[Mẹo vặt hay tại nhà] 4+ Cách trị bệnh trĩ từ củ gừng đơn giản
Sử dụng gừng để chữa bệnh trĩ là một phương pháp dân gian đơn giản, được sử dụng rộng rãi do nguyên liệu dễ tìm lại dễ thực hiện. Thế nhưng gừng có thật sự có tác dụng trong điều trị trĩ, cách sử dụng thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 4 cách trị bệnh trĩ từ củ gừng mà bạn có thể tham khảo.
Công dụng bất ngờ của gừng trong điều trị bệnh trĩ
Gừng là loại cây thân thảo, có phần thân rễ phân nhánh, phát triển thành củ, bộ phận thường dùng là thân rễ là củ để làm thuốc. Củ gừng vị cay, tính ấm nóng, mùi thơm hắc có công dụng táo thấp tiêu đàm, thông mạch, ôn trung tán hàn, hồi hương. Thường được sử dụng để chữa trướng bụng khó tiêu, đàm ẩn, ho suyễn, nôn mửa ỉa chảy, đau bụng, tán khương tăng cường chỉ huyết, tứ chi lạnh, đau bụng lạnh…
Theo nghiên cứu hiện đại, gừng chứa các thành phần hóa học như zingeron, zingeron, shogaola, α camphen, β phelandren, zingiberene C15H24, sesquiterpen, citral bocneola, geraniola… Có tác dụng làm làm tăng huyết áp, tăng hơi thở, ức chế hoạt động của nhu động ruột nếu dùng ở liều cao, làm tê liệt thần kinh trung ương khu vận động.
Trong điều trị bệnh trĩ, gừng có những tác dụng sau:
- Gừng có khả năng kháng viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương, giúp giảm bớt tình trạng đau rát khó chịu do bệnh trĩ gây ra, đồng thời cũng giúp kiểm soát cơn đau khi đi đại tiện. Ngoài ra, khả năng kháng viêm của gừng cũng giúp ngăn ngừa, ức chế hoạt động của các mẫu ký sinh trùng gây viêm, giúp cải thiện tình trạng sưng to, viêm nhiễm ở búi trĩ.
- Gừng còn có tác dụng tốt trong việc điều huyết, cầm máu giải quyết được tình trạng đi đại tiện ra máu, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do bệnh trĩ gây ra. Từ đó sẽ cải thiện được các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt do mất máu khi mắc bệnh trĩ.
- Gừng chứa nhiều enzyme có khả năng phân hủy các protein thành amino axit nhanh và mạnh giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn mà không gây co thắt quá mức giúp việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm thiểu được nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đặc biệt, trong thành phần của gừng có hoạt chất giúp giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, khi đắp trực tiếp lên búi trĩ có thể giảm cảm giác đau rát, hỗ trợ điều trị, thu nhỏ búi trĩ rất tốt.
4 Cách chữa bệnh trĩ từ củ gừng đơn giản, dễ thực hiện
Gừng có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng phương pháp thì mới nhận được hiệu quả mong muốn. Một số cách chữa bệnh trĩ từ củ gừng phổ biến hiện nay là:
1. Dùng trà gừng chữa bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ từ trà gừng rất dễ thực hiện, phù hợp với người bận rộn. Bạn có thể dùng trà gừng tươi hoặc trà gừng túi lọc để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 1/2 củ gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng
- Cho vài lát gừng tươi vào cốc nước sôi, hãm trong 5 – 10 phút
- Đợi nước còn hơi ấm thì lấy thưởng thức
- Sử dụng 1 lần/ngày, mỗi lần 1 cốc sẽ thấy các triệu chứng của bệnh trĩ được cải thiện.
2. Xông hơi búi trĩ bằng củ gừng
Một trong những cách chữa bệnh trĩ từ củ gừng được nhiều người áp dụng và mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh chính là xông hơi búi trĩ bằng củ gừng. Việc xông hơi sẽ giúp giảm đau, giảm sưng viêm, giúp các búi trĩ dần co lại một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 1 cái chậu sạch
- Gừng tươi rửa sạch, giã nát, đun sôi với nước
- Đổ nước gừng ra chậu, xông hơi trực tiếp ở hậu môn
- Kiên trì xông đến lúc nước hơi nguội
- Dùng bã gừng còn đắp trực tiếp lên hậu môn.
3. Đắp gừng tươi lên hậu môn trị trĩ
Đắp trực tiếp gừng tươi lên hậu môn là phương pháp nhanh nhất giúp giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng bị trĩ. Do gừng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu viêm nên khi các hoạt chất có trong gừng thấm vào búi trĩ sẽ giúp giảm đau, xoa dịu các triệu chứng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, đem sao nóng
- Để gừng ở độ nóng vừa phải thì bôi trực tiếp lên vùng hậu môn
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần, kiên trì để thấy hiệu quả.
4. Thêm gừng vào các món ăn chữa trĩ
Song song với việc áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể dùng gừng chữa bệnh trĩ bằng cách thêm gừng vào các món ăn để hỗ trợ điều trị. Các món ăn có gừng mà bạn có thể tham khảo như cá hồi sốt tương gừng, gà ram gừng, bắp bò luộc gừng sả, thịt bò nấu gừng… Các món ăn này không chỉ hỗ trợ điều trị trĩ, nâng cao sức đề kháng mà còn đảm bảo dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.
Những lưu ý khi áp dụng cách trị bệnh trĩ từ củ gừng
Khi trị áp dụng các phương pháp trị bệnh trĩ từ củ gừng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cách trị bệnh trĩ từ củ gừng chỉ phù hợp với người mắc trĩ ở giai đoạn đầu, với người mắc trĩ độ 2, độ 3 thì chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ.
- Các phương pháp dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng chậm do đó bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy kết quả. Hơn nữa, còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện mà hiệu quả của phương pháp này ở mỗi người là không giống nhau.
- Không áp dụng chữa trĩ ở đường uống với liều cao cho các đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người rối loạn máu, đau dùng thuốc chống đông máu, người sắp phẫu thuật, người mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường
- Khi dùng gừng cần thận trọng, nếu bạn thuộc cơ địa dị ứng, dị ứng với gừng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, sưng môi, khó thở, mề đay…
- Không dùng gừng cho người mắc chứng âm hư do nội nhiệt, nôn ói do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, tự ra mồ hôi trộm, ho do âm hư…
- Không dùng gừng khi đang sử dụng các bài thuốc có hoàng liên, hoàng cầm, dạ minh sa, tần tiêu.
- Tránh dùng gừng đường uống cho người bị sốt cao không rét, vã mồ hôi, cảm nắng, dùng aspirin, coumarin.
Cách chữa bệnh trĩ từ củ gừng mặc dù có tác dụng nhưng chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ. Nếu bạn đang có các dấu hiệu của bệnh trĩ, tốt nhất cần thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
- 10 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả