[Giải đáp thắc mắc] Bị xuất huyết dạ dày nên ăn và kiêng gì?
Bị xuất huyết dạ dày nên ăn và kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi chế độ ăn uống cũng sẽ góp phần vào điều trị bệnh hiệu quả hơn, giúp người bệnh có sức đề kháng chống lại bệnh. Vì vậy hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bào viết dưới đây nhé!
Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do lạm dụng thuốc chống viêm, sử dụng rượu bia trong thời gian dài, dùng thuốc chống đông quá liều,… Mặc dù có thể đe dọa đến tính mạng nhưng nếu xử lý kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể được kiểm soát hoàn toàn và không gây ra bất cứ di chứng nào.
Tuy nhiên sau khi điều trị, bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh để phục hồi hoàn toàn vị trí niêm mạc bị chảy máu. Nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, ổ viêm loét có thể tiến triển nặng, lan rộng và gây tái phát xuất huyết dạ dày.
Bên cạnh thói quen sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân nên thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thực tế cho thấy, chế độ ăn hợp lý giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, tránh gây kích thích ổ viêm loét và thúc đẩy tốc độ phục hồi của niêm mạc. Tuy nhiên để xây dựng thực đơn phù hợp, bệnh nhân cần nắm rõ vấn đề Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?.
Nên ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?
Mạch máu bị vỡ ở niêm mạc dạ dày cần một khoảng thời gian dài để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy trong thời gian này, người bệnh nên cung cấp các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng trung hòa axit để tránh kích thích lên ổ viêm loét và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân xuất huyết dạ dày:
1. Dùng các món ăn lỏng, ít gia vị
Sau khi cầm máu, bệnh nhân cần sử dụng các món ăn có kết lỏng, nguội, mềm và ít gia vị như cháo, súp, canh,… Hầu hết các món ăn này đều dễ tiêu hóa, hấp thu và ít khi kích thích lên vị trí chảy máu.
Theo các chuyên gia, dùng món ăn lỏng, ít gia vị và dễ tiêu hóa giúp dạ dày có thời gian “nghỉ ngơi”. Từ đó hỗ trợ thúc đẩy và tái tạo vùng niêm mạc bị viêm loét. Ngoài ra, các món ăn này tương đối dễ ăn và hầu như không gây khó nuốt, buồn nôn hay nôn mửa. Để bệnh phục hồi tốt, bệnh nhân nên sử dụng các món ăn có kết cấu mềm, lỏng và ít gia vị trong ít nhất 3 – 5 ngày tùy vào mức độ tổn thương và vị trí xuất huyết.
2. Thực phẩm giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hóa
Xuất huyết dạ dày làm thất thoát một lượng máu của cơ thể. Vì vậy, tình trạng này có thể khiến thể trạng suy nhược và mệt mỏi. Để nâng cao và phục hồi sức khỏe, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hóa như:
Quả bơ: Quả bơ là một trong những loại thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cùng với 21 loại axit amin, axit béo, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, kết cấu của loại quả này khá mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, các axit béo trong quả bơ còn tác dụng bao phủ niêm mạc và bảo vệ ổ loét ở dạ dày, tá tràng.
Trứng: Trứng chứa lượng đạm dồi dào cùng với một số axit amin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, loại thực phẩm này dễ tiêu hóa hơn so với thịt bò, thịt cừu hay các loại thịt đỏ. Chính vì vậy, người bị xuất huyết dạ dày có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng nhằm phục hồi và nâng cao thể trạng. Để tránh kích thích ổ loét ở niêm mạc đường tiêu hóa, nên chế biến trứng ở dạng luộc hoặc dùng để nấu súp.
Chuối: Chuối không chỉ chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tương tự như quả bơ, chuối có kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, trung hòa axit dạ dày và phòng ngừa đầy hơi, chướng bụng,…
Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc được đánh giá là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên khi đang điều trị các vấn đề về dạ dày, cần chế biến ngũ cốc đúng cách để tránh gây đau thượng vị và kích thích lên ổ viêm loét. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể dùng các món ăn từ ngũ cốc như cháo, miến, súp,… để cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe.
Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai) chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày không nên bổ sung hoặc chỉ bổ sung với liều lượng nhất định.
3. Thực phẩm giàu sắt giúp bù lượng máu thất thoát
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở người bị xuất huyết dạ dày – đặc biệt là xuất huyết dạ dày mãn tính. Để bù lượng máu thất thoát do xuất huyết, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt. Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể có vai trò thúc đẩy sản xuất hồng cầu, cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm rau bina, cải xoăn, đậu hà lan, khoai lang, thịt (nên sử dụng thịt heo để làm giảm áp lực lên dạ dày),… Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu sắt còn chứa một số thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit folic, vitamin B12, vitamin C, vitamin A và chất xơ.
4. Cá – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Cá là nhóm thực phẩm lành mạnh và được khuyến cáo bổ sung ít nhất 3 lần/ tuần. Nhóm thực phẩm này cung cấp hàm lượng đạm dồi dào nhưng không gây khó tiêu hay làm tăng cholesterol trong máu như thịt lợn, thịt heo, thịt bò,… Ngoài ra, cá còn chứa nhiều axit béo (chủ yếu là Omega 3) và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung cá vào chế độ dinh dưỡng của người bị xuất huyết dạ dày có thể phục hồi thể trạng, giảm mệt mỏi và suy nhược. Ngoài ra, Omega 3 trong nhóm thực phẩm này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc, thúc đẩy và làm lành ổ viêm loét. Bên cạnh đó, các khoáng chất trong cá còn hỗ trợ cơ thể sản xuất hồng cầu, tái tạo mạch máu và tăng cường sức khỏe.
Một số loại cá tốt cho người bị xuất huyết dạ dày, bao gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chép, cá nục,… Tuy nhiên để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, cần lựa chọn cá tươi sống và có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng.
5. Các loại rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho người có vấn đề về dạ dày. Nhóm thực phẩm này cung cấp một lượng nước dồi dào cùng với chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng trong rau xanh không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn hỗ trợ trung hòa dịch vị, giảm đau thượng vị và làm dịu ổ viêm loét.
Ngoài ra, bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày còn giúp điều hòa nhu động ruột, tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi. Không chỉ cung cấp các thành phần dinh dưỡng thông thường, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như quercetin và flavonoid. Các hợp chất này đã được chứng minh có khả năng phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng.
6. Cung cấp đủ nước (2 – 2.5 lít nước/ ngày)
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nên cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Tình trạng xuất huyết ở dạ dày không chỉ làm thất thoát máu mà còn gây buồn nôn và nôn mửa liên tục, dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải.
Vì vậy sau khi nội soi/ phẫu thuật cầm máu, bệnh nhân nên bổ sung đủ nước để bù chất lỏng, giảm mệt mỏi và phục hồi thể trạng.
Người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng ăn gì?
Song song với việc bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân cần hạn chế hoặc kiêng cử hoàn toàn một số loại thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc dạ dày. Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể khiến ổ viêm loét tiến triển nặng, lan rộng và tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày.
Vì vậy trong thời gian điều trị, nên kiêng cử các loại thực phẩm và thức uống sau:
1. Thức ăn khô, cứng và khó tiêu hóa
Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên tránh dùng các món ăn khó tiêu hóa, kết cấu và cứng (bánh mì sấy, thức ăn nhanh, đồ nướng, rau củ sấy,…). Các món ăn này có thể làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa khiến dạ dày phải tiết nhiều axit và co bóp liên tục, dẫn đến đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.
Ngoài ra, các mảnh thức ăn cứng, khô có thể ma sát với niêm mạc và kích thích lên ổ viêm loét khiến vị trí chảy máu chậm phục hồi hoặc thậm chí gây xuất huyết trở lại. Vì vậy trong thời gian điều trị, tuyệt đối không sử dụng các món ăn khó tiêu hóa và có kết cấu khô, cứng.
2. Món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ
Ngoài ra, người mắc các vấn đề về dạ dày cũng cần tránh dùng các món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ. Các món ăn này không chỉ gây khó tiêu, dễ gây đầy hơi và chướng bụng mà còn kích thích lên ổ loét và làm chậm quá trình phục hồi niêm mạc ở vị trí chảy máu.
Thường xuyên sử dụng món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, muối đường và dầu mỡ còn làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và loét hành tá tràng.
3. Các loại thực phẩm chế biến sẵn
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn như snack, xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, đồ hộp, mì gói,… đều chứa nhiều gia vị và chất bảo quản. Mặc dù có tính tiện lợi cao, dễ sử dụng và hương vị thơm ngon nhưng các loại thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày, tăng nguy cơ táo bón và thừa cân – béo phì.
Dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên có thể khiến vị trí chảy máu ở dạ dày chậm phục hồi và bị sưng viêm kéo dài. Do đó để hỗ trợ quá trình điều trị, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Thực tế, thực phẩm chế biến sẵn không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn gây rối loạn đường ruột và tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận.
4. Nước ngọt có gas, cà phê
Nước ngọt có gas và cà phê chứa hàm lượng caffeine tương đối cao. Caffeine giúp não bộ tỉnh táo, tăng khả năng học tập – làm việc và cải thiện mức độ tập trung. Tuy nhiên, thành phần này có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit, từ đó thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc và làm chậm tốc độ phục hồi ổ viêm loét.
Ngoài ra, nước ngọt có gas còn làm tăng độ axit trong dịch vị. Sử dụng loại thức uống này thường xuyên có thể khiến vết loét ở dạ dày và tá tràng chậm lành hoặc thậm chí có nguy cơ lan rộng. Hơn nữa, nước ngọt có gas còn làm tăng đường huyết, giảm hấp thu canxi, tăng nguy cơ loãng xương và gây thừa cân – béo phì.
5. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia
Người mắc các vấn đề về dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng tuyệt đối không được sử dụng rượu bia. Ethanol trong các loại thức uống này có thể phá vỡ màng bảo vệ niêm mạc, đẩy nhanh quá trình ăn mòn thành dạ dày của dịch vị và tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài ra, dung nạp rượu bia còn làm tăng độ axit trong dạ dày dẫn đến đau thượng vị, nóng rát, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Do đó trong thời gian điều trị, tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống chứa cồn.
Bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý gì khi ăn uống?
Chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường kém hơn so với người khỏe mạnh. Vì vậy ngoài việc nắm bắt vấn đề Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, bệnh nhân cần lưu ý một số nguyên tắc khi ăn uống sau:
- Chú ý cách chế biến: Khi chế biến món ăn, nên ưu tiên các phương thức chế biến ít dầu mỡ và gia vị như luộc, hấp, nấu súp, canh,… Các phương thức chế biến này thường dễ tiêu hóa hơn so với món ăn chiên, xào, nướng và có thể bảo toàn giá trị dinh dưỡng trong các loại thực phẩm.
- Ăn chín uống sôi: Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn chín uống sôi – ngay cả với rau xanh. Các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trong thực phẩm chưa được nấu chín có thể xâm nhập vào ổ viêm loét gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn quá no hoặc để bụng quá đói có thể kích thích ổ viêm loét, gây đau và nóng rát dạ dày. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên chia nhỏ bữa ăn (khoảng 4 – 5 bữa nhỏ), mỗi bữa ăn chỉ dung nạp một lượng thực phẩm vừa phải và cần tránh ăn sau 19 giờ. Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời tạo điều kiện cho ổ loét có thời gian phục hồi và tái tạo.
- Một số vấn đề khác: Ngoài ra, bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần ăn chậm nhai kỹ, tránh nằm, vận động mạnh và làm việc ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó, nên cân bằng giá trị dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn để sức khỏe và thể trạng nhanh chóng phục hồi.
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học có thể hỗ trợ phục hồi và tái tạo ổ viêm loét. Tuy nhiên bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng và lo âu quá mức.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nên ăn gì và kiêng gì khi bị xuất huyết dạ dày?”. Hy vọng qua những thông tin trên, bệnh nhân có thể thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe tổng thể.