7 Cách chữa ho bằng quả quất giúp nhanh chóng cắt đứt cơn ho

Chữa ho bằng quả quất (tắc) giúp bạn nhanh chóng chấm dứt cơn ho. Đồng thời ức chế viêm nhiễm, tiêu đờm, giúp cổ họng giảm sưng đau, khó chịu.

Đây là những mẹo chữa bệnh được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ công dụng và cách thực hiện.

trị ho bằng tắc chưng đường phèn
Quả quất có vị chua, tính mát, tác dụng giảm ho, tiêu đờm và thông phổi

Quả quất (tắc) và công dụng chữa ho

Quả quất (hay còn gọi là quả tắc) là loại quả có vị chua, mùi thơm như cam, quýt, có tác dụng giải uất, trừ đờm, trị ho, kiện tỳ, giải rượu và thông phổi. Tắc thường được dùng để tạo vị chua cho món ăn hoặc dùng để chế biến thành nước giải khát.

Ngoài ra với đặc tính dược lý đa dạng, quả quất còn được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm, ho, khàn tiếng, mất giọng, viêm amidan và viêm họng.

Theo một số nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tắc còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Trong đó phải kể đến hoạt chất proanthocyanidins – có tác dụng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hơn nữa, loại quả này còn chứa nhiều kali, kẽm, phốt pho, canxi, vitamin A, B1, B11 và đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hoạt động ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới.

trị ho cho trẻ bằng quả quất
Cách trị ho bằng quả quất có thể giảm ho do nhiễm trùng, ho do thay đổi thời tiết và ho có đờm

Cách chữa ho bằng quả quất có thể giảm nhẹ các chứng ho do nhiễm trùng, ho do thay đổi thời tiết và ho kèm đờm đặc. Ngoài ra tinh dầu từ loại quả này còn có tác dụng thông cổ họng, làm loãng đờm, cải thiện tình trạng mất giọng và khản tiếng.

Tuy nhiên với những trường hợp ho nặng như ho gà, ho ra máu, ho dai dẳng,… bạn nên kết hợp mẹo chữa dân gian với các loại thuốc đặc hiệu được bác sĩ chỉ định để đạt được kết quả điều trị tối ưu.

7 Cách chữa ho bằng quả quất dứt nhanh triệu chứng

Để tận dụng tối đa dược tính tự nhiên của quả quất, bạn có thể dùng quất chưng đường phèn, quất ngâm đường, quất hấp mật ong,… Mẹo chữa ho từ loại quả này có độ an toàn khá cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

1. Trị ho bằng tắc chưng đường phèn

Quất chưng đường phèn là cách chữa ho rất phổ biến, thường được dùng cho người bị ho do cảm lạnh. Đường phèn có vị ngọt nhẹ, tính bình, tác dụng nhuận phế, trừ đờm, ích khí, bổ trung, chỉ khái và hòa vị. Dân gian thường kết hợp đường phèn với quất hoặc một số thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh.

trị ho bằng quất hấp đường phèn
Quất hấp đường phèn là mẹo trị ho phổ biến, thường được dùng cho người bị ho do nhiễm lạnh

Hướng dẫn cách trị ho bằng quất hấp đường phèn:

  • Chuẩn bị 3 – 4 quả tắc tươi và 1 lượng đường phèn vừa đủ
  • Rửa sạch tắc và cắt đôi rồi cho vào chén
  • Đem bỏ đường phèn và chén rồi hấp trong nồi cơm trong khoảng 15 – 20 phút
  • Sau đó lấy ra để nguội, dùng cả nước lẫn cái
  • Dùng bài thuốc 2 – 3 lần/ ngày, nên dùng sau bữa ăn

Khi áp dụng mẹo chữa ho này, bạn nên giữ ấm cơ thể – đặc biệt là vùng cổ và hạn chế các thức ăn, đồ uống có tính hàn.

2. Trị ho cho bé bằng quất và mật ong

Ngoài mẹo trị ho bằng quất hấp đường phèn, bạn cũng có thể kết hợp quất và mật ong. Nước hấp từ mật ong và tắc thường có vị ngọt, mùi thơm dịu nhẹ nên có thể dùng để chữa ho cho trẻ nhỏ.

Ngoài tác dụng chữa ho của quất, mật ong cũng có tác dụng long đờm, giảm ho, làm dịu niêm mạc hô hấp và ức chế một số vi khuẩn có hại ở cơ quan hô hấp trên.

trị ho bằng quất và mật ong
Mẹo trị ho bằng quất và mật ong có tác dụng giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng

Cách trị ho bằng quất và mật ong:

  • Rửa sạch 3 – 4 quả tắc tươi rồi cắt đôi và cho vào chén
  • Thêm vào 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất rồi đem hấp trong nồi cơm
  • Sau đó đem để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống
  • Người lớn nên ăn cả cái để tăng tác dụng chữa bệnh

Ngoài ra, bạn cũng có thể sên quất và mật ong làm mứt để chữa ho do cảm:

  • Rửa sạch 500g – 1kg quất bằng nước muối
  • Sau đó cắt đôi quả tắc, vắt lấy nước, bỏ hạt và giữ lại vỏ
  • Vỏ tắc đem cắt nhỏ cho vào cùng với nước cốt
  • Đem đun nhỏ lửa cho đến khi nước rút lại rồi cho mật ong và 1 ít đường phèn vào
  • Sên nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại rồi cho thêm 1 ít muối
  • Đợi hỗn hợp nguội rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản dùng dần
  • Khi dùng, lấy 2 – 3 thìa khuấy đều với nước ấm dùng để làm dịu cổ họng và giảm ho

3. Phòng ngừa và điều trị chứng ho với quất và gừng tươi

Chứng ho thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột và mưa nhiều. Để phòng ngừa và điều trị ho do cảm, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ quất và gừng tươi. Ngoài tác dụng chữa ho, long đờm của quất, gừng tươi có tác dụng làm ấm phổi, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp thường gặp.

Cách phòng ngừa và điều trị chứng ho với quất và gừng tươi:

  • Rửa sạch ½ củ gừng rồi xắt sợi
  • Đem rửa 3 – 4 quả tắc rồi cắt làm đôi
  • Cho tất cả nguyên liệu vào chén (có thể thêm 1 ít đường phèn vào) rồi đem hấp trong vòng 15 – 20 phút
  • Sau đó để nguội rồi chắt lấy nước uống, có thể ăn cả gừng tươi và vỏ quất để tăng tác dụng

4. Cách chữa ho bằng quả quất và củ cải

Bài thuốc chữa ho bằng quả quất và củ cải thích hợp với người bị ho do phế nhiệt. Chứng ho do phế nhiệt đặc trưng bởi tình trạng ho kèm đờm vàng, người ra nhiều mồ hôi, cổ họng nóng, sưng đau và miệng khô.

Củ cải có vị hơi cay, nồng, ngọt, tác dụng kháng khuẩn, trừ viêm và làm long đờm. Kết hợp thảo dược này với quả quất có thể giảm nhanh chứng ho và một số triệu chứng đi kèm khác.

Hướng dẫn thực hiện cách chữa ho bằng quả quất và củ cải:

  • Chuẩn bị 3 quả quất tươi và 200g củ cải
  • Đem rửa sạch củ cải rồi ép lấy nước
  • Sau đó vắt tắc vào, trộn đều và uống trực tiếp
  • Có thể thêm ít đường để dễ uống

Khi dùng bài thuốc này, bạn nên tránh ăn thức ăn cay nóng và nhiều gia vị. Đồng thời nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để làm dịu cổ họng, hạ thân nhiệt và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

5. Chữa ho bằng quả quất và ngó sen

Với những trường ho nhiều vào ban đêm gây mất ngủ, ngủ chập chờn và suy giảm sức khỏe, bạn có thể áp dụng mẹo chữa từ quả quất và ngó sen.

Ngó sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, an thần và cầm máu. Vì vậy bài thuốc từ dược liệu này và quả quất không chỉ có tác dụng giảm ho, tiêu đờm mà còn giúp người bệnh ngủ ngon và hạn chế chứng suy nhược do ho dai dẳng kéo dài.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít bột ngó sen, 2 quả quất (đem bỏ hạt, vỏ và tách múi), 1 ít hoa quế và 100g đường
  • Dùng để nấu chè ăn
  • Nên ăn đều đặn cho đến khi bệnh thuyên giảm

6. Bài thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi từ hạt quất

Bài thuốc chữa ho lâu ngày phối hợp hạt quả quất với lá thạch xương bồ và đường phèn. Thạch xương bồ có vị cay, tính ôn, tác dụng ninh thần, khai khiếu và hóa thấp nên dùng kết hợp với hạt quất và đường phèn có thể giảm nhẹ chứng ho lâu ngày, làm loãng đờm và cải thiện chức năng hô hấp.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá thạch xương bồ và hạt quất mỗi thứ 10g, đường phèn 20g
  • Đem hấp trong nồi cơm rồi chia thành 2 – 3 lần dùng trong ngày

Với chứng ho lâu ngày không khỏi, bạn nên xác định nguyên nhân gây bệnh để loại trừ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển dai dẳng. Bên cạnh đó nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

7. Trị chứng ho cho bé với siro quất

Siro quất có thể giảm nhẹ chứng ho, đồng thời cải thiện hiện tượng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ – đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ dùng siro tắc thường xuyên để tăng cường sức khỏe, thông cổ họng và cải thiện một số bệnh lý khác như viêm họng, cảm cúm, viêm amidan và viêm thanh quản.

trị ho cho bé bằng quả quất
Siro quả quất có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng ho ở trẻ nhỏ

Cách làm siro tắc chữa ho cho bé:

  • Rửa sạch 1kg tắc tươi và để ráo nước
  • Dùng kim chân nhiều lỗ trên quả tắc rồi cho vào bình thủy tinh
  • Cứ 1 lớp tắc thì cho 1 lớp đường cho đến khi hết nguyên liệu
  • Đậy kín và đem ngâm trong 7 ngày
  • Khi dùng, lấy dịch quất đường pha với 150ml nước đun sôi để nguội và uống trực tiếp

Những điều cần lưu ý khi trị ho bằng quả quất

Điều trị chứng ho bằng quả quất có thể cải thiện ho khan, ho có đờm và một số triệu chứng đi kèm như đau cổ họng, miệng khô, khát, mệt mỏi, mất ngủ,…

Tuy nhiên khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

chữa ho bằng quả quất
Chữa ho bằng quả quất cần lưu ý điều gì?
  • Cách chữa bệnh bằng quả tắc được đánh giá an toàn và có thể áp dụng cho những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên bạn nên tránh áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì trong độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và dễ bị đau bụng, tiêu chảy,…
  • Tác dụng chữa ho của quả quất chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy bạn nên áp dụng đồng thời với một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà như vệ sinh mũi thường xuyên, súc miệng với nước muối ấm, giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước và ăn uống điều độ.
  • Trong trường hợp ho kéo dài hoặc ho nặng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định biện pháp điều trị tương ứng.
  • Nếu ho có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm, nên chủ động dùng siro quất để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các chứng bệnh ở đường hô hấp.

Bài viết đã hướng dẫn 7 cách chữa ho bằng quả quất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên để tăng tác dụng điều trị, bạn nên áp dụng song song các mẹo chữa dân gian với chế độ chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết.

Tham khảo thêm:

  • Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử
  • Bị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi phải làm sao?
  • Bài thuốc trị ho nức tiếng của dòng họ Đỗ Minh, ho nặng đến mấy cũng giảm