Bệnh trĩ ngoại và những điều người bệnh cần lưu ý
Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân gây trĩ ngoại? Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh như thế nào?… Là thắc mắc của rất nhiều người và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và tham khảo nhé!
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là thuật ngữ đề cập đến tình trạng phình giãn đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược, gây ra hiện tượng ứ huyết và hình thành búi trĩ (nằm ở ngoài ống hậu môn). Khác với trĩ ngoại là trĩ nội – tình trạng phình giãn tĩnh mạch xảy ra ở trên đường lược (nằm sâu bên trong ống hậu môn).
So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết và phát sinh triệu chứng ngay cả trong giai đoạn mới phát. Búi trĩ hình thành ở hậu môn – trực tràng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đại tiện, sinh hoạt, học tập và làm việc. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến thể trạng và yếu tố tâm lý.
Đối với những trường hợp chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như thiếu máu mãn tính và tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn – trực tràng.
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại điển hình với các triệu chứng sau:
- Đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Ban đầu, máu có thể lẫn bên trong phân hoặc chảy nhỏ giọt. Tuy nhiên ở giai đoạn nặng, máu có thể chảy thành tia và mất nhiều thời gian để cầm máu.
- Vùng hậu môn vướng víu, nặng, đau rát và khó chịu.
- Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, ngồi xổm hoặc đi bộ. Ban đầu, búi trĩ sa có thể tự co lại khi đứng dậy nhưng theo thời gian mức độ sa nặng hơn và buộc phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn.
- Ở giai đoạn nặng, búi trĩ phát triển lớn sa ra ngoài hoàn toàn và không thể thụt vào ống hậu môn – ngay cả khi dùng tay đẩy.
- Quan sát búi trĩ nhận thấy búi trĩ phồng lên như mẩu thịt thừa, màu đỏ sẫm. Khi quan sát kỹ thấy các tĩnh mạch chồng chéo lên nhau.
- Vùng hậu môn ẩm ướt, viêm đỏ và ngứa ngáy.
Phân loại bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại được chia thành từng chia thành 4 mức độ riêng biệt, bao gồm:
- Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chủ yếu gây đau và chảy máu khi đại tiện.
- Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn và có thể tự co lại mà không cần sử dụng tay.
- Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ sa khi rặn đại tiện và ngồi xổm nhưng không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào.
- Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi đi bộ và vận động. Một số trường hợp búi trĩ phát triển lớn và không thể co vào ống hậu môn ngay cả khi dùng tay.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Cơ chế hình thành búi trĩ là do tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn – trực tràng trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng phình giãn và ứ huyết.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ ngoại, bao gồm:
- Táo bón kéo dài: Táo bón mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ ngoại. Tình trạng này làm tăng áp lực và ma sát lên tĩnh mạch khiến cơ quan này bị giãn, ứ huyết và hình thành cấu trúc dạng búi.
- Ngồi nhiều: Thống kê cho thấy, bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng xảy ra nhiều ở người ngồi trong thời gian dài (nhân viên văn phòng). Tư thế này làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn, từ đó gây ra các vấn đề như thoái hóa cột sống, bệnh trĩ, táo bón,…
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, gia vị, ít chất xơ, ăn uống quá mức, dung nạp nhiều caffeine và cồn có thể gây ra chứng táo bón, gián tiếp tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và tăng nguy cơ bị trĩ.
- Vận động nặng trong thời gian dài: Lao động nặng nhọc hoặc luyện tập quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Các hoạt động này khiến cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn bị đè nén quá mức và có nguy cơ phình giãn cao.
- Một số nguyên nhân khác: Bệnh trĩ ngoại còn có thể khởi phát do yếu tố chủng tộc, di truyền, mắc các bệnh chuyển hóa (tiểu đường, gút), ảnh hưởng do mang thai, hành kinh và rối loạn nội tiết.
Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không? Nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại thực chất là hiện tượng tĩnh mạch phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị. Tuy nhiên đối với những trường hợp trĩ không phát sinh triệu chứng, bác sĩ thường không khuyến cáo điều trị y tế. Lúc này, bác sĩ có thể hướng dẫn cách xây dựng lối sống lành mạnh nhằm hạn chế tiến triển của bệnh.
Trĩ ngoại là bệnh lý tương đối lành tính và ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển với kích thước lớn và gây ra các biến chứng như sau:
- Trĩ ngoại tắc mạch: Biến chứng này xảy ra khi các mạch máu trong búi trĩ bị vỡ, chảy máu và hình thành cục máu đông. Máu đông làm cản trở quá trình tuần hoàn khiến búi trĩ bị viêm, sưng, phù nề và gây đau dữ dội.
- Thiếu máu mãn tính: Mức độ và tần suất sa của trĩ ngoại thường xuyên hơn so với trĩ nội. Do đó ngoài triệu chứng chảy máu khi đại tiện, tình trạng này còn có thể diễn ra do ma sát với quần áo. Chảy máu búi trĩ kéo dài không chỉ gây đau đớn, tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây ra chứng thiếu máu mãn tính.
- Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này thường xảy ra ở trường hợp trĩ ngoại độ 4. Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày có thể khiến cơ thắt hậu môn co thắt mạnh, gây nghẹt mạch máu, dẫn đến hiện tượng phù nề và đau đớn.
- Hoại tử búi trĩ: Hoại tử búi trĩ là biến chứng do nghẹt búi trĩ và trĩ ngoại tắc mạch không được điều trị triệt để. Búi trĩ hoại tử thường gây đau đớn dữ dội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh trĩ ngoại còn gây ra không ít trở ngại và phiền toái trong cuộc sống. Bệnh kéo dài không chỉ tác động đến thể trạng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố tâm lý.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại
Trước khi can thiệp điều trị, nên thăm khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn các biện pháp phù hợp. Một số biện pháp chữa bệnh trĩ ngoại thường được áp dụng, bao gồm:
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Đối với những trường hợp trĩ ngoại độ 1 chỉ mới phát sinh các triệu chứng nhẹ, bạn có thể cải thiện với một số mẹo tại nhà như:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng hậu môn 5 – 10 phút có thể giảm hiện tượng viêm, sưng nóng và đau rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh ngay sau khi đại tiện để làm dịu niêm mạc trực tràng – hậu môn và cầm máu.
- Ngâm nước ấm: Ngâm nước ấm trước khi đại tiện giúp làm giãn không gian trong ống hậu môn, làm mềm niêm mạc và giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Biện pháp này còn hạn chế tình trạng chảy máu, đau rát và khó chịu sau khi đi tiêu.
- Dùng lá diếp cá: Hợp chất chống oxy hóa quercetin trong lá diếp cá có tác dụng bảo vệ và tăng độ bền thành mạch. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Để làm giảm bệnh trĩ ngoại, có thể bổ sung diếp cá trong chế độ ăn hoặc giã đắp trực tiếp lên vùng hậu môn.
Tham khảo thêm: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang: Bài thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất từ YHCT
2. Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ
Dùng thuốc được chỉ định đối với trường hợp bệnh đã phát sinh các triệu chứng lâm sàng như đau rát, khó chịu vùng hậu môn, chảy máu,… Các loại thuốc điều trị trĩ ngoại thường dùng, bao gồm:
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Thường được sử dụng khi bệnh trĩ ngoại xảy ra do các dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như táo bón hoặc tiêu chảy. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Với trường hợp ỉa chảy, thuốc có khả năng làm chậm nhu động ruột, giảm tần suất đi tiêu và hạn chế áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm (NSAID, Corticoid) được sử dụng để hạn chế tình trạng viêm búi trĩ và giảm đau rát ở khu vực hậu môn. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,…). Tuy nhiên đối với những trường hợp viêm nặng, có thể sử dụng Corticoid liều thấp trong thời gian ngắn.
- Thuốc mỡ/ thuốc đạn: Các loại thuốc này được sử dụng tại chỗ nhằm làm dịu búi trĩ, giảm viêm, làm trơn ống hậu môn và giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Hiện nay, các loại thuốc đạn/ thuốc mỡ còn được bổ sung hydrocortisone, kháng sinh,… để giảm phù nề và ngăn ngừa bội nhiễm.
- Thuốc làm bền thành mạch: Được sử dụng nhằm tăng trương lực của tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch và hạn chế tối đa tình trạng ứ huyết. Mục đích lâu dài khi dùng thuốc làm bền thành mạch là tránh gia tăng kích thước và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.
Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.
Đa số những loại thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ vẫn mang đến hiệu quả nhanh nhưng không dứt điểm được bệnh. Nhất là đối với trường hợp bệnh trĩ ngoại. Thuốc chỉ giúp các triệu chứng giảm đi trong thời gian ngắn, sau đó lại tái phát trở lại. Xét về lâu dài, Tây y không hẳn là lựa chọn tối ưu để xử lý các vấn đề bệnh trĩ.
Nếu bệnh trĩ ngoại đã chuyển sang giai đoạn mãn tính lâu năm, việc dùng thuốc Tây không còn tác dụng thì tốt nhất người bệnh nên chuyển hướng điều trị khác theo hướng dẫn từ chuyên gia để có hiệu quả khả quan hơn.
Xem ngay: VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc
3. Thuốc Đông y chữa bệnh trĩ triệt để tận gốc
Đông y vốn đã nổi tiếng về công dụng loại bỏ bệnh dựa vào xử lý gốc căn nguyên, điều trị trong ngoài kết hợp để đem đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài. Các chuyên gia về YHCT đều khẳng định rằng chữa bệnh trĩ bằng Đông y, người bệnh sẽ nhận được lợi ích gấp đôi so với lựa chọn các giải pháp khác. Lựa chọn đúng giải pháp hiệu nghiệm, bệnh nhân không chỉ thoát khỏi bệnh nhanh chóng mà còn có thể phục hồi sức khỏe toàn diện hơn.
Một trong số những bài thuốc Đông chữa trĩ có hiệu quả cao, được tin dùng nhiều nhất hiện nay chính là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc được bào chế bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa – trực tràng và YHCT tại Trung tâm.
Sau nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên công thức chữa trĩ cổ phương bí truyền của người H’mông, kết hợp công nghệ khoa học và y lý hiện đại, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã được ra đời.
Những điểm nổi bật ưu việt của bài thuốc so với Tây y và các phương pháp khác:
- Điều trị hoàn toàn dựa trên nguyên lý Đông y là bổ huyết, thăng khí, cầm máu, giảm đau, thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức bền thành mạch, làm co búi trĩ… Thuốc vừa giúp ngăn chặn triệu chứng, vừa giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời phục hồi chức năng phủ tạng để hỗ trợ chống lại bệnh từ bên trong.
- Tổng hòa dược liệu đặc trị + dược liệu ôn bổ. Kết hợp công năng của hơn 30 loại thảo dược, phân chia thành 3 chế phẩm cùng sử dụng trong một liệu trình. Điều này đem đến tác động kép, xử lý sâu hơn để có hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
- Thảo dược sạch, nguồn gốc rõ ràng. Quy trình chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO, được chế biến dưới nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn GMP hiện đại nên bài thuốc có chất lượng cao, an toàn, lành tính, không hóa chất, không tác dụng phụ.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được giới chuyên môn đánh giá là “bước tiến mới trong điều trị bệnh trĩ”.
- Kết hợp cả 3 dạng uống – ngâm – bôi thay vì chỉ có 1 dạng duy nhất giống Tây y hoặc nhiều phương pháp khác. Sự kết hợp này giúp búi trĩ co teo nhanh chóng hơn, rất hiệu nghiệm với các trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ sau sinh, trĩ trong quá trình mang thai.
- Sử dụng được cho tất cả mọi đối tượng, bao gồm cả những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ sau sinh, mẹ bầu, người lớn tuổi, người đã từng điều trị nhiều bằng Tây y không khỏi.
- Phương pháp điều trị bảo tồn cấu trúc hậu môn, không gây biến chứng khiến bệnh nặng hơn hoặc tái lại về sau.
Trong suốt 10 năm ứng dụng, Thuốc dân tộc đã tiếp đón trăm ngàn lượt bệnh nhân đến thăm khám và điều trị bệnh trĩ. Trong đó có cả giới nghệ sĩ nổi tiếng như NS Bình Xuyên. NS đã từng điều trị ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ, vẫn dành hết lời khen ngợi cho chất lượng điều trị tại Trung tâm.
Hiện nay, Trung tâm đang là một trong những đơn vị khám chữa bệnh trĩ bằng Đông y uy tín, chất lượng và có số lượng bệnh nhân tìm đến đông nhất cả nước.
Suốt quá trình dùng thuốc, người bệnh sẽ được theo dõi sát sao và hướng dẫn chi tiết và điều chỉnh liên tục theo tình trạng tiến triển để có kết quả tốt nhất. Sự tận tâm, nhiệt tình và tay nghề cao của đội ngũ chuyên gia chính là yếu tố khiến người bệnh tin tưởng tuyệt đối khi lựa chọn điều trị trĩ nội, trĩ ngoại tại đây.
Bên cạnh những chương trình truyền hình đưa tin, nghệ sĩ chia sẻ, thông tin về chất lượng khám chữa tại Thuốc dân tộc và công dụng của bài thuốc chữa bệnh trĩ “thần kỳ” này cũng xuất hiện nhiều trên các trang báo uy tín như vtv.vn, vtc.vn, 24h.com, doisongphapluat.com,,…
Nguồn thông tin này trước khi được đăng tải đều đã qua kiểm chứng và xác thực nên người bệnh có thể an tâm tham khảo.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về bài thuốc này cũng như phương pháp chữa tại đây, bệnh nhân có thể tìm đến trực tiếp Trung tâm Thuốc dân tộc hoặc liên hệ tới số hotline để được tư vấn và hướng dẫn nhanh nhất. Tin rằng với trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia tại đây có thể giúp bạn giải quyết triệt để căn bệnh này.
4. Phẫu thuật & thủ thuật xâm lấn
Phần lớn các trường hợp bị trĩ ngoại đều không có đáp ứng tốt với thuốc. Các loại thuốc được sử dụng chỉ với mục đích làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển. Do đó có đến hơn 80% trường hợp bệnh nhân phải can thiệp thủ thuật xâm lấn.
Các thủ thuật xâm lấn được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:
- Tiêm xơ búi trĩ: Biện pháp này sử dụng dung dịch chứa phenol tan trong dầu hạnh nhân/ cồn 70% hoặc dung dịch Quinin – ure 5% tiêm vào búi trĩ nhằm thúc đẩy phản ứng xơ hóa. Tiêm xơ búi trĩ được thực hiện nhằm hạn chế hiện tượng xuất huyết và sa búi trĩ.
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi qua hậu môn, sau đó đưa vòng cao su vào cổ búi trĩ và thắt chặt nhằm gây gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và hoại tử búi trĩ sau 5 – 7 ngày.
- Áp lạnh: Áp lạnh là biện pháp gây hoại tử búi trĩ bằng cách dùng nito lỏng hóa băng búi trĩ. Sau khoảng 6 – 8 tuần, tổ chức búi trĩ bị xơ hóa, hoại tử và rụng hẳn.
So với việc sử dụng thuốc, các thủ thuật xâm lấn đem lại hiệu quả rõ rệt hơn. Tuy nhiên, các thủ thuật này thường không áp dụng được cho những trường độ trĩ ngoại độ 2 và độ 3. Trong trường hợp trĩ ngoại sa ra ngoài hoàn toàn và đã phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Các kỹ thuật được áp dụng trong phẫu thuật điều trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:
- Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín
- Phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc
- Phẫu thuật Milligan Morgan
- Phẫu thuật Whitehead
Phẫu thuật thường chỉ được cân nhắc khi bệnh không có đáp ứng với các phương pháp bảo tồn. Mặc dù giải quyết triệt để búi trĩ nhưng biện pháp này có thể gây ra các biến chứng như hẹp hậu môn, són phân, lộn niêm mạc trực tràng ra ngoài, rối loạn tiểu tiện, chảy máu kéo dài,…
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Chế độ chăm sóc khoa học có thể giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, yếu tố này còn giúp hạn chế tái phát trĩ sau khi điều trị.
Chế độ chăm sóc cho người bị bệnh trĩ ngoại:
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị.
- Uống 2 – 2.5 lít nước/ ngày, tăng cường bổ sung nước ép trái cây, rau xanh và hạn chế dùng cà phê, trà đặc và rượu bia.
- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, điều hòa nhu động ruột và cải thiện tuần hoàn máu. Từ đó hạn chế nguy cơ tái phát trĩ và ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như tiêu chảy, táo bón,…
- Hạn chế các bộ môn luyện tập có cường độ mạnh và tránh mang vác, vận động nặng.
- Người bị béo phì nên điều chỉnh cân nặng nhằm giảm áp lực lên khu vực trực tràng – hậu môn.
- Tập đi đại tiện theo giờ và hạn chế thói quen nhịn đi tiêu.
- Tích cực điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành trĩ ngoại như tiểu đường, gút, suy giãn tĩnh mạch,…
Bệnh trĩ ngoại tương đối lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống và phát sinh hàng loạt các biến chứng nặng nề.
Tham khảo thêm:
- 10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà tuy đơn giản nhưng hiệu quả
- Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
- NS Bình Xuyên và bí quyết chữa khỏi bệnh trĩ nhờ Đông y