10+ Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng, mệt mỏi
Trào ngược dạ dày gây đau lưng, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hiểu được điều đó bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những cách khắc phụ trào ngược dạ dày để người bệnh cùng tham khảo. Hãy theo dõi nhé!
Tại sao trào ngược dạ dày gây đau lưng?
Cơ quan dạ dày tá tràng có liên kết với các xương khớp, trong đó có đốt sống lưng. Khi dạ dày bị rối loạn hệ thống tiêu hóa sẽ làm gia tăng áp lực lên các đốt sống lưng dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng.
Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng lượng acid dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản và gây ra những triệu chứng thường gặp như:
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Ợ nóng, ợ chua
- Đau bụng
Khi tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng thì sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan bên cạnh, trong đó người bệnh có dấu hiệu bị đau lưng trong quá trình trào ngược dạ dày. Vì vậy để tránh ảnh hưởng, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục những triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây đau lưng
Trào ngược dạ dày gây đau lưng xảy ra khi cơ co thắt thực quản bị rối loạn chức năng khiến cho thức ăn bị đẩy ngược lên. Và các tác nhân phổ biến thường gặp bao gồm:
- Axit dạ dày làm tổn thương dây thần kinh: Cụ thể là do axit dạ dày khi trào ngược lên thực quản làm tổn thương đến các dây thần kinh. Bởi axit dạ dày có thể làm thủng cả lớp niêm mạc dạ dày, khi đó sẽ khiến cho nó đẩy ngược lên cổ họng và gây tổn thương đến dây thần kinh ở ngực, vai và lưng trên.
- Tư thế nằm ngủ: Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường được khuyên kê cao gối khi ngủ để tránh được tình trạng trào ngược. Tuy nhiên tư thế này lại khiến cho dây thần kinh ở lưng và vai gáy bị căng ra do đó dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng.
- Nôn nhiều: Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ gây ra các triệu chứng về ợ hơi và nôn mửa nhiều, nếu để tình trạng này tiếp diễn liên tục sẽ làm cho cơ lưng phải gồng lên gây nhức mỏi. Tùy vào từng mức độ mà cơn đau có thể kéo dài vài tiếng hoặc cả ngày.
- Biến chứng dạ dày: Trào ngược dạ dày gây đau lưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khi đó người bệnh có thể đứng trước nguy cơ mắc nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, gây tổn thương hoặc loét thực quản,…
Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng, mệt mỏi
Bệnh trào ngược gây đau lưng không thể tự khỏi, mà buộc người bệnh phải thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng đau lưng do trào ngược bằng những cách khắc phục như sau:
1. Khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng các bài thuốc Nam
Hầu hết các bài thuốc Nam đều sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, an toàn và lành tính. Các loại thảo dược này có tác dụng chữa chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe mà bạn có thể tham khảo qua:
- Nghệ tươi: Rửa sạch 1 củ nghệ tươi rồi đem giã lấy nước cốt uống. Có thể trộn thêm 3 – 4 thìa mật ong tạo thành hỗn hợp uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần để cải thiện tình trạng.
- Thìa là: Lấy vài hạt thìa là để nhai, ăn mỗi ngày 2 lần sẽ giúp bệnh được thuyên giảm.
- Trà hoa cúc: Loại trà này không chỉ giúp giải độc, an thần mà còn chữa được chứng trào ngược dạ dày khá hiệu quả. Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống 2 ly trà hoa cúc sẽ giúp cho tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện hiệu quả.
- Trà gừng: Rễ cây của gừng có khả năng làm giảm các axit dạ dày, giảm kích thích buồn nôn và đảm bảo hệ thống tiêu hóa được hoạt động tốt. Mỗi ngày, bạn có thể uống 1 tách trà gừng sau mỗi bữa ăn sẽ giúp làm dịu lại các triệu chứng liên quan đến dạ dày.
2. Khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng thuốc
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Đối với trường hợp người bệnh có khắc phục bằng cách chữa tại nhà nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như:
- Thuốc ức chế bơm Proton
- Thuốc chẹn axit để cải thiện những triệu chứng về ợ chua, ợ nóng và trào ngược.
- Thuốc giảm đau nhằm kiểm soát được cơn đau lưng.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng là một biện pháp tốt giúp cải thiện tình trạng đau lưng do trào ngược dạ dày. Bạn có thể thay đổi những điều này bằng cách:
- Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Các nhóm thực phẩm thường có lợi cho hệ tiêu hóa thường là thịt nạc, các loại cá, súp lơ và các loại trái cây giàu chất xơ, kali như bưởi, dưa hấu, táo, chuối,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa: Bạn nên gạch tên những loại những loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến dạ dày bao gồm thức ăn chiên xào, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, cam, dưa chua, nước ngọt có gas,…
- Thay đổi quen sinh hoạt: Tập quen với chế độ sinh hoạt điều độ và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Phòng ngừa trào dạ dày gây đau lưng, mệt mỏi
Bên cạnh khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng thì người bệnh cũng cần tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như sau để khắc phục tình hình:
- Tập thói quen ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, không ăn quá no và không để bụng quá đói, hạn chế thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
- Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn trong ngày để dạ dày dễ dàng hấp thụ thức ăn.
- Tránh làm các công việc nặng nhọc như khuân vác, vận động mạnh, làm việc nhiều ở tư thế gập bụng hoặc cúi đầu.
- Tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ lưng và cột sống, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng đau lưng bằng cách chạy bộ, bơi lội, yoga từ 15 – 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
- Cần tuân thủ uống thuốc theo đơn đúng sự chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng quá nhiều thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Có thể sử dụng các nguyên liệu thảo dược được kể trên để hỗ trợ điều trị, nhưng nó chỉ giúp bệnh tình thuyên giảm chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù bệnh không gây nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà, nhưng nếu cơn đau kéo dài thì người bệnh nên tranh thủ đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm