[ Nên tham khảo] Kinh nghiệm đi cắt trĩ của người bệnh
Cắt trĩ ở đâu, giá bao nhiêu, cắt trĩ bao lâu thì lành…là những vấn đề thắc mắc của nhiều người. trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết kinh nghiệm đi cắt trĩ để bạn có thêm những thông tin và đưa ra quyết định có nên cắt trĩ hay không.
Cắt trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại thì bệnh hoàn toàn có thể được điều trị tận gốc bằng biện pháp phẫu thuật cắt trĩ.
Cắt trĩ là phương pháp ngoại khoa sử dụng các thiết bị chuyên dùng để loại bỏ búi trĩ an toàn. Phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp mắc bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại cấp độ nặng, không đáp ứng hiệu quả của các phương pháp nội khoa hay mẹo dân gian.
Vì vậy, có thể nói rằng đây là phương pháp cuối cùng để giải quyết căn bệnh này. Có thể nhiều người sẽ sợ phẫu thuật nhưng thực chất đây là phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ, cụ thể phương pháp này sẽ không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, chỉ khi sau sinh được 6 – 8 tuần mới được áp dụng.
Liệu cắt trĩ có đau không?
Theo kinh nghiệm của những người đã từng thực hiện cắt trĩ thì vấn đề cắt trĩ có đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể sẽ bị đau ít hoặc nhiều tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau, bởi bản chất của cắt trĩ đó là phương pháp phẫu thuật có sử dụng các thiết bị ngoại khoa để tác động lên búi trĩ và những vùng xung quanh khu vực hậu môn.
Cụ thể như sau:
Phụ thuộc vào phương pháp cắt trĩ
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại giúp cho các phương pháp cắt trĩ cũng được cải tiến rất nhiều. Với các công nghệ cắt trĩ hiện đại thường sẽ giúp hạn chế được đau đớn, thậm chí là không gây ra cảm giác đau đớn nào.
Còn đối với phương pháp phẫu thuật truyền thống thì khi tác động vào hậu môn sẽ gây ra những tổn thương lớn, khiến cho người bệnh bị chảy máu nhiều và gây đau đớn nhiều hơn. Các cơn đau thường dữ dội kèm theo rát khi người bệnh đi tiểu hoặc đi đại tiện.
Phụ thuộc cơ sở y tế thực hiện cắt trĩ
Hiện nay, cắt trĩ được xem như một tiểu phẫu đơn giản mà bất kỳ bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được. Để đảm bảo quá trình cắt trĩ diễn ra suôn sẻ và không xảy ra bất kỳ rủi ro nào thì tốt nhất người bệnh nên lựa chọn một địa điểm cắt trĩ uy tín và chất lượng.
Yếu tố này cực kỳ quan trọng để quyết định liệu sau khi cắt trĩ xong bạn có bị đau hay không, đau nhiều hay đau ít. Nếu chẳng may bạn lựa chọn phải cơ sở y tế kém chất lượng thì những cơn đau xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Phụ thuộc vào cơ địa của từng người
Mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau do có hệ thống miễn dịch khác nhau. Vì vậy, có thể cùng một phương pháp phẫu thuật nhưng có người đau và có người không đau, có người đau ít nhưng cũng có những người đau nhiều.
Hiện nay, hầu như trước khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ đều được tiêm thuốc tê nên trong quá trình phẫu thuật người bệnh sẽ không cảm nhận được đau đớn. Trường hợp áp dụng biện pháp phẫu thuật tiên tiến thì sau phẫu thuật, bạn sẽ chỉ cảm nhận một chút đau rát ở vùng hậu môn và nhanh chóng biến mất.
Các phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay
Trong y khoa hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt trĩ, tùy vào mức độ mắc bệnh, nhu cầu của người bệnh và điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện mà sẽ thực hiện phương pháp cắt trĩ khác nhau.
Cắt trĩ bằng phương pháp laser
Hiểu đơn giản phương pháp laser là phương pháp phẫu thuật không cần sử dụng dao mổ. Thay vào đó là sử dụng chùm tia sáng để chiếu trực tiếp vào búi trĩ và phá hủy hoàn toàn các mô bị tổn thương.
Một số loại tia thường được lựa chọn sử dụng như tia laser CO2, , tia laser ND…Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả, an toàn và ít để lại biến chứng. Vì vậy nên được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Đây là phương pháp được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp HCPT là biện pháp xâm lấn tối thiểu nhằm tác động và làm teo búi trĩ bằng sóng cao tần. Sau khi búi trĩ đã bị teo lại thì bác sĩ sẽ sử dụng dao điện và cắt bỏ hoàn toàn các búi trĩ.
Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ hoàn toàn không cảm nhận được một chút đau đớn nào trong quá trình phẫu thuật, chảy ít máu, thời gian phẫu thuật và hồi phục cũng rất nhanh, đặc biệt là hoàn toàn không để lại sẹo.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Áp dụng phương pháp Longo để cắt trĩ chính là sử dụng đồng thời việc cắt và khâu nối nhờ máy tự động nhằm ngăn chặn máu di chuyển và nuôi dưỡng búi trĩ. Khi máu không đến các búi trĩ nữa sẽ khiến chúng nhỏ lại và teo dần.
Phương pháp này được đánh giá rất an toàn, không gây đau đớn, thời gian hồi phục sau mổ rất nhanh chóng, không để lại sẹo nên được nhiều người chọn lựa.
Cắt trĩ bằng phương pháp Ferguson
Đây là một trong những phương pháp cắt trĩ kín theo nguyên lý cắt riêng biệt từng búi trĩ cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ đang tồn tại ở vùng hậu môn. Nó chỉ còn sót lại giữa các búi trĩ là niêm mạc, da thừa.
Ưu điểm của phương pháp này đó là chi phí thực hiện thấp và ít gây ra biến chứng. Còn nhược điểm đó là gây đau đớn hậu phẫu, mất khá nhiều thời gian để hồi phục.
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Đây là một trong những phương pháp sử dụng các can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Cách này thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân bị trĩ vòng. Bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp PPH đưa vào sâu bên trong lỗ hậu môn và tiến hành cắt bỏ lớp niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài. Sau đó, máy sẽ tự kéo khâu lớp niêm mạc lại tạo hình thẩm mỹ cho hậu môn.
Ưu điểm của phương pháp này đó chính là đem lại hiệu quả cao, an toàn, ít gây đau đớn, không gây biến chứng và hầu như không gây tái phát bệnh. Tuy nhiên, cũng vì vậy nên phương pháp này khá đắt đỏ nên nhiều người bệnh khó tiếp cận.
Chi phí phẫu thuật cắt trĩ
Chi phí cho bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chi phí là một trong những yếu tố quyết định hành vi của người bệnh. Chắc chắn ai cũng mong muốn được điều trị bệnh dứt điểm với một phương pháp giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
Theo kinh nghiệm đi cắt trĩ của nhiều người thì tùy thuộc vào các yếu tố như phương pháp phẫu thuật, cơ sở vật chất của bệnh viện, người trực tiếp phẫu thuật…mà chi phí sẽ dao động trong những mức giá khác nhau.
Chi phí của một số phương pháp cắt trĩ hiện nay bạn có thể tham khảo:
- Phẫu thuật cắt trĩ + nứt hậu môn bằng phương pháp truyền thống: khoảng 3.000.000đ
- Phẫu thuật cắt trĩ vòng: khoảng 3.500.000đ
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: dao động khoảng 7.000.000 – 10.000.000đ
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp PPH: dao động khoảng 6.000.000 – 10.000.000đ
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo: dao động khoảng 5.000.000 – 7.000.000đ
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan: 3.000.000 – 5.000.000đ
Ngoài ra, chi phí cho một cuộc phẫu thuật hoàn chỉnh còn kèm theo chi phí khám ban đầu bao gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chi phí xét nghiệm (nếu có) theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, mức chi phí này chiếm phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí cắt trĩ.
Ngoài ra, còn một số chi phí phát sinh có thể ảnh hưởng đến chi phí cắt trĩ gồm:
- Chi phí chăm sóc hậu phẫu
- Chi phí cho các dịch vụ VIP, dịch vụ y tế bên ngoài
- Dịch vụ chỉ định bác sĩ bác sĩ thực hiện phẫu thuật theo yêu cầu
- Dịch vụ chăm sóc và tái khám hậu phẫu tại nhà.
Nên cắt trĩ ở đâu là tốt nhất?
Lựa chọn nơi cắt trĩ cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà người bệnh cần quan tâm khi có ý định phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bạn tìm những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ có tay nghề cao thì chi phí sẽ đắt nhưng đổi lại là bạn hoàn toàn có thể yên tâm điều trị, không lo sợ phát sinh rủi ro.
Ngược lại, nếu chọn những nơi có chi phí thấp, rẻ như những phòng khám chui kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây tiền mất tật mang.
Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện có khả năng điều trị bệnh trĩ và cắt trĩ uy tín như:
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 11
- Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Chợ Rẫy
- Khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện Bình Dân
- Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh
- Khoa ngoại tổng hợp – viện Y Học Dân Tộc
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tại Hà Nội
- Khoa tiêu hóa – bệnh viện Bạch Mai
- Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao – bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương
- Khoa tiêu hóa – gan mật – bệnh viện Việt Pháp
- Khoa tiêu hóa gan mật – bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
- Khoa điều trị theo yêu cầu 1C – bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2
- Khoa tiêu hóa – bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
- Khoa phẫu thuật ống tiêu hóa – bệnh viện trung ương Quân đội 108
Cắt trĩ bao lâu thì hồi phục bình thường?
Thông thường, sau một ca phẫu thuật cắt trĩ thành công thì người bệnh có thể ra về vào buổi chiều cùng ngày hoặc sáng ngày hôm sau. Mất khoảng 2 – 3 tuần sau khi mổ vết thương sẽ hoàn toàn lành lại, người bệnh cũng hồi phục sức khỏe và quay trở lại các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian hồi phục sau mổ trĩ của từng người sẽ khác nhau:
- Phương pháp thực hiện
- Tình trạng bệnh lý
- Tay nghề của bác sĩ
- Chế độ chăm sóc hậu phẫu
- Cơ địa của từng người
Sau cắt trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ xong người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nên ăn gì?
- Thức ăn dạng lỏng dễ hấp thụ như súp, cháo…Nên duy trì chế độ ăn này trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi thực hiện cắt trĩ.
- Nghệ tươi hoặc bột nghệ có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương. Dùng nghệ bôi lên vùng trĩ đã cắt mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, bột yến mạch…
- Uống nhiều nước càng nhiều càng tốt, ít nhất là 2 lít/ngày. Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và làm mềm phân giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn, tránh gây đau rát hậu môn.
Không nên ăn gì?
- Các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ vì hàm lượng axit béo no trong dầu mỡ sẽ làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Các loại thực phẩm cay nóng vì nhóm thực phẩm này thường gây ra đau rát ở trực tràng và hậu môn. Đặc biệt nguy hiểm với những người vừa cắt trĩ xong vì dễ gây kích thích niêm mạc và chảy máu.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản và gia vị khiến dạ dày phải tăng tiết axit và gây đầy bơi, chướng bụng, dẫn đến táo bón không tốt cho những người vừa cắt trĩ.
- Rượu bia có chứa cồn và các chất kích thích nên khi vào trong cơ thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Không những vậy, nó còn làm tăng khả năng hình thành huyết khối, gây ra tắc nghẽn tĩnh mạch ở trực tràng không tốt cho những người đang trong quá trình hồi phục sau cắt trĩ.
Phải làm sao khi bị đau sau cắt trĩ?
Vì hậu môn là nơi đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ rất dễ bị tổn thương sau mỗi lần đi đại tiện và làm kéo dài thời gian điều trị. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ bị đau rát do viêm nhiễm, gây biến chứng và những hệ lụy về sau.
Vì vậy, ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng, các cơn đau dù ít hay nhiều cũng sẽ xuất hiện, người bệnh cần phải thực hiện các điều lưu ý sau:
Cách xử lý vết thương để giảm đau
Để giảm bớt các cơn đau hậu phẫu, người bệnh hãy thực hiện các bước sau:
- Ngâm hoặc vệ sinh vết thương bằng nước ấm. Khi ngâm kết hợp massage nhẹ nhàng 15 phút. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho máu lưu thông ổn định đến vị trí này và vết thương nhanh chóng lành lại.
- Lau khô vùng hậu môn vừa vệ sinh, dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương để tránh ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ giảm sưng, kích thích tái tạo các tế bào mới.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày
- Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, tập thả lòng cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu cơn đau rát. Lưu ý không nên vận động quá sức, không mang vác vật nặng vì dễ gây ảnh hưởng đến hậu môn – trực tràng.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian hồi phục vết thương cắt trĩ cho đến khi vết thương hoàn toàn bình phục.
- Ngủ sớm, tránh thức khuya để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và giảm bớt các cơn đau.
Chia sẻ kinh nghiệm cắt trĩ từ người bệnh
Chia sẻ về kinh nghiệm đi cắt trĩ của bạn có nickname Myan20
“Hôm nay em xin review một tí về câu chuyện đi cắt trĩ của em cho anh chị em nào đang có ý định cắt trĩ. Tính tới hôm nay là đã 2 tuần kể từ lúc em cắt trĩ bằng phương pháp Longo ở bệnh viện bạch Mai rồi. Ban đầu, em cũng không để ý gì vì có cục thịt dư lòi ra ngoài chỉ bé tí bằng hạt đậu thôi. Nhưng càng về sau thì em để ý thấy sau mỗi lần em đi vệ sinh xong là nó không tự co lại được.
Em cũng nghĩ mình bị trĩ rồi nên có uống thuốc, ngâm rồi kiêng khem nhiều lắm nhưng không thấy có hiệu quả gì cả. Lúc này, em thấy hơi sợ rồi nên mới đi khám thì bác sĩ bảo là bị bệnh trĩ nội, còn cái lòi ra ngoài chỉ là da dư, bác sĩ còn kêu nên mổ sớm chứ không nguy hiểm lắm. Thế là mang tâm lý lo sợ em gật đầu cái rụp quyết định mổ luôn.
Do bác sĩ có dặn trước nên hôm mổ em không dám ăn uống gì, lên bệnh viện lúc 8h sáng để làm thủ tục, rồi phải đi chụp X-quang phổi, truyền vô 2 chai nước không biết là nước gì luôn. Xong sau đó em được bơm vào hậu môn cái thuốc gì mà chỉ sau đó 2 phút là em chạy tuốt vô nhà vệ sinh luôn.
Sau đó 30 phút thì y tá dẫn em vô phòng mổ, tiêm gây tê ở tủy sống, đau ơi là đau nên em la chắc bên ngoài cũng nghe do em sợ kim tiêm lắm. Sau đó thì không còn cảm giác gì hết, mất tầm gần 30 phút em đã mổ xong và được đưa về phòng hậu phẫu nằm đó đợi 2 tiếng rồi được cho về phòng nằm.
Ban đầu, do chưa hết thuốc tê nên em không thấy đau đớn gì hết, còn nói chuyện bình thường lắm, chỉ là không được đi lung tung trong 6 tiếng đầu vì y tá có dặn trước rồi. Nhưng đến khi hết thuốc tê thì cảm giác đau ập tới, em còn bị bí tiểu nữa chứ, rang uống nước lắm mà vẫn không tiểu được, tới chừng ráng rặn một hồi thì tiểu quá trời.
Sau thì bác sĩ bảo có thể ăn uống bình thường thì em có ăn tạm ổ bánh mì chồng em mua. Tới khuya thì em muốn đi đại tiện mà do đau quá không rặn được, toàn ra máu. Đến trưa hôm sau thì em được xuất viện. Về nhà ngày đầu thì cũng vẫn còn hơi đau nên uống paracetamol chứ cũng chưa dám ăn gì nhiều vì sợ đi rồi lại đau.
Đến ngày thứ 2 thì vết thương không còn đau mấy, có thể đi lại được thoải mái rồi. Qua ngày thứ 3 thì quay lại cái thói ăn uống bất chấp nhưng đã bắt đầu cảm thấy đau bụng muốn đi ngoài, mà cứ đi là nó lại rát mới khổ, biết vậy húp cháo cho lành chứ ăn uống cho sướng cái miệng giờ khổ cái thân.
Bác sĩ dặn mỗi ngày ngâm nước muối ấm khoảng 5 – 10 phút để không bị nhiễm trùng nên ngày nào em cũng làm đều đặn, tới nay là ngày thứ 10 rồi nên cũng bớt đau rát. Tới hôm nay là đúng 2 tuần rồi, vết thương cũng hơi lành lại, đi đại tiện cũng bớt đau rồi nên mới mò lên để review cho anh chị em được.”
Kinh nghiệm đi cắt trĩ của bạn Minh Tuấn
Mình đã đi phẫu thuật trĩ ở BV ĐH Y Dược, dưới đây là nhật kí đi cắt trĩ của mình:
“Mình bị trĩ hỗn hợp độ 3, đi khám 4 nơi đều nói phải mổ. Mình lựa chọn phương pháp HCPT (sóng cao tần) vì được tư vấn đây là pp ít gây đau và phục hồi nhanh nhất. Bác sĩ tư vấn phương pháp này chỉ nghỉ ngơi theo dõi tại viện chút là về và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, không cần xin nghỉ làm nên mình rất yên tâm thoải mái, còn tính lúc về sẽ đi đón con nữa.
Ca mổ kéo dài khoảng 40 phút, mình được tiêm thuốc tê, lúc đầu chỉ đau nhẹ, rồi đau dần lên và gần cuối thì đau điếng luôn dù bác sĩ đã phải tiêm thêm thuốc tê cho mình. Dù đã trải qua sinh thường 2 lần và nhổ răng khôn, thế nhưng mổ kiểu này mình còn thấy đau hơn.
Sau mổ mình bị choáng do cơ địa không khỏe, lại nhịn ăn để thử máu nữa nên phải ở lại bệnh viện nằm nghỉ nửa ngày (truyền thuốc, truyền dịch), rồi mình về nhà.
6 tiếng sau ca mổ mình bắt đầu đau ở vết mổ, đau rất nhiều và không có bất cứ tư thế nào giúp đỡ đau. Uống effaragal theo chỉ định của bác sĩ nhưng không suy giảm, phải chuyển sang effaragal codein thì mới bớt chút chút. Đêm đầu tiên sau mổ trôi qua chậm chạp trong vật vã. Sau 2 ngày là mình không dùng thuốc giảm đau nữa vì cơn đau bắt đầu giảm dần.
Ngày đầu sau mổ mình không đi cầu. Ngày thứ hai đi không đáng kể. Ngày thứ ba đi ra máu tươi và cực kỳ đau. Ngày thứ tư vẫn đau nhưng giảm máu. Từ ngày thứ năm không thấy máu nữa nhưng vẫn đau. Đi cầu khá khó và luôn có cảm giác không hết phân. Đi xong thì đau rát cả nửa ngày (dù đã ngâm hậu môn theo chỉ dẫn).
Nghe lời tư vấn ban đầu, bác sĩ bảo không cần phải nghỉ làm, nhưng hoá ra không đơn giản vậy, các bạn nên xác định nghỉ ít nhất 1 tuần.
Sau 4 tuần thì sáng sáng đi cầu vẫn đau, trong ngày dịch vẫn tiết chút ít, hậu môn vẫn rát và ngứa.”
Hy vọng rằng với những thông tin về kinh nghiệm đi cắt trĩ ở trên và review quá trình cắt trĩ do chính những người trong cuộc chia sẻ sẽ giúp những người đang mắc phải căn bệnh khó nói này sớm thực hiện cắt trĩ để quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Có thể bạn quan tâm
- Học cách chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp theo dân gian
- Công dụng chữa bệnh trĩ của nha đam sẽ khiến bạn bất ngờ