7+ công dụng của CAM THẢO và những lưu ý khi sử dụng

Cam thảo là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, dùng trong việc trị ho, giải độc cơ thể, tốt hệ tiêu hóa, giảm các bệnh về đường ruột.

Thường được chế biến dưới dạng trà cam thảo hay việc ướp kèm những dược liệu khác để sử dụng bằng đường ăn uống. Thông tin về dược liệu cam thảo và công dụng của nó sẽ được chúng tôi gửi tới bạn đọc ngay dưới đây.

Hình ảnh cây cam thảo
Hình ảnh cây cam thảo

Công Dụng Của Cam Thảo

Trong bào chế khoa, cam thảo được dùng làm tá dược điều vị để làm giảm các vị khó uống của các chế phẩm. Cam thảo còn được dùng trong các loại trà, nước uống và làm thơm thuốc lá.

Cam thảo là một vị thuốc được gặp nhiều trong các đơn thuốc cổ truyền, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.

Dùng cam thảo chữa ho: Hay dùng dưới dạng mứt cam thảo, kết hợp với ô mai, gừng. Cam thảo là thành phần trong đơn thuốc chữa ho của nhiều bài thuốc về viêm họng, bổ phế,…

Thuốc chữa loét dạ dày và ruột: Uống 10 – 14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesi carbonat, canxi carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc Đại Hoàng)

Vì có tác dụng chống co thắt nên cam thảo thường được dùng phối hợp làm trà nhuận tràng.

Từ những năm 1960, glycyrrhizin có trong cam thảo đã được điều trị để điều trị bệnh viêm gan dị ứng ở Nhật Bản. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chất này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị viêm gan C mãn tính cả ở những người không điều trị được hay không đáp ứng với interfron. Glycyrrhizin còn có tác dụng làm giảm tổn thương tế bào gan gây ra bởi các hóa chất.

Hướng dẫn các bài thuốc từ cam thảo

Cam thảo thường được sản xuất dưới dạng viên nhai, viên nang, chiết xuất lỏng hoặc bột. Tùy vào mục đích y học, người bệnh có thể sử dụng cam thảo theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo:

+ Trị viêm loét dạ dày

Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15 ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Rễ cam thảo, tác dụng chữa bệnh của cam thảo

+ Điều trị ho lao, ho lâu ngày

Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

+ Trị trẻ em cấm khẩu

Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.

+ Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 – 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.

+ Trị chứng khó thở, tâm phế suy nhược

Sử dụng 12 gram cam thảo kết hợp với 8 gram nhị sâm và 10 gram đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

+ Chữa viêm họng

Dùng 10 gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

+ Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Sử dụng 50 gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 – 20 phút.

Những ai không nên dùng cam thảo?

Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.

Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.

Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc./.

Cam thảo: Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ, mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ ngầm phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang tới 2m, từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây trên mặt đất. Thân cây mọc đứng cao đến 0.5m-1,5m. Thân yếu, lá kép lông chim sẻ, có 9 – 17 lá chét thành hình trứng. Hoa có hình bướm, màu tím nhạt.

Cây cam thảo tự nhiên
Phân bố:

Được trồng nhiều ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Ban Nha, Ý và vùng Siberia của Nga. Bộ môn dược liệu của trường Đại Học Dược Hà Nội đã đi nhập được từ năm 1960 và đã nghiên cứu theo dõi sự tích lũy hoạt chất trong cây trồng. Cây mọc tốt ở điều kiện khí hậu nước ta.

Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam:

Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi ( Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý.

Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp.

Tại Ấn Độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ.

Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lỵ

Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo ( Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó ( Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Ấn Độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho.

Liều dùng tùy tiện thường là 30 – 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.

Bạn có thể xem chi tiết về hình ảnh và các bài thuốc chi tiết hơn tại link: Cây Cam Thảo – Vị thuốc quý giúp chữa bệnh