[ Giải đáp] Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Với người bị bệnh viêm đại tràng, xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng. Nhưng bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì tốt thì không phải ai cũng biết.
Nếu bạn cũng đang chưa biết nên ăn gì khi bị viêm đại tràng, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì tốt?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc một số đoạn tại đại tràng. Bệnh làm rối loạn các chức năng của đại tràng, gây ra các triệu chứng như bụng khó chịu, chướng bụng, đại tiện bất ổn… Các triệu chứng này không chỉ gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây biến chứng. Khi không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, gây giãn đại tràng, thủng đại tràng, đặc biệt là bị ung thư đại tràng.
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng với những người bị bệnh dạ dày, nhất là viêm đại tràng. Vì ăn uống đúng cách không những hỗ trợ các phương pháp chữa trị mang đến hiệu quả tốt mà còn ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Sau đây là một số thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm đại tràng:
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, dễ tiêu và làm lành vết thương mau chóng. Chẳng hạn như:
*) Các loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu:
Ngũ cốc, khoai lang, gạo, khoai tây… Những thực phẩm này đều ở dạng mềm, dễ tiêu hóa. Khi ăn sẽ làm cho đại tràng dễ dàng hấp thu được chất dinh dưỡng mà không cần phải làm việc quá nhiều.
*) Các loại rau xanh:
Nếu chưa biết viêm đại tràng nên ăn gì thì các loại rau xanh chính là một sự lựa chọn vô cùng tốt. Bởi các loại rau xanh, nhất là các loại rau có lá màu xanh đậm như rau muống, rau ngót, rau cải xanh… chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nó sẽ làm tăng sức đề kháng, chống lại các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Trong trường hợp không bị viêm đại tràng, bạn cũng nên ăn nhiều rau để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
*) Thực phẩm giàu đạm:
Đậu phụ, cá, thịt nạc… là những thực phẩm nên ăn khi bị viêm đại tràng. Vì các thực phẩm này sẽ giúp cung cấp đầy đủ các khoáng chất để làm cho niêm mạc đại tràng mau chóng được lành lại, ngăn chặn sự viêm nhiễm.
*) Trái cây tươi:
Các loại trái cây tươi như dưa hấu, táo, chuối chín… chính là một lời giải đáp cho câu hỏi viêm đại tràng nên ăn gì. Chúng là nhóm thực phẩm bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nó sẽ thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Đồng thời nâng cao sức khỏe cho cơ thể và giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
*) Uống nước, sinh tố, nước trái cây:
Khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân nên uống nhiều nước. Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, làm giảm các cơn co thắt đại tràng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại sinh tố, nước ép trái cây. Các vitamin như A, B, E, K trong các thức uống này đều rất tốt cho đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
*) Nhóm thực phẩm giàu probiotic:
Sữa chua, phô mai mềm lên men, các món ngâm chua… là những thực phẩm nên chọn khi chưa biết nên ăn gì khi bị viêm đại tràng. Chúng đều là thực phẩm giàu probiotic, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn sự gây hại của các vi khuẩn có hại, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Viêm đại tràng nên kiêng gì để giúp bệnh mau lành?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực nên kiêng khi bị viêm đại tràng. Bởi khi nạp vào cơ thể các thực phẩm không tốt sẽ làm hại đến đường ruột, các vết thương tại niêm mạc đại tràng sẽ nặng lên và khó chữa hơn. Vậy bị viêm đại tràng nên kiêng gì?
*) Thực phẩm nhiều dầu mỡ:
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ được xem là thực phẩm đại kỵ với người bị bệnh viêm đại tràng. Chúng sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, dễ gây tiêu chảy. Vì thế người bệnh nên tránh ăn các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng, các món chiên, xào…
*) Đồ tanh sống, lạnh, để lâu:
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn chín uống sôi là một nguyên tắc bất di bất dịch. Vì thế, nếu đang băn khoăn chưa biết viêm đại tràng nên kiêng gì thì các thực phẩm lạnh, đồ tươi sống là câu trả lời. Bởi những đồ ăn chưa được nấu chín sẽ làm cho vi khuẩn có hại tăng lên mạnh mẽ, làm cho lợi khuẩn giảm xuống gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này sẽ khiến cho đại tràng bị kích thích mà biểu hiện rõ nhất chính là xuất hiện các cơn đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
*) Các thực phẩm ngọt:
Sữa tươi, mật ong, kẹo ngọt, socola… là những thực phẩm nên tránh khi bị viêm đại tràng. Vì đồ ngọt sẽ khiến cho bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, làm tăng tần suất xuất hiện các cơn co thắt ở đại tràng.
*) Chất kích thích:
Các chất kích thích là một lời giải đáp cho câu hỏi nên kiêng gì khi bị viêm đại tràng. Cà phê, rượu bia hay ngay cả những gia vị nóng như ớt, tiêu cũng đều là thực phẩm có hại cho đường ruột. Bởi khi được nạp vào cơ thể, chúng kích thích mạnh lên đường ruột, làm cho các vết loét bị tổn thương thêm.
*) Chất xơ không hòa tan:
Người bị viêm đại tràng không nên những đồ ăn cứng, nhiều chất xơ không tan. Vì những thực phẩm này có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc có thể cọ xát với niêm mạc bị tổn thương làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, những loại hạt cứng như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, dứa, trái cây khô… cũng là những đồ ăn nên kiêng khi bị viêm đại tràng.
Xác định được các thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm đại tràng là điều quan trọng. Nhưng cũng tùy vào triệu chứng mà bệnh nhân lựa chọn cho mình những thực phẩm phù hợp. Chẳng hạn như:
+ Khi bị táo bón: Tăng cường ăn chất xơ nhất là các chất xơ dưới dạng hòa tan như insulin, pectin, oligofructose, giảm chất béo. Nên chia bữa chính thành các bữa nhỏ để dùng, cách khoảng 2 tiếng lại ăn một lần.
+ Khi bị tiêu chảy: Nên ăn trái cây tươi gọt vỏ, để tránh thành ruột bị cọ xát, bệnh nhân không ăn các chất xơ không hòa tan, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì tốt. Vì các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày có tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó, hãy chú ý ăn uống đúng cách để giúp bệnh mau được chữa lành, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.