Chia sẻ 3+ Cách chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi đơn giản

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi là phương thức dân gian được nhiều người áp dụng. Với tính hàn, nhuận trường, mát máu,…rau mồng tơi được sử dụng phổ biến để làm thức ăn và là phương thuốc chữa bệnh của nhiều gia đình.

Lợi ích của rau mồng tơi trong việc chữa bệnh trĩ

Mồng tơi là loại rau quen thuộc, dễ gieo trồng quanh năm (gieo bằng hạt). Nó dùng để chế biến các món ăn khác nhau. Hạt khi vò có màu tím đậm dùng làm xôi, làm bánh thay cho các loại màu thực phẩm.

Với giá thành rẻ, có thể tự trồng tại nhà nên mồng tơi mang lại những lợi ích tuyệt vời không chỉ về kinh tế mà còn về sức khỏe.

Lợi ích của rau mồng tơi trong việc điều trị bệnh trĩ
Lợi ích của rau mồng tơi trong việc điều trị bệnh trĩ

Ngoài dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, dân gian còn dùng mồng tơi để làm thuốc chữa trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có bệnh trĩ. Dùng mồng tơi để chữa bệnh trĩ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa an toàn do thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. 

Rau mồng tơi có tính mát, vị ngọt, chút chua, có tác dụng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, rau này còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp sát khuẩn, giảm sưng, làm lành nhanh vết thương.

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi giúp điều trị bệnh trĩ:

  • Mồng tơi có hàm lượng chất xơ lớn, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hàm lượng chất sắt có trong rau mồng tơi rất cần thiết cho người bị bệnh trĩ. Vì người bệnh thường xuyên đi đại tiện ra máu nên việc cung cấp thực phẩm có chất sắt rất tốt trong việc tái tạo máu.
  • Ngoài ra rau mồng tơi còn chứa vitamin B3 giúp ngăn ngừa lở loét, sưng viêm, giúp các búi trĩ ổn định hơn để dễ dàng điều trị.

Những dấu hiệu của bệnh trĩ như ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn, chảy ít máu khi đi nặng, kèm đau rát. Khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh có thể sử dụng lá mồng tơi làm thuốc, giúp giảm cảm giác khó chịu, đại tiện dễ dàng hơn.

Theo các chuyên khoa, người bệnh trĩ có thể sử dụng lá mồng tơi hằng ngày, vì loại rau này không độc hại và không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị trĩ nặng nên có những biện pháp can thiệp y khoa để tránh tình trạng chuyển biến xấu.

3 cách chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi

Dưới đây là 3 cách chế biến rau mồng tơi chữa bệnh trĩ phổ biến nhất:

Dùng mồng tơi đắp trực tiếp lên các búi trĩ

Việc đắp rau mồng tơi vào vùng hậu môn bị sưng, viêm giúp cầm máu, giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra.

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi (khoảng 10g)
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mồng tơi
  • Ngâm 10g lá mồng tơi vào nước muối pha loãng nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
  • Sau 15-20p vớt lá mồng tơi ra, rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước
  • Tiến hành giã nát lá mồng tơi (dùng cối đã rửa sạch), cho thêm một ít muối vào hỗn hợp, trộn đều
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng bị sưng, viêm
  • Để cố định qua đêm bằng cách băng gạc, điều này giúp các dưỡng chất có thời gian thấm sâu và phát huy công dụng một cách tốt nhất

Bài thuốc này người bệnh có thể áp dụng hằng ngày, tiện nhất là vào buổi tối. Hạn chế đi lại khi đã đắp thuốc để tránh bã thuốc rơi rớt, vấy bẩn quần áo, đồ vật gia đình.

Bệnh tình sẽ cải thiện sau 5 – 10 ngày đắp thuốc, hậu môn giảm sưng viêm, đại tiện dễ hơn, giảm tình trạng chảy máu.

Uống nước lá mồng tơi để trị bệnh trĩ

Ngoài phương pháp tác động từ bên ngoài như trên, người bệnh còn có thể dùng nước lá mồng tơi để chữa bệnh trĩ từ bên trong.

Việc uống trực tiếp nước rau mồng tơi giúp các dưỡng chất phát huy tốt hiệu quả. Người bệnh đào thải được các độc tố từ sâu bên trong, giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.

Nước thuốc từ rau mồng tơi chữa bệnh trĩ
Nước thuốc từ rau mồng tơi chữa bệnh trĩ

Bên cạnh đó, nước rau mồng tơi sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh, nâng cao sức đề kháng.

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi (khoảng 20g)
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mồng tơi
  • Ngâm 20g lá mồng tơi với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
  • Sau 15-20p vớt rau mồng tơi ra và rửa lại với nước sạch, để ráo
  • Thực hiện giã nát lá mồng tơi (có thể dùng máy xay sinh tố), sau khi nhuyễn cho thêm 100ml nước lọc vào trộn đều
  • Dùng rây, vải mùng sạch chắt lấy phần nước
  • Uống phần nước thuốc ngay khi vừa chắt xong, tránh để quá lâu nước thuốc sẽ bị hư
  • Có thể tận dụng phần bã đắp lên vùng hậu môn bị viêm, sưng

Uống nước thuốc rau mồng tơi mỗi ngày 1 lần, sau 4 – 5 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt. Đi đại tiện dễ hơn, tình trạng ra máu giảm dần, không còn cảm giác khó chịu.

Chế biến món ăn từ lá mồng tơi hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Mồng tơi đã là món ăn quá quen thuộc đối với nhiều gia đình, đặc biệt khi nhà có người mắc bệnh trĩ. Do có nhiều thành phần tốt, tính nhuận trường, cách chế biến cũng vô cùng đơn giản nên loại rau này được bày bán khắp nơi. Người bị bệnh trĩ, táo bón có thể dễ dàng mua, hoặc tự trồng loại cây này để chế biến các món ăn, bổ sung dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. 

Chế biến món canh mồng tơi hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Chế biến món canh mồng tơi hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Dưới đây là món canh rau mồng tơi quen thuộc, dễ nấu.

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi (vừa đủ)
  • Tôm tươi (có thể thay bằng thịt nạc băm) khoảng 200-300g tùy nhu cầu của mỗi gia đình
  • Các loại gia vị nêm nếm

Cách thực hiện:

  • Nhặt sạch rau sau đó đem đi rửa sạch, thái nhỏ
  • Tôm cũng rửa sạch, bóc vỏ, giã dập vừa phải (để khi nấu tôm ra nước ngọt nhiều hơn)
  • Phi thơm hành, cho tôm vào chảo và đảo đều cho thịt tôm gần chín
  • Đổ nước lọc vào và đun sôi, để nước canh được trong nên chú ý vớt bọt
  • Cho lá mồng tơi đã thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa rồi tắt bếp
  • Ăn chung với cơm trắng, ăn khi canh còn nóng, ấm sẽ có tác dụng nhiều hơn

Chữa bệnh trĩ với rau mồng tơi bằng phương pháp chế biến món ăn, là cách tốt nhất để người bệnh hấp thu chất dinh dưỡng mà không bị ngấy. Vì có một số người sẽ không uống được nước của lá mồng tơi giã nhuyễn, thay vào đó lại có hứng thú hơn khi ăn. 

Ngoài chế biến món canh, rau mồng tơi còn có thể đem luộc, xào chung với các loại thịt. Như vậy người bệnh có thể bổ sung thêm những thành phần dinh dưỡng khác.

Các lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá mồng tơi

Bên cạnh những lợi ích chữa trị bệnh trĩ mà rau mồng tơi mang lại, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian sẽ có tác dụng chậm. Người bệnh cần kiên trì theo dõi tình trạng bệnh, không nên lạm dụng quá nhiều. Mồng tơi có tính mát, giải nhiệt nhưng khi ăn thường xuyên với số lượng lớn có thể gây bội thực, chảy máu mũi, phân lỏng.
  • Những bài thuốc chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ nhẹ, búi trĩ mới nhú. Khi bệnh có các dấu hiệu chuyển nặng như lòi búi trĩ, đau rát dữ dội vùng hậu môn, ra máu và khó khăn trong việc đi đại tiện, bệnh nhân nên đến khám và chữa trị tại cơ sở y tế.
  • Rau mồng tơi có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, không thay thế thuốc chữa bệnh. Người bị trĩ nên kết hợp với điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh khi rửa rau, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng vết thương bị nhiễm khuẩn.
  • Uống đủ nước và ăn uống khoa học sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Không lạm dụng ăn nhiều, uống nhiều nước lá mồng tơi với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Rau mồng tơi không phải thuốc nên không thể trị dứt điểm bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi là phương pháp dân gian phổ biến và dễ dàng thực hiện tại nhà. Với nguồn nguyên liệu thiên nhiên, giá rẻ, có lợi cho sức khỏe, rau mồng tơi thật sự là một dược liệu quý cho mọi nhà. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sử dụng, tránh lạm dụng quá mức làm cho bệnh chuyển biến nặng hơn.

Khi áp dụng các phương pháp trên mà không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Bột sắn dây và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ
  • Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa theo kinh nghiệm dân gian
  • Xông hơi chữa bệnh trĩ: Mẹo hay nhưng phải làm đúng cách