Viêm cổ tử cung nặng khi mang thai: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Viêm cổ tử cung nặng khi mang thai gây nhiều phiền toái, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, việc nắm rõ dấu hiệu và cách khắc phục là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những thông tin về bệnh lý này chị em nên biết.

Viêm cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là bộ phận thấp nhất của tử cung. Bộ phận này có tác dụng sản xuất dịch nhầy để giúp quá trình quan hệ tình dục thuận lợi hơn. Nhờ đó, tinh trùng cũng sẽ dễ dàng bơi vào bên trong tử cung để thụ thai.

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn ở cổ tử cung. Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng mắc bệnh phổ biến. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân bị viêm cổ tử cung khi mang thai

Viêm cổ tử cung khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Lý do phổ biến nhất đó là sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai.

Lúc này, hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ tăng đột ngột. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi, tạp khuẩn tấn công. Nên niêm mạc tử cung sẽ bị tổn thương.

Ngoài ra, khi mang thai dịch tiết âm đạo cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Đặc điểm của dịch âm đạo lúc này có tính kiềm cao. Đây là môi trường lý tưởng để các tác nhân gây bệnh trú ẩn.

Không những thế, các vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục có thể ngược dòng lên cổ tử cung. Từ đó, khiến các bộ phận xung quanh cũng bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, một số lý do sau cũng gây viêm cổ tử cung nặng khi mang thai.

  • Quan hệ tình dục không an toàn khi mang thai. Đây là con đường dễ lây nhiễm bệnh. Vi khuẩn ở cổ tử cung sẽ gây tổn thương cho niêm mạc.
  • Vệ sinh vùng không sạch sẽ, không đúng cách khiến cho vi khuẩn tấn công vào vùng kín để gây viêm nhiễm.
  • Mặc quần lót ẩm ướt hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Khiến độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng.
  • Thường xuyên thức khuy, mệt mỏi, suy nhược kéo dài gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó, dẫn tới viêm nhiễm cổ tử cung nặng khi mang thai.

Dấu hiệu viêm cổ tử cung nặng khi mang thai

Bệnh viêm cổ tử cung thường không có các dấu hiệu đặc trựng cụ thể. Các triệu chứng tương tự như những bệnh phụ khoa khác. Nhiều người dù chuyển sang mãn tính nhưng vẫn không có biểu hiện bất thường.

Viêm cổ tử cung khi mang thai chỉ được phát hiện khi chị em khám phụ khoa định kỳ. Hay khi bản thân xuất hiện các triệu chứng sau:

Dấu hiệu viêm cổ tử cung nặng khi mang thai

  • Khí hư nhiều, có màu bất thường như trắng đục, vàng, xám nhạt:

Thông thường khí hư có màu lòng trắng trứng, không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ. Nếu khí hư có màu và mùi bất thường như màu vàng, xám, trắng đục… Có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung.

  • Xuất huyết âm đạo bất thường, rong kinh:

Mẹ bầu chảy máu bất thường cho thấy tử cung đang bị tổn thương. Nguyên nhân do cổ tử cung bị viêm nhiễm khiến niêm mạc tổn thương và xuất huyết.

  • Đau rát hoặc ra máu sau khi quan hệ tình dục:

Vị trí của cổ tử cung nằm giữa âm đạo và tử cung. Đây là vị trí rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Nên nếu quan hệ không an toàn trong thời gian này, cổ tử cung bị đau rát và xuất huyết.

  • Tiểu tiện nhiều, cảm giác xót khi tiểu tiện:

Viêm cổ tử cung có thể lây lan và gây viêm ống niệu đạo. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng tiểu rát, tiểu tiện nhiều lần, tiểu nóng… Đây cũng là dấu hiệu viêm cổ tử cung nặng khi mang thai cần thận trọng.

Viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, thai phụ khi mắc bệnh lý này càng phải thận trọng. Bởi bệnh gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.

Cụ thể:

Ảnh hưởng tới sinh hoạt

Khi bị viêm tử cung thai phụ sẽ gặp các triệu chứng như ngứa, nóng rát âm đạo, viêm nhiễm đau đớn… Các triệu chứng này khiến mẹ bầu khó chịu vì gây nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt.

Thậm chí, dấu hiệu của viêm cổ tử cung khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Sức khỏe sinh sản

Bệnh lý viêm cổ tử cung tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian vô cùng nhạy cảm của mẹ bầu.

Nếu thai phụ không phát hiện bệnh và kiểm soát tốt. Bệnh sẽ gây nhiều biến chứng như sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, viêm nước ối.

Quá trình chuyển dạ

Viêm nhiễm ở cổ tử cung khiến cấu trúc và khả năng co giãn của tử cung bị ảnh hưởng. Từ đó, khiến thai phụ sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị sinh con.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Nếu không thể sinh mổ, mẹ bầu buộc phải sinh con theo đường tử cung như bình thường. Trong quá trình sinh thường, thai nhi có thể bị lây vi khuẩn trong âm đạo. Khiến trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về da, hô hấp hay bệnh về mắt.

Cách điều trị viêm cổ tử cung nặng khi mang thai

Viêm cổ tử cung ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, chị em nên chủ động thăm khám và điều trị. Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

cách điều trị viêm cổ tử cung nặng khi mang thai

Điều trị viêm tử cung khi mang thai tại nhà

Sử dụng các mẹo dân gian tại nhà là lựa chọn của nhiều thai phụ. Bởi khi mang thai, việc sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc có thể gây sảy thai.

Dưới đây là một số mẹo dân gian được nhiều mẹ bầu áp dụng.

Sử dụng lá trầu

Lá trầu không trị viêm nhiễm vùng kín là bài thuốc dân gian quen thuộc với nhiều người. Bài thuốc này đơn giản, an toàn và lành tính.

Để khắc phục tình trạng viêm cổ tử cung, mẹ bầu chuẩn bị một nắm lá trầu không đun sôi với nước. Sau đó, dùng nước này để xông và rửa vùng kín để cải thiện viêm nhiễm.

Sữa chua

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn có tác dụng tiêu diệt các tác nhân có hại trong cổ tử cung. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Hoặc dùng sữa chua không đường để thoa vào vùng kín. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lá chè xanh

Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm. Nên mẹ bầu có thể sử dụng để khắc phục viêm nhiễm ở cổ tử cung.

Thai phụ chuẩn bị một nắm lá chè xanh, sau đó đun sôi với nước sạch. Lấy nước lá chè xanh đã đun sôi xông hơi vùng kín. Sau một thời gian các triệu chứng sẽ được thuyên giảm.

Lưu ý: Mẹo dân gian trị viêm cổ tử cung đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng. Vì cách này chỉ giảm các triệu chứng của bệnh mà thôi. Bài thuốc dân gian không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc đặt viêm cổ tử cung cho bà bầu

Sử dụng thuốc đặt viêm cổ tử cung cho bà bầu thường được ít khuyến cáo. Việc sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Sau khi thai phụ được thăm khám, kiểm tra, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Đa số, bác sĩ sẽ kê thuốc đặt âm đạo để diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ. Nhờ đó, tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, việc dùng thuốc điều trị sẽ tái tạo niêm mạc tổn thương. Ổn định môi trường pH có trong âm đạo.

Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho thai phụ gồm:

  • Polymyxin B;
  • Neomycin;
  • Nystatin;
  • Ofloxacin;
  • Levofloxacin;
  • Cefixim.

Thuốc đặt trị viêm cổ tử cung có hiệu quả nhanh. Nhưng nếu chị em sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây hại đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Do đó, chị em cần tuân thủ đúng liều lượng và đúng thuốc theo kê đơn.

Chăm sóc, phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai

Để hạn chế những biến chứng do viêm cổ tử cung gây ra. Thai phụ nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách xây dựng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý.

Dưới đây là một số thông tin về cách phòng tránh viêm cổ tử cung nặng khi mang thai:

Viêm cổ tử cung khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả. Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước.
  • Ăn sữa chua không đường để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin, khoáng chất, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
  • Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến viêm nhiễm bị nặng nề hơn. Do đó, chị em cần tránh ăn nhiều thực phẩm ngọt, đồ chiên rán, nước uống có cồn, rượu bia…

Sinh hoạt khoa học giúp mẹ bầu phòng tránh viêm cổ tử cung

Có thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Nhờ đó, tỉ lệ mắc bệnh viêm cổ tử cung cũng sẽ giảm đi đáng kể.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách thường xuyên. Thao tác từ trước ra sau để hạn chế đưa vi khuẩn vào âm đạo.
  • Nếu phát hiện bị viêm cổ tử cung, chị em nên kiêng quan hệ để tránh bị viêm nhiễm lan rộng.
  • Không thụt rửa sau khi vệ sinh vùng kín.
  • Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 3 tháng/lần. Để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về viêm cổ tử cung nặng khi mang thai. Đây là bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Do đó, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ, chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan để tránh biến chứng nguy hại đến sức khỏe.