[ Phụ huynh cần lưu ý] Nhận biết 7+ Dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà kể cả trẻ em cũng có thể mắc phải và tình trạng này ngày càng gia tăng, vì thế cha mẹ không nên xem thường. Vậy dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em có như người lớn hay không và cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ đau dạ dày
Các cha mẹ thường nhầm lẫn bệnh đau dạ dày của con trẻ với những triệu chứng rối loạn về tiêu hóa, đây được xem là nhận định sai lầm. Bởi chứng đau dạ dày không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, mà bệnh ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ngày càng cao.
Vị trí đau dạ dày của trẻ em khác so với người lớn, chủ yếu là đau ở khu vực trên hoặc xung quanh rốn. Cơn đau kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sau đây là một số dấu hiệu của chứng đau dạ dày ở trẻ thường gặp:
- Trẻ bị đau bụng: Tình trạng này xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi từ 10 – 16 tuổi, dấu hiệu có thể là đau vùng thượng vị tương tự người lớn, xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội về đêm, mỗi đợt cơn đau có thể kéo dài từ vài chục phút đến hàng giờ. Còn đối với trẻ nhỏ hơn thì sẽ có triệu chứng đau bụng gần giống với đau bụng do giun chui vào ống mật.
- Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu: Đây là tình trạng xảy ra khi lượng acid dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng về ợ hơi, ợ chua, vướng víu cổ họng và ho mạnh. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và nguy hiểm hơn là chảy máu dạ dày.
- Trẻ bị chóng mặt, cơ thể xanh xao: Cơn đau dạ dày thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể của trẻ mệt mỏi, xanh xao, trẻ không còn năng động như ngày thường được nữa và quá trình phát triển thể trạng của trẻ chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng ít gặp ở trẻ lớn, nhưng lại bắt gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tình trạng trẻ bị nôn mửa tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
- Trẻ bị thiếu máu: Tình trạng đau dạ dày kéo dài liên tục có khả năng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, lúc này cơ thể trẻ sẽ bị thiếu máu do xuất huyết ồ ạt gây ra bởi hiện tượng vết loét ăn mòn vào trong lớp niêm mạc. Làm tổn thương mạch máu, từ đó dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng.
- Đại tiện phân đen hoặc ra máu: Số liệu thống kê chỉ ra rằng, hiện nay có tới 50% trường hợp mắc bệnh tiêu hóa, dạ dày xuất phát từ biểu hiện trẻ đi đại tiện ra phân đen hoặc ra máu. Vì vậy cha mẹ cần kiểm tra phân của con để nhanh chóng phát hiện và sớm điều trị.
Nguyên nhân hình thành bệnh đau dạ dày ở trẻ
Cơ thể của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng chưa hoàn thiện so với người lớn, đồng thời sức đề kháng cơ thể của trẻ vẫn còn yếu cho nên rất dễ trở thành đối tượng tấn công của vi khuẩn mang mầm bệnh.
Theo các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở trẻ là do sự tấn công của vi khuẩn HP, kèm theo đó là những tác nhân gây bệnh được kể đến như:
- Ăn uống không khoa học: Các bậc cha mẹ thường quan niệm rằng, cho trẻ ăn nhiều sẽ giúp trẻ mau lớn và vì vậy họ luôn cứ ép con mình phải ăn thật nhiều. Khi trẻ ăn quá no sẽ khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày và trẻ sẽ rất dễ bị nôn mửa. Bên cạnh đó cho trẻ ăn các loại thực phẩm như cay, nóng, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.
- Tình trạng căng thẳng kéo dài: Ép trẻ học quá nhiều, chương trình học quá tải khiến cho trẻ lo lắng và tạo nhiều áp lực từ đó dẫn đến tâm lý căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có cha, mẹ hoặc một người thân nào đó trong gia đình mắc bệnh lý dạ dày thì con sinh ra cũng có khả năng mắc phải bệnh dạ dày bẩm sinh.
- Sử dụng thuốc: Bên cạnh đó, sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý khác, tự ý dùng thuốc sai liều lượng, không tuân theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến cho môi trường acid trong dạ dày bị thay đổi, từ đó làm tổn thương vùng dạ dày.
Hướng dẫn chữa đau dạ dày ở trẻ an toàn, hiệu quả
Để chữa đau dạ dày thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị phù hợp. Thông thường, việc điều trị chứng đau dạ dày ở trẻ em thường được chỉ định sử dụng thuốc hoặc áp dụng các mẹo chữa tại nhà, bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng đau dạ dày của trẻ ngày một gia tăng mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì phương pháp sử dụng thuốc điều trị sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng và được nhiều phụ huynh lựa chọn. Một số loại thuốc có thể chữa đau dạ dày cho trẻ như:
- Yumagel: Đây là thuốc chữa đau dạ dày cho phép trẻ em sử dụng, giúp làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi và nôn mửa.
- Gastropulgite: Thuốc có tác dụng giúp cho trẻ giảm cảm giác đầy bụng, ợ chua, làm giảm nhanh các cơn đau và hạ men tiêu hóa.
- Phosphalugel: Thuốc có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ, được sản xuất theo dạng sữa. Thuốc được sử dụng cho cả trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
2. Chữa đau dạ dày cho trẻ tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, các cha mẹ có thể tham khảo cách chữa đau dạ dày cho trẻ tại nhà được áp dụng phổ biến, an toàn và hữu ích như:
Cho trẻ uống nước mật ong kết hợp với gừng
Gừng có tính ấm là một trong những giải pháp giúp cải thiện cơn đau dạ dày cho trẻ. Gừng và mật ong khi kết hợp lại với nhau sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, no bụng và các cơn đau do dạ dày gây ra. Cách thực hiện như sau:
- 1 củ gừng tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi giã nhuyễn để ép lấy nước cốt.
- Pha 1 thìa mật ong nguyên chất với 1 thìa nước cốt gừng trong nước và khuấy đều, cho bé uống mỗi ngày đến khi triệu chứng cải thiện.
Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, cha mẹ chỉ nên pha loãng nước gừng tươi cùng với mật ong cho trẻ uống để làm giảm các triệu chứng. Không nên pha nước gừng đậm bởi trong gừng có tính nóng có thể gây hại cho dạ dày của trẻ.
Chữa đau dạ dày bằng sữa chua
Sữa chua vừa là thực phẩm mát lạnh dùng để ăn, mà còn là nguyên liệu giúp làm giảm cơn đau dạ dày cho trẻ khá tốt. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng sữa chua mỗi ngày để hạn chế được tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên chỉ nên dùng một lượng vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến bụng của bé.
Chườm ấm
Sử dụng túi chườm ấm hoặc cho bé tắm nước ấm sẽ giúp cho cơ thể của bé trở nên dễ chịu hơn, bằng cách đặt một túi sưởi ấm với nhiệt độ ấm nóng vừa phải lên trên bụng trẻ để giảm bớt cơn đau.
Cách làm này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động tốt hơn và giảm nhanh các triệu chứng về đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau bụng.
Xoa bóp bụng nhẹ nhàng
Xoa bóp xung quanh vùng bụng sẽ giảm nhanh các cơn đau bụng. Cha mẹ chỉ cần sử dụng lòng bàn tay mát xa nhẹ nhàng ở vùng bụng, nhất là vùng thượng vị và xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm thấy bụng ấm hơn. Có thể kết hợp tinh dầu tràm để xoa bóp.
Tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, khi đó chức năng co bóp dạ dày được ổn định, giúp dạ dày chuyển hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Từ đó sẽ làm giảm các triệu chứng về ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Bên cạnh việc điều trị thì thay đổi chế độ ăn uống khoa học cho trẻ cũng là điều cần thiết mà cha mẹ cần lưu ý:
Các loại thực phẩm cần bổ sung
- Các loại thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, trứng hấp, sữa nóng giúp trung hòa acid dạ dày.
- Các loại thức ăn giúp giảm tiết dịch vị như bánh quy, mật ong, dầu thực vật,…
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, bột yến mạch, các cây họ đậu,… giúp hạn chế tình trạng táo bón và tránh gây áp lực lên dạ dày.
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì,…
Thực phẩm nên hạn chế
- Tuyết đối không cho trẻ sử dụng các đồ uống gây kích thích dạ dày như đồ uống có vị chua, nước ngọt có gas.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các món chiên, xào hoặc các loại gia vị cay, nóng,…
- Nên tránh cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chua làm ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm loét như chanh, cam, quýt,…
Nhìn chung tình trạng đau dạ dày ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến ở ngày nay và bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu ở trong giai đoạn khởi phát. Trên đây là những thông tin cần thiết về dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ và cách điều trị. Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám nếu phát hiện những triệu chứng bất thường như trên.