,…
- Không nên ngồi quá lâu. Với những người làm công việc văn phòng, nên đi lại sau 2 giờ làm việc để giảm mức độ chèn ép lên vùng hậu môn.
- Tập thói quen đại tiện theo giờ và đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Nhịn đi tiêu có thể khiến phân khô cứng, dẫn đến chứng táo bón và gây tổn thương tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn.
- Vận động thường xuyên giúp ổn định cân nặng, hạn chế tích tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng và điều hòa nhu động ruột. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất 3 buổi/ tuần để phòng ngừa bệnh trĩ và các vấn đề tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không? Phòng ngừa như thế nào?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về tính chất của bệnh và chủ động trong việc ngăn ngừa bệnh lý này.
Tham khảo thêm:
- Bệnh Trĩ Nội: Nhận biết sớm dễ điều trị
- Bệnh Trĩ Ngoại: Điều trị và phòng ngừa