Thuốc kháng acid có tác dụng gì? Phân loại + Tác dụng của thuốc

Thuốc kháng acid là nhóm thuốc giúp trung hòa acid trong dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi để tái tạo niêm mạc. Vậy có những loại thuốc nào tốt? Cách dùng như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thuốc kháng acid là gì?

Thuốc kháng acid là một trong những nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến. Thuốc có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng. Chúng hoạt động với cơ chế trung hòa acid dạ dày – nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng trào ngược, ợ nóng.

Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc kháng acid mà không cần theo đơn. Đây là nhóm thuốc chữa trị trào ngược dạ dày được bào chế dưới dạng sữa hoặc gel, viên nang. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tác dụng của thuốc tuy đến nhanh nhưng lại có thời gian rất ngắn, chỉ tập trung điều trị triệu chứng, cắt cơn đau.

Thuốc kháng axit là gì?
Thuốc kháng axit có tác dụng ngăn ngừa sản sinh axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng

Một số nhóm thuốc kháng acid

Một số loại thuốc kháng acid được sử dụng khá phổ biến hiện nay như:

Các thuốc chứa magiê

Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp tăng acid dạ dày với các triệu chứng như: đau, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…ở những người bị loét hoặc không bị loét dạ dày, những người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cứng bụng, đắng miệng…Lưu ý thuốc này không sử dụng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ bị mất nước nghiêm trọng, những người bị suy thận, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc…

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt như:

  • Tránh sử dụng kết hợp với các thuốc khác như thuốc kháng sinh, tetra cyclin, thuốc chống lao isoniazid, thuốc trợ timdigoxin, chống viêm indomethacin, các muối sắt, thuốc an thần benzodiazepin, thuốc giảm đau…sẽ gây giảm hấp thụ khi sử dụng cùng với thuốc kháng sinh.
  • Nên sử dùng cùng các loại thuốc có khả năng tăng tác dụng như amphetamin, quinidin…

Thuốc chứa nhôm

Thành phần nhôm hydroxit có vai trò trung hòa acid trong dạ dày, thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Gây ra chứng nhuyễn xương
  • Chát miệng
  • Buồn nôn
  • Cứng bụng
  • Táo bón
  • Phân trắng
  • Giảm phosphat máu

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị giảm phosphat máu, trẻ nhỏ bị suy thận, mất nước, chảy máu trực tràng, rối loạn chuyển hóa porphyrin, viêm ruột thừa…

Các nhóm thuốc kháng axit phổ biến
Có nhiều nhóm thuốc kháng axit khác nhau tùy theo mức độ của bệnh

Nhóm thuốc phối hợp nhôm và magiê

Một số loại thuốc đơn lẻ kháng acid hay chế phẩm kháng acid có chứa magiê và nhôm có khả năng làm giảm tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón. Đặc biệt,  Hạn chế sử dụng thuốc đơn lẻ, đặc biệt là những người có chức năng thận bị suy yếu, vì sẽ dễ gây nguy cơ tích lũy magiê và nhôm.

Gợ ý một số loại thuốc kháng acid phổ biến

Alusi

Đây là loại thuốc kháng acid được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng đau nhức, viêm loét tá tràng, dạ dày, trung hòa axit dịch vị giảm ợ chua, ợ nóng, giảm đau do co thắt hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột…khi lạm dụng thuốc, sử dụng liều cao.

Thuốc được dùng điều trị tức thời và lâu dài các triệu chứng đau, viêm loét dạ dày tá tràng, có tác dụng trung hòa axit dịch vị, chống đầy hơi, ợ chua, giảm đau do co thắt, trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng thuốc lại gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tắc ruột (khi dùng liều cao).

Maalox

Maalox là loại thuốc được dùng để điều trị các cơn đau do bệnh dạ dày, thực quản, tá tràng gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý trong thuốc này có chứa thành phần muối nhôm có thể gây ra tình trạng táo bón.

Lưu ý không nên sử dụng thuốc Maalox và các loại thuốc kháng acid khác cùng thời điểm với các loại thuốc được hấp thụ qua đường uống nhằm tránh tình trạng tương tác thuốc. Tốt nhất người bệnh nên uống 2 loại thuốc này cách xa nhau trên 2 giờ và đối với thuốc kháng sinh fluoroquinolon thì nên trên 4 giờ.

Gastropulgite

Tác dụng phụ của thuốc kháng axit
Hầu hết các loại thuốc kháng axit đều gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy…

Thuốc Gastropulgite thường được dùng để trị một số bệnh lý về đường ruột, tiêu chảy, đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng…Thuốc hoạt động nhờ vào khả năng bao phủ đồng đều khi tạo ra một màng bảo vệ giúp làm lành các tổn thương trên niêm mạc

Hull

Hull là thuốc kháng acid có khả năng làm tăng độ bão hòa pH nhằm hạn chế lượng acid trong dạ dày, nhờ vào sự kết hợp giữa 2 kháng chất là nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd. Ngoài tác dụng kháng acid và điều trị những tổn thương bên trong dạ dày, ngăn chặn những yếu tố gây hại cho hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu…

Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chỉ có tác dụng ngắn, thường kéo dài tối đa trong vòng 3 giờ. Ngoài ra, thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ và có thể gây ra nhiều tương tác với nhiều loại thuốc khác.

Vì vậy, để chọn lựa được loại thuốc chữa bệnh hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh khiến bệnh càng nặng và khó điều trị hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng acid

  • Các loại thuốc kháng acid sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất vào thời điểm sau bữa ăn 1 – 3 tiếng và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc kháng acid được bào chế dưới nhiều dạng như gel, bột, thuốc cốm, viên nén. Trong đó, các chế phẩm dạng lỏng, bột sẽ có tác dụng hiệu quả hơn dạng rắn nhưng tác dụng của thuốc thường ngắn hơn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc thuốc nào nên sử dụng kết hợp và thuốc nào nên sử dụng riêng lẻ để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng axit
Kết hợp uống thuốc đúng giờ và xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng cần tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chiên xào, quá cay, quá nóng gây khó tiêu. Ưu tiên các loại thức ăn có tác dụng tốt cho dạ dày như cơm, bánh mì, ngũ cốc, rau xanh, trái cây…
  • Không nên để quá đói mới ăn và cũng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa và mỗi bữa chỉ nên ăn một ít để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tránh làm việc quá sức, mệt mỏi dẫn đến stress, áp lực

Hy vọng rằng với những thông tin ở trên sẽ giúp người bệnh hiệu rõ hơn về các loại thuốc kháng acid phổ biến hiện nay. Từ đó, sử dụng thuốc một cách phù hợp, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel): Tác dụng & Giá bán
  • Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?
  • 9 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh, đơn giản