[Dễ bị khó phòng]: Bệnh trĩ sau sinh và những điều chị em nên biết
Mắc bệnh trĩ sau sinh là tình trạng phổ biến có không ít chị em gặp phải. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của chị em rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu tất tần tật về bệnh lý này. Hãy theo dõi và cùng tham khảo nhé!
I/ Thông tin cần biết về bệnh trĩ sau sinh
Nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp các chị em chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa:
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ. Dưới đây là các những nguyên nhân thường gặp:
- Chị em đã bị hoặc bị bệnh trĩ trong lúc mang thai, sau sinh lại không chú ý giữ gìn sức khỏe. Điều này làm cho bệnh trĩ có xu hướng diễn tiến nặng hơn, gây nhiều biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.
- Càng vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn và có khả năng chèn ép, cản trở đường về của tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ dấn khiến cho các đám rối trĩ trở nên căng phồng lên và gây ra bệnh trĩ sau sinh.
- Khi sinh nở, bà bầu rặn đẻ không đúng cách làm cho áp lực đến ổ bụng tăng lên, nhất là vùng tiểu khung (là phần dưới khung chậu). Chính vì thế mà khiến cho búi trĩ dễ dàng bị sa ra ngoài.
- Chế độ kiêng cữ sau sinh khiến chị em có xu hướng ăn ít rau xanh, uống ít nước hơn… dẫn đến chứng táo bón. Tình trạng này kéo dài và thường xuyên sẽ gây bệnh trĩ. Khi những búi trĩ đã lớn và sa ra khỏi bên ngoài hậu môn thì được gọi là trĩ nội sa.
- Ngồi nhiều hoặc ít vận động sau sinh cũng có thể gây bệnh trĩ.
- Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, chị em thường gặp phải tình trạng tăng đông máu. Do đó, nó thường hay gây nên biến chứng thuyên tắc búi trĩ.
- Những phụ nữ bị dãn phế quản, viêm phế quản mạn tính hoặc lao động nặng sau sinh cũng thường hay bị trĩ. Bởi các triệu chứng gây áp lực lên ổ bụng, làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Dấu hiệu nhận biết
Cũng giống như bệnh trĩ thông thường, phụ nữ sau sinh bị trĩ cũng có các biểu hiện như sau:
- Ngứa hậu môn: Đây được xem là triệu chứng đầu tiên, thường gặp nhất khi bị trĩ. Bệnh nhân sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn. Điều này sẽ khiến các chị em trở nên tự ti trong cuộc sống hàng ngày.
- Đại tiện ra máu: Nếu như mới bị bệnh, lượng máu tương đối ít, tần suất ra máu cũng chưa nhiều. Chị em chỉ có thể nhận thấy hậu môn chảy máu khi dùng giấy để lau sau khi đi đại tiện. Hoặc cũng có thể thấy xuất hiện các tia máu ở trong phân. Ở những giai đoạn sau, hậu môn chảy máu nhiều hơn và với tần suất thường xuyên hơn. Lúc này, chị em đi đại tiện sẽ nhận thấy các tia máu xuất hiện một cách rõ ràng. Một số trường hợp, máu ở bũi trĩ chảy ra và có thể đông lại trong niêm mạc trực tràng nên khi đại tiện sẽ thấy có máu cục.
- Sa búi trĩ: Tùy vào mức độ bệnh lý mà triệu chứng này xuất hiện nặng nhẹ khác nhau. Nếu bệnh trĩ đang ở mức độ nhẹ, nó ít khi gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ đã bắt đầu nặng, thường là ở độ 3 trở lên, búi trĩ sa nhiều và làm cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt khi đại tiện hoặc lúc đi lại nhiều, phải làm các công việc nặng.
- Sưng đau hậu môn: Hậu môn sưng đau cũng là một trong những triệu chứng bệnh trĩ sau sinh thường gặp. Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng thuyên tắc búi trĩ ngoại hoặc khối trĩ nội sa ra ngoài bị nghẹt, khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn. Lúc này, xung quanh hậu môn sẽ xuất hiện nhiều khối sưng giống hình bông hoa. Nó gây cảm giác đau đớn khiến cho người bệnh không thể ngồi, đi lại hoặc là sinh hoạt bình thường được. Người bệnh thường mô tả mức độ đau của tình trạng trĩ tắc mạch hoặc trĩ nội sa nghẹt còn hơn cả lúc chuyển dạ. Với những chị em sau sinh, khả năng bị thuyên tắc búi trĩ còn cao hơn bởi ở họ có những yếu tố thuận lợi để bệnh nặng lên và thuyên đông.
Ngoài ra, bệnh trĩ sau sinh còn gây ra các triệu chứng khác như táo bón, đi ngoài dính máu, chảy dịch nhày ở cửa hậu môn, viêm trực tràng…
II/ Các phương pháp điều trị bệnh trĩ sau sinh
Điều trị bệnh trĩ sau sinh cho chị em cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và cả của bé. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh trĩ sau sinh:
Sử dụng thuốc tây
Theo các bác sĩ, áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa bảo tồn sẽ được ưu tiên để chữa trị cho bệnh nhân bị trĩ sau sinh. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, các loại thuốc được chỉ định sẽ được cân nhắc lỹ. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:
- Các loại thuốc có tác dụng làm co mạch, tăng sức bền của thành mạch: Nó sẽ giúp cho kích thước búi trĩ và tình trạng chảy máu được giảm bớt.
- Thuốc kháng viêm làm giảm sưng nề, giảm đau
- Thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn và các loại thuốc làm mềm phân: Có tác dụng làm cho quá trình đại tiện được dễ dàng, tình trạng táo bón cũng vì thế mà được giảm bớt.
Sử dụng Đông y điều trị bệnh trĩ sau sinh
Đông y được đánh giá là lựa chọn không tồi dành cho các trường hợp bị trĩ sau sinh. Vì các bài thuốc thảo dược này có thể giúp chữa khỏi tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Hơn nữa phương pháp còn giúp bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Một trong những bài thuốc áp dụng cho các trường hợp mẹ sau sinh bị trĩ hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Cách chữa này đã được rất nhiều mẹ bầu, mẹ sau sinh á dụng điều trị thành công chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng.
Với sự kết hợp hơn 30 loại thảo dược thiên nhiên, phân chia thành 3 nhóm, các chuyên gia đã thực hiện gia giảm và bào chế thành 3 chế phẩm đặc trị thuốc uống + bôi + ngâm, cùng sử dụng trong 1 liệu trình. Nhờ đó loại bỏ bệnh triệt để hơn. Đồng thời phục hồi thể trạng, không gây mệt mỏi để mẹ bầu phục hồi toàn diện hơn.
Ngoài ra, với sự chia nhỏ này, tùy vào tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ có liệu trình phù hợp nhất.
- Với mẹ sau sinh dưới 6 tháng: Được khuyên dùng thuốc ngâm + thuốc bôi, tác động trực tiếp từ bên ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mềm búi trĩ và co teo nhanh chóng. Cách dùng này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ vì không ảnh hưởng đến đường sữa cho con Dù không dùng thuốc uống nhưng vẫn đảm bảo hiệu nghiệm trong xừ lý bệnh.
- Với mẹ sau sinh sau 6 tháng: Sử dụng liệu trình đầy đủ bao gồm cả 3 thuốc, vừa loại bỏ căn nguyên bên trong, vừa ngăn chặn triệu chứng bên ngoài và ngăn ngừa biến chứng.
Đừng bỏ qua: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang: Bài thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất từ YHCT
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã được công nhận là bài thuốc có nhiều ưu điểm vượt trội, được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh lựa chọn. Giải pháp đã giúp chữa khỏi cho hơn 85% số bệnh nhân trĩ các trường hợp tìm đến Trung tâm để điều trị. Bao gồm cả trĩ sau sinh và nhiều cấp độ trĩ khác. Trong đó có cả những trường hợp bệnh nặng, điều trị nhiều không khỏi như trường hợp của NS Bình Xuyên,
Bài thuốc là giải pháp các mẹ sau sinh không nên bỏ qua.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trường hợp điều trị bằng phương pháp nội khoa không mang lại tác dụng, mắc bệnh quá nặng sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Ngoài ra, nó cũng được chỉ định cho những người bị bị chảy máu cấp tính, thuyên tắc hoặc bị hoại tử búi trĩ áp dụng các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ, tùy vào mức độ bệnh lý và sự lựa chọn của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho những phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp bị trĩ hỗn hợp, trĩ nội sa biến chứng nghẹt, trĩ có biến chứng tắc mạch: Được chỉ định thực hiện phương pháp cắt trĩ kinh điển như Ferguson, Milligan Morgan, White Head.
- Với những người bị trĩ nội đơn thuần độ 3, 4 sẽ được chỉ định phẫu thuật Longo. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau đớn sau môt, không để lại sẹo hở ở vùng hậu môn. Đồng thời, với phương pháp này, thời gian nằm viện cũng sẽ được rút ngắn, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh chóng.
III/ Các biện pháp chăm sóc khi bị bệnh trĩ sau sinh
Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc đúng cách bệnh nhân bị trĩ sau sinh sẽ giúp bệnh mau lành hơn. Đồng thời, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Nếu chưa biết phải làm gì khi bị trĩ sau sinh, các chị em có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Thường xuyên ngâm hậu môn với nước ấm. Thực hiện khoảng 15 phút mỗi ngày, kiên trì thường xuyên để mang lại tác dụng tốt nhất.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện. Bên cạnh đó, nên xoa bụng mỗi khi đi tiêu để giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, không nên kiêng khem quá mức. Bổ sung nhiều rau củ tươi, các thực phẩm có tính nhuận tràng và uống nhiều nước là những điều rất cần thiết khi bị bệnh trĩ.
- Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, thức ăn khó tiêu, đồ nhiều dầu mỡ hoặc những chất kích thích… Những thức ăn này thường khó tiêu, dễ gây táo bón và làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng hoặc tập luyện các bài tập thể dục phù hợp để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp cho tình trạng táo bón được giảm bớt. Bên cạnh đó, không nên làm việc nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Nếu như bệnh đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng dân gian từ lá lốt, tỏi, mật ong… Đây là cách chữa trị an toàn, lại dễ thực hiện, đồng thời giúp giảm bớt các triệu chứng cho bản thân.
Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh trĩ sau sinh và những điều cần lưu ý. Không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, tốt nhất là các mẹ nên đi khám để được điều trị sớm, tránh gặp các vấn đề không mong muốn.
Thông tin liên quan
- VTC2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc
- NS Bình Xuyên và bí quyết chữa khỏi bệnh trĩ nhờ Đông y