[Nên tìm hiểu] Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu

Sử dụng lá ngải cứu vào chữa bệnh trĩ là phương pháp được rất nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Vậy phải sử dụng sao cho đúng cách, liều lượng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho người bệnh. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu là mẹo trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Nhân dân tận dụng đặc tính chống viêm, sát trùng và cầm máu của thảo dược này để cải thiện tình trạng sưng nóng, đau rát hậu môn và giảm mức độ xuất huyết búi trĩ.

Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không
Lá ngải cứu có chữa được bệnh trĩ không?

Lá ngải cứu có chữa được bệnh trĩ không?

Lá ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, dược liệu này có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng khứ hàn, giảm đau và cầm máu. Vì vậy, ngải diệp thường được dùng để cầm máu do chấn thương và xuất huyết do lòi dom (bệnh trĩ).

Bệnh trĩ là là chứng bệnh thường gặp ở vùng trực tràng – hậu môn xảy ra khi tĩnh mạch bị phình giãn, suy yếu lâu này dẫn đến hiện tượng ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Bệnh lý này ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, nhân dân còn tận dụng các thảo dược tự nhiên để cầm máu và sát trùng búi trĩ. Trong đó mẹo chữa bằng ngải cứu được áp dụng phổ biến vì có nguyên liệu dễ tìm, an toàn, chi phí thấp và phù hợp với nhiều đối tượng.

cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Ngải cứu có khả năng cầm máu, chống viêm và sát trùng nhẹ

Ngoài khả năng cầm máu, các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy hoạt chất anabsinthine trong ngải diệp có khả năng chống viêm và giảm đau khá rõ rệt. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phục hồi tổn thương ở tĩnh mạch trực tràng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ.

Tuy nhiên cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa này.

Hướng dẫn chi tiết 5 cách dùng lá ngải cứu trị bệnh trĩ

Có khá nhiều cách dùng lá ngải cứu trị bệnh lòi dom được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, hiệu quả của của các mẹo chữa không tính đồng nhất. Vì vậy bạn nên xem xét mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe để lựa chọn cách chữa phù hợp.

Dưới đây là 5 cách dùng ngải diệp chữa bệnh trĩ được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân:

1. Ngâm rửa hậu môn với lá ngải cứu và muối

Ngâm rửa hậu môn với nước sắc ngải cứu và muối biển là mẹo chữa đơn giản và dễ thực hiện. Với tác dụng chống viêm và cầm máu, thảo dược này có thể giảm nhanh tình trạng xuất huyết sau khi đi tiêu, cải thiện đau rát, sưng nóng và khó chịu ở vùng niêm mạc hậu môn.

Bên cạnh đó, muối biển còn giúp sát trùng, tiêu viêm, đồng thời hỗ trợ ức chế vi khuẩn, virus và nấm men có hại. Vì vậy, áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn giúp làm sạch hậu môn và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.

cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Ngâm rửa hậu môn với lá ngải cứu và muối giúp giảm viêm và cải thiện ngứa ngáy ở vùng hậu môn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm rửa 1 nắm lá ngải cứu với nước muối pha loãng
  • Rửa lại với nước sạch thêm 3 – 5 lần và để ráo
  • Đun sôi 2 lít nước và cho ngải diệp vào
  • Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát vào và cho vào 1 thìa muối biển, khuấy đều
  • Dùng nước ngâm rửa hậu môn trong 5 – 10 phút

Nên ngâm rửa hậu môn với lá ngải cứu và muối biển từ 1 – 2 lần/ ngày (sau khi đại tiện và trước khi ngủ).

2. Kết hợp ngải cứu và lá trầu không

Lá trầu không là vị thuốc nam quen thuộc với người Việt. Với đặc tính chống ngứa, sát trùng và giảm viêm, lá trầu thường được nhân dân sử dụng để trị rôm sảy, viêm nhiễm vùng kín, nổi mề đay mẩn ngứa và chữa bệnh trĩ.

Phối hợp ngải cứu với thảo dược này giúp làm tăng tác dụng giảm đau, chống ngứa và sát trùng. Không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân, các công trình nghiên cứu cũng nhận thấy dịch chiết từ lá trầu có khả năng diệt virus và vi khuẩn (tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, trực trùng coli). Trong đó, tụ cầu khuẩn là một trong những tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ.

chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và lá trầu có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn, nấm và virus

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm trầu không và 1 nắm ngải cứu tươi
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho thảo dược vào, đun thêm 5 – 10 phút và tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, vớt bỏ bã và hòa thêm nước lạnh vào
  • Dùng nước ngâm rửa hậu môn 1 – 2 lần/ ngày

3. Chườm đắp ngải cứu và lá diếp cá

Ngoài những mẹo chữa trên, nhân dân còn sử dụng ngải cứu với ngư tinh thảo (diếp cá) để trị bệnh trĩ. Diếp cá chứa hoạt chất decanonyl acetaldehyde có khả năng kháng sinh mạnh giúp ức chế nấm men, virus và hại khuẩn. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa hợp chất chống oxy hóa quercetin có khả năng làm bền thành mạch, hỗ trợ làm co búi trĩ và giảm mức độ xuất huyết khi đi tiêu.

Thực hiện mẹo chườm đắp ngải cứu và lá diếp cá có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu như sưng nóng, ngứa ngáy, đau rát và viêm đỏ vùng hậu môn. Đồng thời hỗ trợ làm co búi trĩ và đảm bảo hiệu quả của các phương pháp y tế.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị ngải cứu và lá diếp cá mỗi thứ 1 nắm
  • Đem rửa sạch dược liệu và để ráo nước
  • Sau đó giã nát lá diếp cá và ngải cứu
  • Dùng bã đắp lên vùng hậu môn trong 20 phút và rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày trong thời gian dài

Bên cạnh mẹo chữa này, nên bổ sung diếp cá vào chế độ ăn hằng ngày để điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và hạn chế ma sát lên búi trĩ trong quá trình đại tiện.

4. Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và các thảo dược khác

Đối với trường hợp búi trĩ chảy máu nhiều, gây đau rát và khó chịu, có thể dùng bài thuốc phối hợp giữa ngải diệp và một số thảo dược khác như củ nghệ, lá lốt, lá cúc tần,…

Các thảo dược này có tác dụng cầm máu, chống ngứa, giảm viêm và sát trùng. Vì vậy khi sử dụng phối hợp với ngải diệp có thể cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, sưng đỏ và đi ngoài ra máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu tươi, lá sung, lá lốt và cúc tần, 1/2 củ nghệ
  • Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi
  • Thêm 2 lít nước vào và đun sôi
  • Đợi nước nguội bớt rồi đổ ra thau
  • Hòa thêm 1 ít nước mát vào và vớt bỏ bã
  • Dùng nước ngâm rửa hậu môn từ 10 – 15 phút
  • Áp dụng bài thuốc này 2 lần/ ngày trong ít nhất 1 – 2 tháng

5. Dùng món ăn từ ngải cứu

Ngải cứu không chỉ được sử dụng để làm thuốc mà còn được dùng như một loại rau. Món ăn từ ngải cứu có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường lưu thông khí huyết. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dùng ngoài, nhân dân còn sử dụng món ăn từ thảo dược này nhằm giảm tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Các món ăn từ ngải cứu có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Ngoài ra, ngải cứu còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Bổ sung thảo dược này vào chế độ ăn có thể giảm tình trạng táo bón, kích thích vị giác, cải thiện chứng ăn uống kém và thể trạng suy nhược.

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện sức khỏe tổng thể, nhân dân thường dùng món trứng chiên ngải cứu, cháo ngải cứu, canh ngải cứu thịt nạc, ngải cứu hầm trứng vịt lộn,…

Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu có hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trĩ và hỗ trợ làm co búi trĩ. Ngoài ra, áp dụng mẹo chữa này đều đặn còn giúp ức chế virus, nấm, vi khuẩn và phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm do sa búi trĩ lâu ngày.

Tuy nhiên cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Vì vậy cần tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa này. Thay vào đó nên phối hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học và tuân thủ các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, hiệu quả của các mẹo chữa từ thảo dược còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh. Ở một số trường hợp, mẹo chữa này có thể không đem lại bất cứ hiệu quả hay cải thiện nào. Vì vậy khi mắc bệnh trĩ, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đề xuất phương án điều trị phù hợp.

Một số lưu ý khi dùng lá ngải cứu trị bệnh trĩ

Biện pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa mẹo chữa này tận dụng đặc tính tự nhiên của thảo dược nên tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.

chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Bên cạnh cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ. Mẹo chữa này không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc và các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định.
  • Ngâm rửa ngải cứu và các thảo dược tự nhiên khác với nước muối pha loãng trước khi sử dụng nhằm làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, xác động vật, vi khuẩn và nấm mốc. Nếu không thận trọng trong khâu chuẩn bị, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như viêm nhiễm, ngứa ngáy và nóng rát vùng hậu môn.
  • Cần vệ sinh hậu môn với nước sạch trước khi áp dụng các mẹo chữa từ ngải cứu.
  • Ngưng áp dụng mẹo chữa này khi có các dấu hiệu dị ứng như ngứa ngát, nóng rát, nổi mề đay, búi trĩ sưng đỏ, sung huyết,…
  • Để nhận thấy hiệu quả rõ rệt, cần áp dụng mẹo chữa bằng lá ngải cứu đều đặn trong một thời gian dài (ít nhất 1 – 3 tháng).
  • Bên cạnh các mẹo chữa dân gian, nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh. Đồng thời cần thay đổi các thói quen làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn như ngồi xổm, nhịn đại tiện, rặn khi đi tiêu, ăn uống quá mức, hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Trong trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả, nên thăm khám để được đánh giá tình trạng bệnh lý và can thiệp thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật khi cần thiết.

Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu là mẹo trị bệnh được lưu truyền trong phạm vi nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu về hiệu quả của thảo dược này còn khá hạn chế. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa dân gian. Thay vào đó, cần chủ động điều trị y tế và xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh hoàn toàn.

Tham khảo thêm: 5+ Cách chữa bệnh trĩ từ nghệ cực chuẩn (Nghệ tươi + Tinh bột)