[Hé lộ] Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản và hiệu quả
Lá trầu không có công dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, an toàn. Trong khá trầu không có chứa tinh dầu và các hoạt chất kháng sinh mạnh. Bởi vậy bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giải và hiệu quả. Hãy theo dõi và cùng tham khảo nhé!
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh ác tính nhưng gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Khi bị trĩ ở các giai đoạn đầu thì người bệnh nên tìm phương pháp an toàn và hiệu quả để tránh bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, một trong những cách hiệu quả điều trị bệnh trĩ là dùng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính như rau diếp cá, đu đủ, tỏi, dầu dừa,…Trong đó, lá trầu không được nhiều người tin dùng vì hiệu quả cao, không có tác dụng phụ
Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, quy kinh tỳ, vị, phế, chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt virus, khu phong, hạ khí… Ngoài ra lá trầu không có thể dùng để chữa đầy hơi, khó tiêu, ghẻ ngứa, cảm mạo, viêm họng.. hiệu quả. Đối với phụ nữ thì lá trầu không có tác dụng giảm cân, ngăn mùi cơ thể và chữa bệnh phụ khoa, với nam giới thì có hỗ trợ trị bệnh rối loạn cương dương.
1. Lá trầu không có khả năng chữa bệnh trĩ
Tinh chất từ lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng tại hậu môn, do đó có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Trong 100 gram lá trầu không có chứa chưa tới 2,4 % tinh dầu, có các chất như carvacrol, cineol, estragol, chavicol, cadinen, tannin, acid amin… Các hoạt chất này là chất kháng sinh mạnh giúp kháng khuẩn hiệu quả, ức chế nhiều vi khuẩn như trực khuẩn Coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Lá trầu dùng được cho những người:
- Người bị trị giai đoạn đầu với mức độ nhẹ (giai đoạn 1 và giai đoạn 2)
- Người bị nứt kẽ hậu môn gây khó chịu trong sinh hoạt.
- Người bị tắc mạch gây đau ở mức độ nhẹ nhưng chưa có điều kiện vào bệnh viện để điều trị.
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
2.1. Xông lá trầu không
Trước khi tiến hành xông hơi, ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không thì phải vệ sinh thật sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên liệu
- 10 lá trầu không
- Một ít muối
Cách sử dụng
- Rửa sạch lá trầu không nhiều lần bằng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo.
- Đun lá với 5 lít nước, cho thêm ít muối rồi đun sôi trong khoảng 10-15 phút.
- Cho nước vào thau rồi tiến hành xông hơi hậu môn.
- Khi nước nguội thì có thể dùng để ngâm rửa hậu môn.
Thực hiện mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối, nên thực hiện xông hơi, ngâm rửa hậu môn trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
2.2 Ngâm lá trầu không
Ngoài cách xông hơi thì có thể dùng cách ngâm hậu môn
Cũng với nguyên liệu như trên, khi nước lá đang sôi thì pha thêm nước vào nồi nước đang sôi để được nước ấm khoảng 30 độ C. Dùng nước này ngâm hậu môn trong 15 phút. Hơi nóng từ hơi nước có chứa tinh dầu lá trầu không sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu tới những nơi bị tắc nghẽn, do đó sẽ làm giảm sưng đau các búi trĩ ở hậu môn.
1 ngày sử dụng nước này từ 1-2 lần, sử dụng liên tục trong vài ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
2.3 Xông lá trầu không cùng các thảo dược khác
Nguyên liệu
- 10 lá trầu không
- 10 hạt gấc
- 10 quả bồ kết
- 1 quả cau
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên với nước muối pha loãng, bổ quả cau thành 8 miếng bằng nhau.
- Cho lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết vào cối giã nát.
- Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 10-15 phút.
- Tắt bếp để nước hơi nguội rồi tiến hành xông hậu môn. Có thể dùng nước này để rửa hậu môn sau khi xông.
- Với bã trầu không thì có thể đắp trực tiếp vào hậu môn, cố định bằng băng gạc cũng làm tăng hiệu quả.
Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
3. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả hay không?
- Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn khuyến cáo: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu, không có hiệu quả với các bệnh ở giai đoạn nặng. Lúc này phương pháp dùng lá trầu không sẽ giúp giảm đau ngứa, chảy máu ở hậu môn chứ không có công dụng điều trị bệnh dứt điểm.
- Khi có dấu hiệu nặng hơn, tiến triển sang giai đoạn 3-4 thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị một cách cự thể, tránh trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến ung thư trực tràng, gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Phương pháp này có hiệu quả hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ bệnh… do đó có người sử dụng thấy hiệu quả, có người thấy rất ít hiệu quả, cũng có người không thấy hiệu quả sau khi áp dụng.
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Khi sử dụng lá trầu không mà bệnh không thuyên giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị bệnh, tránh để bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau.