[Chia sẻ kinh nghiệm] Cắt trĩ có đau không + Lưu ý quan trọng
Với những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, người bệnh phải tiến hành cắt trĩ. Để kiểm soát được tình trạng chảy máu, đau nhức, ngứa rát, khó chịu do bệnh gây ra. Vậy cắt trĩ có đau không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cắt trĩ có đau không?
Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh vùng hậu môn bị giãn quá mức. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ có cảm giác bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn khi đi vệ sinh hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh nhân mắc bệnh trĩ nặng sẽ khiến cho búi trĩ nhanh chóng bị sa ra ngoài, gây vướng víu, không thể tự co lên được. Ban đầu, búi trĩ thường nhỏ, mềm, ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, về sau, búi trĩ bị căng phồng, gây đau đớn, chảy máu.
Nếu người bệnh bị trĩ ở cấp độ 3,4 gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì cần phải tiến hành cắt trĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như tắc mạch, nghẹt búi trĩ, mất máu, áp-xe hậu môn, hoại tử,… Hiện tại, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau. Mỗi phương pháp thực hiện sẽ có được những ưu và nhược điểm riêng. Dù thực hiện bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần phải có sự hỗ trợ của thuốc tê và thuốc giảm đau nên quá trình thực hiện cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Hầu hết những bệnh nhân tiến hành cắt trĩ đều có cảm giác đau đớn ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hay ít còn tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Nếu với phương pháp truyền thống cắt búi trĩ thông thường, người bệnh sẽ bị đau đớn nhiều hơn. Với sự tiến bộ của y học, các phương pháp cắt trĩ mới ra đời đã đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh không lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng hoặc sử dụng những cách cắt trĩ phản khoa học, đến các phòng khám “chui” thì sẽ gặp phải nhiều đau đớn. Thậm chí có trường hợp bệnh không những không khỏi mà bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày do biến chứng phức tạp sau khi tiến hành các phẫu thuật.
Các cách cắt trĩ mới hạn chế xâm lấn, ngăn ngừa tổn thương ở búi trĩ, thời gian thực hiện nhanh chóng, cải thiện tình trạng đau đớn cho người bệnh. Thời gian hồi phục vết mổ ở mỗi người diễn ra trong khoảng 10 ngày cho đến nửa tháng. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, người bệnh sẽ mất khoảng 1 – 2 tháng mới lành vết thương. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác đau ở hậu môn. Nếu chăm sóc tốt, vết thương sẽ nhanh chóng lành hẳn.
Cắt trĩ sợ đau nên chọn cách nào?
Lựa chọn cách cắt trĩ là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Hiện tại, mọi người đều ưu tiên sử dụng những phương pháp cắt trĩ hiện đại. Các phương pháp này đều mang lại hiệu quả cao trong việc cắt trĩ. Nếu người bệnh sợ đau đớn khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh, bạn có thể tìm hiểu một số phương pháp sau đây để kiểm soát căn bệnh của mình.
# Tiêm xơ búi trĩ
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng cồn 700 để tiêm vào gốc búi trĩ. Đồng thời, bệnh nhân cần phải kết hợp giữa việc uống thuốc tân dược, đông dược mới có thể làm xơ teo mạch máu, kiểm soát sự sưng phồng của búi trĩ. Dần dần, búi trĩ sẽ nhanh chóng bị teo nhỏ và đứt hẳn. Đây là phương pháp không gây đau đớn cho người bệnh nhưng mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì có thể ra về.
# Cắt trĩ bằng laser
Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ sẽ dần được loại bỏ, niêm mạc da được giữ nguyên. Tia laser sẽ nhanh chóng tác động trực tiếp lên búi trĩ để giúp các mô nhanh chóng bị teo nhỏ dần, khả năng tái phát rất thấp. Cách thực hiện này sẽ không mất nhiều thời gian, hiệu quả điều trị bệnh cao và không gây đau đớn. Tuy nhiên, mức chi phí phẫu thuật khá cao và không phải ai cũng có thể thực hiện được.
# Cắt trĩ HCPT
Khi tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp HCPT, bác sĩ sẽ dùng sóng ngắn với tần số cao để có thể cố định và thắt chặt vị trí sẽ loại bỏ búi trĩ. Sau đó, bác sĩ sử dụng dao điện để cắt trĩ. Với phương pháp này, thời gian phẫu thuật diễn ra ngắn, chỉ 20 – 30 phút đã có thể hoàn thành. Hiệu quả điều trị cao, người bệnh sẽ ít gặp đau đớn, thời gian phục hồi sức khỏe nhanh, nguy cơ biến chứng thấp. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện khá cao nên người bệnh
# Cắt trĩ bằng PPH
Nếu bệnh nhân mắc bệnh trĩ khiến búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thì có thể sử dụng cách cắt trĩ bằng máy kẹp PPH. Sau khi thực hiện, vùng hậu môn sẽ được máy tạo hình về như cũ. Phương pháp này sẽ không gây đau đớn, rất an toàn cho người bệnh và thời gian lành vết mổ rất nhanh bởi vết mổ khá nhỏ. Mặc dù không gây đau đớn nhưng cách cắt trĩ này sẽ mất nhiều chi phí thực hiện.
Lưu ý khi tiến hành cắt trĩ
Để cắt trĩ thành công, người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, việc tiến hành chăm sóc sau khi phẫu thuật có vai trò quan trọng giúp bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Khi cắt trĩ, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Tuân thủ đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Chăm sóc búi trĩ đúng cách, biết cách vệ sinh vùng hậu môn để tránh gây nhiễm trùng
- Khoảng 1 – 2 ngày sau khi mổ, người bệnh sẽ phải hạn chế đi đại tiện để giữ an toàn cho hậu môn.
- Tránh ngồi đại tiện quá lâu hoặc lấy sức rặn nhiều gây ảnh hưởng đến vết thương
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại rau quả chứa nhiều vitamin và chất xơ
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và có thể uống nước ép sinh tố để hỗ trợ làm lành vết thương
- Không nên ăn thức ăn cay, nóng, quá cứng, chứa nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..
- Vận động nhẹ nhàng, không nên đi quá nhanh và mạnh
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thắc mắc: Cắt trĩ có đau không? Thực tế, việc cắt trĩ đau hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tốt nhất, khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ, bệnh nhân nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian được truyền miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.