[ Thực hư ] Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Rất nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không để kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… do bệnh gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Hiệu quả chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ rất dễ bị buồn nôn, ợ chua, khó chịu ở bụng,… Lượng axit dư thừa nhanh chóng bị trào ngược trở lên thực quản mang theo các loại vi khuẩn khiến bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc, viêm họng, viêm thanh quản,… Với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp được rất nhiều người trong dân gian sử dụng. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá trầu không có chứa thành phần tanin. Đây là chất giúp làm lành vết loét và các tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời tanin còn hỗ trợ cân bằng độ PH, tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào tự do tồn tại ở dạ dày, kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản.
Vào năm 1956, một nghiên cứu của môn Ký sinh trường Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra rằng, lá trầu không có tính kháng khuẩn rất mạnh. Theo đó, nghiên cứu cũng cho biết, thành phần trong lá trầu không có thể kháng các loại vi khuẩn như Subcilit, tụ cầu, trực trùng Coli,… Đặc biệt, lá trầu không còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, làm lành các tổn thương và kiểm soát phần axit bị dư thừa. Do đó, người bệnh có thể sử dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không bởi những tác dụng vượt trội của nó.
Hiệu quả của cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không còn tùy thuộc vào từng đối tượng mắc bệnh. Thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Với trường hợp nặng, người bệnh không nên áp dụng mà cần đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh thực hiện sai cách, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp không còn quá xa lạ với nhiều người. Với nguyên liệu quen thuộc xung quanh nhà, người bệnh đã dễ dàng cải thiện được các triệu chứng bệnh. Đặc biệt, cách chữa trị này rất an toàn và có mức chi phí thấp. Tuy nhiên, khi áp dụng cách chữa trị này, bệnh nhân nên cân nhắc về liều lượng và thực hiện đúng các hướng dẫn. Dưới đây là những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không đơn giản nhất, người bệnh có thể tham khảo.
1. Uống nước lá trầu không
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không (3 – 6 lá), nước lọc
+ Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn đem lá trầu không tiến hành rửa sạch với nước và ngâm nước muối trong khoảng 5 phút.
- Tiến hành cho lá trầu không vào trong ấm nấu chung với nước trong khoảng 15 phút.
- Người bệnh sử dụng nước lá trầu không uống khi nước nguội.
- Với cách chữa trị này, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên uống đều đặn mỗi ngày. Đồng thời uống sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng để kiểm soát bệnh.
2. Ăn lá trầu không
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không (2 lá)
+ Cách thực hiện như sau:
- Trước hết, bạn hái những lá trầu không non, không nên chọn lá già vì rất đắng và có vị nồng.
- Đem lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối.
- Vớt lá trầu không để ráo nước và sử dụng dần
- Người bệnh nhai sống lá trầu không mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Lá trầu không thường có vị cay khi nhai sống nên không phải bệnh nhân nào cùng có thể thực hiện được.
3. Đắp lá trầu không
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá), muối ăn (1 nắm)
+ Cách thực hiện như sau:
- Đem lá trầu không rửa sạch và để ráo nước
- Sau đó, cho lá trầu không cùng với 1 nắm muối ăn giã nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp
- Dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng bụng trong khoảng 15 – 20 phút. Khi đắp, bạn cần tiến hành xoa nhẹ nhàng để cải thiện các triệu chứng khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày.
- Với phương pháp này, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bệnh nhân nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh.
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Trào ngược dạ dày là bệnh lý rất dễ tái phát thường xuyên và chuyển biến phức tạp bởi vi khuẩn tồn tại trong dạ dày rất dễ phát triển. Do đó, người bệnh cần phải tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.
- Hiệu quả chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không rất chậm nên người bệnh cần phải kiên trì, không nên nóng vội.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
- Không nên ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ,… gây đầy bụng, khó tiêu
- Không được ăn nhanh, ăn nhiều mà chia ra các bữa nhỏ để tránh gây căng tức, khó chịu ở bụng
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Không nên mang vác các vật nặng, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe của dạ dày
- Luôn lạc quan, vui vẻ, tránh suy nghĩ quá nhiều
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Uống đủ nước, có thể uống nước ép sinh tố nhưng tránh các loại trái cây có vị chua
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của cách chữa trị này còn tùy thuộc rất nhiều vào mức độ mắc bệnh, sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân và nhiều yếu tố khác. Tốt nhất, khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.