[Chuyên gia giải đáp]Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Bệnh viêm cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Bệnh viêm cổ tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến thiên chức làm mẹ của nhiều chị em. Trong một số trường hợp, viêm cổ tử cung mãn tính có thể khiến người phụ nữ vô sinh và phải nhờ đến biện pháp can thiệp hỗ trợ để có con. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để cùng tìm lời giải đáp nhé!
Cổ tử cung là cơ quan quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở của nữ giới. Tuy nhiên khi cổ tử cung bị viêm, hoạt động của tuyến yên cũng bị ảnh hưởng và làm thay đổi một số hoạt động nội tiết của cơ thể. Trong đó sinh hoạt tình dục, cũng như khả năng thụ thai bị tác động lớn nhất.
Viêm cổ tử cung là bệnh gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng sưng và viêm, nhiễm trùng ở ống cổ tử cung. Bệnh gây ra do nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Những triệu chứng ban đầu của viêm cổ tử cung có thể tương tự như viêm âm đạo. Cụ thể như đau khi quan hệ, ngứa và tiết dịch bất thường. Những khi viêm cổ tử cung, bạn sẽ nhận thấy các cơn đau bụng dưới có tiến triển nghiêm trọng và dai dẳng hơn.
Có hai dạng viêm cổ tử cung là tình trạng cấp tính và mạn tính. Nếu như viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ tái phát các triệu chứng nhiều lần. Bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cổ tử cung mạn tính. Bệnh xảy ra ở phụ nữ với mọi độ tuổi, chủ yếu nằm ở nhóm phụ nữ đã từng quan hệ tình dục và phổ biến hơn ở độ tuổi dưới 25.
Bệnh viêm cổ tử cung không khó chữa nhưng bệnh gây suy giảm khả năng miễn dịch của tử cung và âm đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục nếu bạn quan hệ không an toàn. Có khoảng 8% phụ nữ bị viêm cổ tử cung kèm theo bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia… Nguy hiểm hơn là “căn bệnh thế kỷ” HIV.
Cùng với viêm âm đạo, viêm cổ tử cung đều là những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung tương đồng với viêm âm đạo, điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan và chỉ sử dụng kháng sinh điều trị. Khi điều trị không đúng hướng, bệnh viêm cổ tử cung sẽ tiến triển nặng hơn dẫn đến xuất huyết âm đạo và nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vì thế nếu có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thì bạn tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
Phụ nữ bị mắc bệnh viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Đa phần các trường hợp chị em bị viêm cổ tử cung đều đang trong độ tuổi sinh sản, do đó bệnh lý này khiến phụ nữ lo lắng về khả năng làm mẹ của mình. Tuy nhiên câu trả lời đã được các chuyên gia nhận định mang tính tương đối, điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề như tuổi tác, cơ địa, mức độ viêm nhiễm có nghiêm trọng hay không…
Khi mắc bệnh, cổ tử cung đã có những tổn thương, viêm nhiễm nhất định và điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản. Nếu như bạn đã mắc bệnh viêm cổ tử cung trước đó và được chữa trị dứt điểm thì việc mang thai hoàn hoàn bình thường. Và những người bị viêm cổ tử cung thể nhẹ cũng sẽ không ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai và mang thai.
Tuy nhiên đối với những phụ nữ bị viêm cổ tử cung mãn tính sẽ có nguy cơ vô sinh rất cao. Nhưng hiện nay, vấn đề hiếm muộn – vô sinh vẫn có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp nên chị em không nên quá lo lắng. Trong trường hợp bạn đã có tiền sử mắc bệnh về đường sinh dục, tốt nhất cần thăm khám tiền sản để đảm bảo chắc chắn việc mang thai không chịu ảnh hưởng từ các nhóm bệnh trên.
Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin về cách phòng tránh cũng như điều trị này nếu bạn đang có kế hoạch sinh sản trong tương lai.
Vì sao viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Cổ tử cung là bộ phận nối nữa tử cung và cơ quan sinh sản, sinh dục. Vì thế khi khu vực này bị viêm nhiễm, dù là vì nguyên nhân gì thì các mầm bệnh đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và mang thai của người mẹ. Cụ thể những ảnh hưởng của viêm cổ tử cung đến hoạt động
- Viêm cổ tử cung gây ra triệu chứng đau rát vùng kín và viêm nhiễm, điều này khiến việc quan hệ diễn ra khó khăn, giảm ham muốn tình dục. Nếu biến chứng nặng, người phụ nữ có thể bị xuất huyết âm đạo, cổ tử cung tổn thương và khả năng thụ tinh bị giảm sút.
- Tình trạng khí hư ra nhiều sẽ tạo rào cản dịch chuyển của tinh trùng đến trứng. Do tinh trùng cần được tiếp hợp với trứng càng sớm càng tốt, nhưng nếu gặp chất nhầy quá đặc, chúng có thể chết trước khi gặp được trứng. Đây là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.
- Trường hợp viêm cổ tử cung nặng nhất sẽ dẫn đến các vấn đề ở buồng trứng và tuyến yên, điều này có thể khiến người phụ nữ bị vô sinh hoàn toàn.
- Tinh trùng khi đi vào cổ tử cung bị tấn công bởi các loại vi khuẩn xấu khiến hiệu quả thụ tin bị giảm sút.
- Ngoài ra viêm cổ tử cung còn khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, điều này cũng gây cản trở quá trình thụ thai hơn.
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là điều trị sớm để tử cung duy trì được chức năng quan trọng. Bởi vì khi tử cung viêm nhiễm, hoạt động sản sinh nội tiết sẽ bị rối loạn và dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau. Không chỉ riêng đối với sức khỏe sinh sản và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người mẹ mắc bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cụ thể người mẹ và thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ sau:
Đối với người mẹ
- Viêm cổ tử cung khi mang thai khiến khí hư ra nhiều, màu sắc khí hư thay đổi và có mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó lành cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín, đau rát và sưng tấy. Những bất tiện này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt người phụ nữ trong thời gian mang thai.
- Viêm cổ tử cung nặng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu ở 3 tháng đầu và sinh non, thai ngôi ngược trong 3 tháng cuối…
- Cổ tử cung viêm nhiễm sẽ bị giảm tính đàn hồi, điều này khiến người mẹ gặp khó khăn khi chuyển dạ sinh thường.
- Trong trường hợp viêm cổ tử cung phải sinh mổ thì cơ thể chậm phục hồi, cần nghỉ dưỡng ít nhất 3 năm tới mới hồi phục chức năng sinh sản.
Đối với thai nhi
- Vi khuẩn gây viêm cổ tử cung có thể xâm nhập vào màng ối và gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ sơ sinh.
- Trong khi người mẹ bị bệnh, trẻ sơ sinh cũng có khả năng bị mắc các bệnh viêm phổi, mắt khi chào đời.
- Viêm cổ tử cung gây thay đổi môi trường âm đạo, Axit trong âm đạo tăng cao sẽ ảnh hưởng đến nước ối và sự phát triển của thai nhi.
- Trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, chậm phát triển, dễ mắc các vấn đề về da và bệnh phổi.
Trong trường hợp bị mắc viêm cổ tử cung trước khi mang thai, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị khỏi bệnh hoàn toàn trước khi mang thai để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé. Điều này giúp mẹ và thai nhi tránh khỏi các biến chứng từ nhiễm trùng và tai biến sản khoa nghiêm trọng. Trong trường hợp người mẹ mắc viêm cổ tử cung khi đã mang thai, cần đi khám ngay để có phương án điều trị nhanh chóng.
Viêm cổ tử cung khi mang thai nên xử lý thế nào?
Phần lớn những trường hợp bệnh nhân bị viêm cổ tử cung sẽ được điều trị bước đầu bằng thuốc kháng sinh đường uống. Song song đó sử dụng thuốc đặt âm đạo để loại bỏ các mầm bệnh nguy cơ gây viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục.
Nếu như điều trị cơ bản không đáp ứng hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp đốt điện (phổ biến nhất). Sau đó là các biện pháp khác như dao leep hay áp lạnh bằng nitơ lỏng. Mỗi phương pháp đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường nên việc điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định trực tiếp sau thăm khám.
Đối với phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung, một số loại thuốc lành tính nhất sẽ được sử dụng cho người mẹ. , Nhóm thuốc này bao gồm kết hợp giữa Polymyxin B, Neomycin và Nystatin với tác dụng chính là kháng sinh và kháng nấm. Thuốc không gây tác dụng phụ và thường được bác sĩ kê đơn sử dụng ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên.
Mặc dù vậy trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sức khỏe của người mẹ rất nhạy cảm nên bạn cần phải tuân theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được kết hợp cùng thuốc khác, không tự ý tăng – giảm liều dùng của thuốc đã được kê đơn. Dùng thuốc sai liều lượng hoặc lạm dụng thuốc là nguyên nhân khiến việc điều trị không hiệu quả, và nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến khích người mẹ đợi đến khi em bé được sinh ra sau đó mới điều trị viêm cổ tử cung. Trong đợt khám thai định kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi lịch mức độ viêm nhiễm tử cung thường xuyên. Kết hợp đưa ra những lời khuyên để tình trạng bệnh không tiến triển xấu hơn, chủ yếu là về chế độ ăn uống, hướng dẫn vệ sinh vùng kín và sinh hoạt tình dục…
Viêm cổ tử cung khi mang thai sinh thường hay sinh mổ?
Trong trường hợp người mẹ được khuyến khích sinh nở xong rồi mới điều trị viêm cổ tử cung, bạn sẽ phải cân nhắc phương pháp sinh an toàn trong những tháng cuối. Quyết định sinh thường hay sinh mổ sẽ được bác sĩ đánh giá sau khi trực tiếp thăm khám và chỉ định dựa trên tình trạng bệnh cụ thể vào cuối thai kỳ.
Những người mẹ ở giai đoạn viêm cổ tử cung nhẹ vẫn có thể sinh thường được. Nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng thì sinh mổ sẽ là biện pháp ưu tiên. Bởi trong quá trình sinh nở, các vi khuẩn, mầm bệnh tại ống tử cung có thể lây nhiễm cho bé và gây ra các vấn đề về mắt, da, hô hấp. Sinh mổ tại thời điểm này cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ.
Những lưu ý gì khi viêm cổ tử cung
Như đã đề cập, viêm cổ tử cung vẫn có thể được điều trị khỏi, ngay cả trong thời gian mang thai. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn cần chú ý kết hợp sử dụng thuốc và tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hay sử dụng thuốc tùy tiện trong 3 tháng đầu.
- Nếu bạn bị viêm cổ tử cung do nhiễm nấm thì bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp điều trị kết hợp cho chồng bạn vì vi nấm có thể lây lan khi quan hệ tình dục.
- Người bệnh sử dụng thuốc viên đặt âm đạo với nước vệ sinh phụ nữ từ 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo độ pH ở âm đạo giúp tăng hiệu quả điều trị của thuốc.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa hay viêm tử cung.
- Người bệnh nên mặc quần áo thông thoáng, tránh mặc đồ quá chật, tránh mặc quần lót bó sát và hầm bí khu vực vùng kín.
- Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh để tâm lý lo âu, căng thẳng, kết hợp uống nhiều nước để cơ thể tăng cường thải độc tố.
- Tái khám để được kiểm tra sau khi dùng hết thuốc.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc ngâm rửa hay thuốc uống được dân gian truyền miệng vì chúng có thể phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác.
Những bệnh lý gây viêm nhiễm phụ khoa luôn có nguy cơ xảy ra cao khi phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Vì thế để phòng bệnh, chị em phải có chế độ chăm sóc, vệ sinh vùng kín khoa học và tuyệt đối không nên quan hệ bừa bãi, không có biện pháp an toàn.
Vấn đề viêm cổ tử dụng có mang thai được không còn tùy thuộc nhiều vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám phụ khoa sớm nhất nếu có những biểu hiện bệnh xuất hiện.
Xem thêm:
- Mẹo dân gian chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà bạn nên thử
- Có nên quan hệ sau khi đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung?
- Bệnh phụ khoa dai dẳng cũng “chào thua” bài thuốc “KẾT TINH” từ 50 thảo dược quý