[Chia sẻ] Trĩ ngoại độ 1 và những điều người bệnh cần lưu ý

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, và là một trong những cấp độ chiếm tỷ lệ cao nhất của những người mắc bệnh trĩ hiện nay. Vậy bị mắc trĩ ngoại độ 1 và cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

Trĩ ngoại độ 1 là gì?

Trĩ ngoại độ 1 là tình trạng của bệnh trĩ ngoại và đang ở mức độ nhẹ nhất trong 4 mức độ của bệnh trĩ, khi đó các búi trĩ chỉ mới hình thành và kích thước còn rất nhỏ, lúc này chưa ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Trĩ ngoại độ 1
Ở giai đoạn này, kích thước búi trĩ chỉ nhỏ bằng hạt đậu

Bệnh trĩ ngoại khác hơn so với bệnh trĩ nội là vì trĩ ngoại nằm bên ngoài đường lược cho nên người bệnh rất dễ dàng nhận biết. So với cấp độ khác thì cấp độ 1 bệnh dễ phát hiện do búi trĩ nằm ở phía ngoài và nhô ra hẳn bên ngoài hậu môn kể từ khi chúng hình thành. Và lúc này các búi trĩ có thể tự co lên được.

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là thời gian bệnh khởi phát nên không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Thế nhưng, thỉnh thoảng nó cũng gây ra khó chịu vì những lần cọ xát của búi trĩ và cũng có thể rướm máu trong những lần đi vệ sinh. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại độ 1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại độ 1, những nguyên nhân này đều là những thói quen xấu mà nhiều người hay mắc phải. Nguyên nhân cụ thể:

  • Do ăn uống không khoa học: Người bệnh có thói quen ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, giàu chất đạm và ít bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ. Bên cạnh đó còn sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Thói quen ít vận động: Do tính chất công việc đòi hỏi ngồi hoặc đứng quá lâu, hạn chế vận động tay chân khiến cho máu ít lưu thông, gây chèn ép hậu môn và ảnh hưởng trực tiếp lên trực tràng. Những người làm công việc văn phòng, công nhân, bảo vệ, tài xế,… đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ  cao.
  • Đại tiện không đúng cách: Người bệnh có thói quen nhịn đại tiện, ngồi đại tiện quá lâu để nghịch điện thoại, đọc báo hoặc cố rặn mạnh mỗi khi đại tiện.
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh: Phụ nữ khi mang thai sẽ phải chịu áp lực từ trọng lượng và kích thước của thai nhi lên trực tràng khiến cho các tĩnh mạch bị giãn nở ra. Đối với trường hợp đẻ bằng phương pháp thường, phụ nữ thường ít  di chuyển và không có nhu cầu đại tiện trong nhiều ngày nên rất dễ mắc phải bệnh trĩ.
  • Do quan hệ không đúng cách: Quan hệ bằng đường hậu môn nhiều lần mà không vệ sinh sạch sẽ có khả năng khiến đường hậu môn bị viêm nhiễm cao.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 thông thường không rõ các triệu chứng nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên người bệnh chớ nên xem thường, nếu bắt gặp một số triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

  • Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, khi đó người bệnh sẽ phát hiện ra vết máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Nóng rát hậu môn: Người bệnh sẽ cảm nhận được khu vực hậu môn bị sưng phồng lên và nóng rát gây khó chịu khiến người bệnh không thể nào ngồi lâu được. Nếu để lâu thì tình trạng búi trĩ bị sưng phồng cũng sẽ tăng lên.
  • Ngứa hậu môn: Người bệnh luôn cảm thấy khu vực hậu môn thường xuyên ngứa ngáy tạo cảm giác khó chịu.
  • Kích thước búi trĩ nhỏ: Kích thước của búi trĩ khá là nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh giống như một cục thịt thừa có màu hồng nhạt hoặc màu sẫm, có thể dùng tay sờ để nhận biết. Hoặc sử dụng gương để quan sát sẽ thấy búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn.
Trĩ ngoại độ 1
Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát khu vực hậu môn, và đại tiện có lẫn máu tronng phân hoặc giấy vệ sinh

Trĩ ngoại độ 1 có gây nguy hiểm gì không?

Theo các chuyên gia cho rằng, bệnh trĩ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nên sẽ không gây nguy hiểm gì đối với người bệnh, vì thế người bệnh cần được chữa trị sớm để tránh chuyển giai đoạn nặng hơn như trĩ ngoại độ 2, trĩ ngoại độ 3 và trĩ ngoại độ 4 sẽ gây nguy hiểm đến người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại độ 1 có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Đau nhức mỗi khi vận động, kể cả khi ngồi cũng trở nên khó khăn.
  • Ra máu mỗi khi đi đại tiện, nhưng lượng máu chảy không nhiều.
  • Luôn cảm thấy khó chịu quanh khu vực hậu môn, khiến cho tâm trạng luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, gây đau rát sau những lần quan hệ, dẫn đến mất đi những khoái cảm.

Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 tuy khá là phiền toái nhưng sẽ không khó trị nếu điều trị kịp thời. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị dứt điểm trĩ ngoại độ 1 mà bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng thuốc tây

Giai đoạn trĩ ngoại ở cấp độ 1 là giai đoạn búi trĩ chỉ mới xuất hiện và có kích thước nhỏ, vì vậy mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp sử dụng thuốc tây để điều trị. Các lọai thuốc được y khoa sử dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 có thể kể đến như:

  • Thuốc chống táo bón: Đây là loại thuốc giúp điều hòa và lưu thông đường ruột, giúp làm mềm phân và hạn chế tình trạng tổn thương ở vùng hậu môn.
  • Thuốc đặt và bôi: 2 loại thuốc này giúp bảo vệ lớp niêm mạc ở búi trĩ và có chứa chất bôi trơn giúp cho phân dễ dàng đi qua.
  • Thuốc chống trương lực thành mạch và chống co thắt đại tràng: Loại thuốc này giúp cho các tĩnh mạch trĩ co lại và tiêu búi trĩ.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng giảm đau và cầm máu nhằm là giảm một số triệu chứng đau rát và gây viêm nhiễm ở vùng hậu môn.

Bên cạnh đó thì người bệnh có thể sử dụng một số thuốc ở dạng đường uống như:

  • Thuốc uống toàn thân: Aflon 500mg.
  • Viên đặt hậu môn: Proctolog hoặc dạng kem bôi.
Trĩ ngoại độ 1
Đối với giai đoạn nhẹ thì sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp điều trị dứt điểm

2. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng thuốc Nam

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn nhẹ nên có thể sử dụng các bài thuốc Nam để chữa trị. Đa phần các bài thuốc Nam đều có tính chất an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện tại nhà. Các loại nguyên liệu khá gần gũi và quen thuộc mà bạn có thể sử dụng như:

Bài thuốc từ rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa thành phần chất Quercetin và Isoquercetin có khả năng làm chắc và bền thành mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Ngoài ra, tinh dầu của rau diếp cá có chứa hoạt chất có thể tiêu viêm và kháng khuẩn. 

  • Uống nước ép từ rau diếp cá: Rửa sạch 200g rau diếp cá và cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để uống. Có thể cho thêm ít đường để dễ uống hơn.
  • Đắp rau diếp cá vào hậu môn: Rửa sạch 100g rau diếp cá và cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sau đó đắp hỗn hợp này lên búi trĩ rồi băng kín khu vực hậu môn khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch hậu môn. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc từ lá nha đam

Trong gel á nha đam có chứa tới 99% nước và 1% Glycoprotein có khả năng  kháng viêm, giảm đau và chất Polysacarit có tác dụng phục hồi da. Ngoài ra còn có thành phần Anthraquinone giúp kích thích nhu động ruột giảm nguy cơ táo bón.

  • Ăn nha đam: Gọt bỏ vỏ và đem lõi nha đam rửa sạch lại với nước. Sau đó xay nhuyễn hoặc cắt thành hạt lựu đem nấu với đường phèn và nước. Bạn có thể uống từ 1 – 2 ly mỗi ngày.
  • Bôi gel nha đam: Bẻ đôi lá nha đam và hứng lấy chất gel chảy ra đừng av2o một bát nhỏ.  Sử dụng phần gel này bôi trực tiếp hậu môn. Thực hiện nhẹ nhàng và sử dụng từ 2- 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc từ củ tỏi

Tỏi có chứa thành phần Allicin có tác dụng chống viêm nhiễm và kháng khuẩn hiệu quả. Giúp tái tạo mô mềm ở hậu môn và co búi trĩ.

  • Rượu tỏi: 500g tỏi mang bóc vỏ rồi nghiền thật nhuyễn, sử dụng phần đã nghiền pha cùng với 500ml rượu trắng và ngân từ 1 – 2 tuần. Dùng rượu tỏi đã ngâm để rửa sạch hậu môn hàng ngày.
  • Nhét tỏi vào hậu môn: Tỏi đem rửa sạch rồi đập nát và đặt trực tiếp vào bên trong hậu môn để qua đêm. Sáng hôm sau đi đại tiện để đưa tỏi ra ngoài. Không nên áp dụng cách này khi búi trĩ có hiện tượng chảy máu trước đó.

Bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không có chứa thành phần có thể kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá trầu còn giúp ức chế các hoạt động của các loại vi khuẩn như: E.Coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,.. Tinh dầu trong lá trầu còn làm tăng tính đàn hồi của mao mạch, phục hồi lại vết loét ở trực tràng.

  • Đắp lá trầu không với muối: Rửa sạch 20 lá trầu không đem ngâm với nước muối trong vòng 40 phút. Sau đó cắt nhỏ rồi đun với 1 lít nước sôi. Khi nước sôi tắt bếp và cho một ít muối vào và dùng nước trên để xông hậu môn cho đến khi nước nguội rồi dùng nước để rửa hậu môn, có thể dùng bã lá trầu để chà nhẹ.
  • Lá trầu không và hạt gấc: Lá trầu rửa sạch, hạt gấc đập dập rồi cho 2 nguyên liệu vào đun với nước trong vòng 10 phút. Sử dụng nước trên để xông hậu môn đến khi nước nguội hẳn.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh trĩ

Cá chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là xây dựng lại lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý tốt cho đường ruột. Người mắc trĩ ngoại độ 1 cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt và magie giúp làm mềm phân để việc đại tiện được dễ dàng.
  • Nên kiêng các lọai thực phẩm chứa gia vị cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga và các chất kích thích.
  • Không cố rặn quá mạnh mỗi khi đi đại tiện để tránh tạo áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới.
  • Tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định để hệ thống tiêu hóa được hoạt động theo một trình tự.
  • Tránh ngồi đại tiện hoặc ngồi quá lâu một chỗ, thường xuyên vận động để lưu thông khí huyết.
  • Tập luyện thể dục đều đặn giúp kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón.
  • Nên vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ để tránh gây viêm nhiễm.
  • Không sử dụng các loại giấy vệ sinh thô ráp, kém chất lượng.
Trĩ ngoại độ 1
Bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn

Trĩ ngoại cấp độ 1 sẽ không khó trị nếu người bệnh sớm phát hiện và chữa trị. Bệnh có thể cải thiện dứt điểm nếu sử dụng thuốc đều đặn và kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Hi vọng bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về trĩ ngoại độ 1 để từ đó có những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh trĩ nhẹ có cần gặp bác sĩ?

  • Làm sao phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại ? Loại nào nguy hiểm hơn ?

Đừng bỏ qua

Bệnh trĩ đang HÀNH HẠ bạn? Xem ngay giải pháp THOÁT KHỎI bệnh ở đây!

Chuyên gia tư vấn: Giải pháp chữa khỏi bệnh trĩ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT