[Cây Dạ Cẩm] 3+ Công dụng chữa bệnh của vị thuốc dân gian
Cùng tìm hiểu về đặc điểm cây dạ cẩm, công dụng chữa bệnh được dân gian lưu truyền rộng rãi. Và những lưu ý khi dùng thảo dược này nhé!
Dạ dày là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học. Một trong những vị thuốc nam quý hiếm được đánh giá là cải thiện tình trạng bệnh dạ dày hiệu quả và giúp giải độc tốt là vị thuốc từ cây Dạ Cẩm.
Đặc điểm của Dạ Cẩm
Cây Dạ Cẩm là thảo dược quý của nước ta và được lưu truyền trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Các tên gọi khác của loại cây này như: cây Chạ khẩu cắm, Đất lượt, Đứt lướt, Loét mồn,… Tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don. Dạ Cẩm là loại cây thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Cây Dạ Cẩm là một loại cây dạng leo và thường mọc theo cách quấn lên các thân cây khác. Cây Dạ Cẩm thường có chiều dài trung bình từ 1 – 2 mét với phần thân hình trụ, có nhiều đốt ở thân cây.
Mỗi lá rộng khoảng 3 – 6cm và dài khoảng 5 – 15cm, được sắp xếp đối xứng với nhau. Các lá Dạ Cẩm có đầu nhọn và hình dáng lá theo hình bầu dục. Các lá có lông và không có răng cưa, phiến thẳng, cuống ngắn.
Hoa Dạ Cẩm thường mọc ở những các kẽ lá và mọc ở đầu cành. Hoa Dạ Cẩm hình ống nhỏ, thường có màu trắng hoặc có màu vàng. Quả Dạ Cẩm xếp theo hình cầu nhỏ, quả nang và bên trong chứa nhiều hạt màu đen. Tháng 5 – 7 hằng năm cây Dạ Cẩm sẽ ra quả nhiều.
Phân bố
Có rất nhiều dạng cây Dạ Cẩm khác nhau nhưng thường được sử dụng nhất là loại Dạ Cẩm thân màu xanh và Dạ Cẩm thân màu tím. Để phân biệt 2 loại Dạ Cẩm chính này cũng không hề khó bởi loại thân xanh thì các đốt cây mọc sát nhau hơn, còn Dạ Cẩm thân tím có đốt mọc thưa. Cây Dạ Cẩm thường phân bố chủ yếu ở những vùng ngoại thành Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…
Thu hái
Người ta thường thu hái cây Dạ Cẩm vào các mùa quanh năm và thu hái các bộ phận ngon non của cây, lá và rễ để dùng làm thuốc. Trong đó, bộ phận ít được thu hái là rễ vì không có quá nhiều công dụng trong chữa bệnh. Sau khi được thu hái về, các bộ phận của cây được rửa sạch và mang đi phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Dạ Cẩm là vị thuốc có tính bình, có vị ngọt nhưng có chút hơi đắng. Thành phần hóa học chính trong cây Dạ Cẩm là Anthraglycosid, Saponin, Tanin, Alcaloid, Anthra-glucozit.
Công dụng của cây Dạ Cẩm
Dạ Cẩm được dùng nhiều trong y học bởi những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Công dụng của cây Dạ Cẩm trong y học như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, điều trị tổn thương do các vết loét dạ dày gây ra. Giảm đau do dạ dày, làm lành vết loét nhanh chóng và cải thiện tình trạng ợ chua.
- Ngoài ra, cây Dạ Cẩm còn có công dụng trong giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm dịu các cơn đau,… Dạ Cẩm giúp trung hòa các thành phần Acid trong dạ dày, dịu vết thương và mau hồi phục.
3 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời
Dạ Cẩm mang lại nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời có thể nhiều người chưa biết. Loại thảo dược quý này được nhắc đến với 3 công dụng chữa bệnh hiệu quả và được coi là vị thuốc dân gian quý giá hỗ trợ y học trong điều trị bệnh.
Dùng Dạ Cẩm trong điều trị bệnh dạ dày
Như đã giới thiệu về công dụng chữa các bệnh về dạ dày của vị thuốc Dạ Cẩm trong điều trị các vết loét, triệu chứng ợ hơi, ợ chua do bệnh dạ dày gây nên. Cây Dạ Cẩm được sử dụng nhiều trong cải thiện tình trạng bệnh.
Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Có nhiều cách sử dụng Dạ Cẩm trong điều trị dạ dày như:
- Cách 1: Xay mịn 5kg Dạ Cẩm và 1kg cam thảo rồi trộn đều với nhau. Mỗi lần uống dùng 10 – 15gr bột hòa tan với nước đun sôi và uống. Thực hiện uống ngày 2 lần và có thể thêm đường để vị ngọt dễ uống.
- Cách 2: Dùng Dạ Cẩm đem sắc thành thuốc, mỗi lần sử dụng 30gr Dạ Cẩm và uống từ 2 – 3 lần/ ngày. Nên uống thuốc trước mỗi bữa ăn hoặc uống ngay khi bị đau để cắt cơn đau hiệu quả.
- Cách 3: Nấu cao Dạ Cẩm bằng cách sử dụng 5kg lá cây Dạ Cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất, 2kg đường phèn. Cho lá Dạ Cẩm đã được rửa sạch vào nồi và đun cùng nước đến khi lá rục ra thành cao. Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều cho cô đọng lại. Sau đó, tiếp tục cho mật ong đã chuẩn bị vào và đợi nguội rồi đổ vào chai. Nên uống lỏng và uống 20 – 30ml/ lần, 2 – 3 lần/ ngày.
Chữa viêm lưỡi và vết loét lưỡi họng bằng Dạ Cẩm
Dạ Cẩm có tác dụng giúp làm lành vết loét nhanh chóng. Các vết loét ở lưỡi họng sẽ được điều trị hiệu quả nhờ áp dụng bài thuốc từ Dạ Cẩm. Để điều trị có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
- Cách 1: Dùng 1 nắm lá đem rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào cháo nóng ăn cùng. Nên ăn mỗi ngày 1 bát cháo có cho lá Dạ Cẩm để bệnh nhanh khỏi.
- Cách 2: Dùng lá Dạ Cẩm sắc nước rồi trộn cùng mật ong để tạo thành cao dạng lỏng. Thoa đều lên khoang miệng có vết loét mỗi ngày để đạt hiệu quả. Lưu ý, trước khi thoa thuốc nên vệ sinh miệng sạch sẽ.
- Cách 3: Dùng bột cam thảo (30gr) và bột lá Dạ Cẩm (200gr) đã nghiền mịn đem trộn với nhau. Mỗi ngày dùng 30gr bột hòa với nước đun sôi và uống.
Làm lành các vết thương nhanh chóng bằng vị thuốc Dạ Cẩm
Đối với những vết thương, vết loét ngoài da lâu lành có thể áp dụng phương pháp chữa vết thương bằng lá Dạ Cẩm. Sử dụng 1 nắm lá Dạ Cẩm tươi rồi đem rửa sạch sẽ. Sau đó, bạn đem giã nát lá và đắp trực tiếp vào vết thương. Đắp đều đặn mỗi ngày 2 lần để vết thương nhanh lành và sớm lên da non.
Tác dụng phụ của Cây Dạ Cẩm nếu có?
Dạ Cẩm là một bài thuốc giúp điều trị các bệnh về dạ dày, làm lành các vết loét, vết thương,… Dạ Cẩm lành tính và an toàn cho người bệnh nhưng đây cũng là một thảo dược tự nhiên vẫn chứa những hoạt tính mà người dùng không thể lường hết được. Do vậy, một số đối tượng được khuyến cáo không nên dùng lá Dạ Cẩm để chữa bệnh như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ,…
Mua Dạ Cẩm ở đâu
Các sản phẩm thuốc từ Dạ Cẩm và Dạ Cẩm đã qua sơ chế được bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh từ Dạ Cẩm nếu chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Người bệnh muốn tìm mua Dạ Cẩm phải tham khảo nhiều nguồn và lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín.
Dạ Cẩm xuất hiện ở nhiều nơi, phân bố tại nhiều vùng miền của nước ta. Người bệnh có thể tìm hái và sơ chế đúng cách để làm thuốc trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét,… Khi mua Dạ Cẩm ở bên ngoài, cần kiểm tra kỹ hàng trước khi thanh toán và có thể tìm mua trên các website uy tín, kênh bán hàng chất lượng được nhiều người đánh giá cao.
Cây Dạ Cẩm là một loại thảo dược tự nhiên quý giá, có nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Để hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như cách dùng bài thuốc từ Dạ Cẩm, người bệnh có thể bình luận ngay dưới bài viết để được tư vấn hỗ trợ.