[Chuyên gia trả lời câu hỏi] Bệnh trĩ nhẹ có cần gặp bác sĩ không?
Bệnh trĩ nhẹ có cần gặp bác sĩ không? Là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh trĩ nhẹ có cần gặp bác sĩ hay không?
Bệnh trĩ nhẹ có cần gặp bác sĩ hay không? Luôn là mối quan tâm của những ai đã và đang mắc phải vấn đề này. Để trả lời câu hỏi trên, các chuyên gia, bác sĩ sẽ giải đáp vấn đề này như sau:
Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng, là sự co dãn của đám rối tĩnh mạch, dẫn đến phần tĩnh mạch bị phình to lên bao quanh vùng hậu môn khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.
Nếu như người bệnh đang gặp phải triệu chứng ở giai đoạn nhẹ thì cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám, đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dứt điểm. Vì khi bị búi trĩ ở giai đoạn đầu sẽ rất dễ phát hiện và nhanh chóng chữa lành, không để lại nhiều biến chứng sau này.
Dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ sẽ phát triển qua từng giai đoạn, và mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Bệnh trĩ khi ở mức độ nhẹ sẽ rất dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện như sau:
- Đau rát vùng hậu môn: Tình trạng xảy ra ở mỗi lần đi vệ sinh, đứng ngồi hay vận động. Người bị trĩ nhẹ sẽ cảm thấy ít đau rát hơn người bị trĩ mức độ nặng, khiến cho người bệnh cảm thấy không thoải mái.
- Ngứa hậu môn: Kích thước của búi trĩ chiếm diện tích vùng hậu môn làm gián đoạn sự đào thải của các chất thải, dịch nhầy dẫn đến bị ứ đọng ở phần búi trĩ gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ứ đọng càng lớn sẽ khiến cho vùng trĩ bị viêm và các búi càng ngày càng phình to.
- Hậu môn bị chảy máu: Dấu hiệu nhận biết khi chảy máu hậu môn là sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện một ít máu dính trong phân hoặc thấy máu xuất hiện trên giấy lau chùi sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Sa búi trĩ: Tức là mỗi lần đi đại tiện, tùy vào từng cấp độ nặng hay nhẹ phần búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài, đối với cấp độ nhẹ thì khi búi trĩ bị sa sẽ tự động co lên được.
Bệnh trĩ không phải là một loại bệnh thông thường, mà là nó phát triển theo nhiều dạng khác nhau tùy theo kích thước, vị trí. Vì vậy để phân biệt được bản thân đang mắc phải loại nào, người bệnh cần tham khảo qua các dấu hiệu sau đây.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính:
1. Trĩ nội
- Cấp độ 1: Phần búi trĩ nằm trong ống hậu môn, chưa bị sa ra ngoài. Người bệnh sẽ phát hiện chảy máu tươi sau khi đi vệ sinh.
- Cấp độ 2: Búi trĩ được hình thành rõ rệt, khi rặn phần búi sẽ lòi ít ra ngoài và tự co lên được.
- Cấp độ 3: Mỗi khi đi đại tiện, phần búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài, lúc này phải dùng tay đẩy nhẹ thì búi trĩ mới tự co lên được.
- Cấp độ 4: Ở giai đoạn này phần búi trĩ sẽ có kích thước to hơn bình thường, bị sa ra ngoài và nằm luôn ở ngoài hậu môn.
2. Trĩ ngoại
Phần búi trĩ sẽ nằm ở bên ngoài hậu môn có kích thước ban đầu nhỏ như hạt đậu, nhưng sau một thời gian do sự tác động của các chất thải, dịch nhờn gây viêm nhiễm khiến cho búi trĩ phình to hơn gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu và kèm theo đó là chảy máu.
3. Trĩ hỗn hợp
Người bệnh vừa mắc trĩ nội lẫn trĩ ngoại, khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho phần búi trĩ bên trong và búi trĩ bên ngoài sa xuống rồi kết hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
Cách phương pháp điều trị bệnh trĩ
Tùy vào tình trạng, tùy vào kích thước sẽ có phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Đối với người mắc bệnh trĩ nhẹ, ngoài những dấu hiệu nhận biết đơn giản thì việc điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn này cũng nhanh chóng và dứt điểm.
1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Tây y
Bệnh trĩ nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Người mắc bệnh trĩ nhẹ khi đi thăm khám sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc và thủ thuật mà không cần phải phẫu thuật.
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ triệt để. Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc đặc trị, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn để giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và làm cho búi trĩ teo lại.
- Điều trị bằng thủ thuật: Để ngăn máu lưu thông tới búi trĩ, người bệnh sẽ phải thắt vòng cao su, chích xơ búi trĩ và cắt bằng laser.
2. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ có thể chữa trị bằng mẹo dân gian tại nhà, tiết kiệm chi phí. Phương pháp này thường rất quen thuộc và phổ biến đối với mọi người. Một số mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bạn đọc có thể tham khảo:
- Chữa bệnh trĩ bằng nghệ: Trong nghệ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên chống viêm nhiễm, có thể dùng nghệ đắp vào búi trĩ bằng cách lấy củ nghệ đem đi giã nát hoặc xay nhuyễn cho vào 1 chiếc khăn nhỏ. Sau đó vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, lau khô và dùng nghệ đắp tầm 15 phút rồi rửa sạch bằng nước.
- Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý: Trong lá thiên lý có chứa tinh chất giải nhiệt, kháng viêm dùng để điều trị đau rát ngứa vùng hậu môn. Thực hiện: giã nát 1 nắm lá thiên lý trộn cùng 1 ít muối hòa tan với nước và vắt lấy nước lá, vệnh sinh vùng hậu môn, lấy bông gòn thấm nước và đắp vào búi trĩ từ 10 – 15 phút.
- Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: Nấu rau diếp cá với muối, dùng nước rau diếp cá xông hơi vùng hậu môn cho đến khi nguội hẳn. Sau đó dùng bã rau diếp cá cọ rửa hậu môn, thực hiện nhiều lần để mang lại hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh trĩ đúng cách
Bệnh trĩ là bệnh lý gây khó chịu đối với những ai đang mắc phải, ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của người bệnh từ việc vệ sinh, đi đứng hoặc ngồi cũng khiến cho người bệnh cảm thấy không thoải mái. Vì vậy mà đối với những ai chưa hoặc đang mắc bệnh cần phải thủ cho mình một vài biện pháp để ngăn ngừa bệnh trĩ bằng những cách sau đây:
- Tập thói quen uống nhiều nước giúp hạn chế khó khăn sau mỗi lần đi đại tiện
- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin trong thức ăn giúp làm mềm phân, hạn chế gây táo bón
- Lựa chọn quần áo tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái, tránh mặc những bộ quần áo bó sát cơ thể sẽ khiến vùng hậu môn bị bí bách
- Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, có thể lựa chọn loại hình thể dục đi bộ khoảng 20 phút giúp kích thích tăng nhu đường ruột, giảm chứng táo bón
- Hạn chế rặn sau những lần đi vệ sinh để tránh tình trạng sa búi trĩ
- Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến vùng hậu môn nóng, khó chịu, thay vào đó thường xuyên vận động tới lui để giảm tình trạng
- Vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn trẻ em, tránh sử dụng giấy vệ sinh thô ráp có thể khiến vùng hậu môn bị trầy xước.
Tóm lại, nếu như người bệnh đang gặp phải triệu chứng ở giai đoạn nhẹ thì cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh tình trạng xem thường rồi để lâu, kéo dài giai đoạn sẽ dẫn đến phần búi trĩ phát triển ở mức độ nặng hơn làm cho việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lại vừa tiêu hao tài chính bản của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục
Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?