Viêm đại tràng ở trẻ em: 10+ Thông tin phụ huynh nên biết
Viêm đại tràng ở trẻ em như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao?… Là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I/ Tổng quan về bệnh viêm đại tràng ở trẻ em
Viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu nhẹ, tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở vùng niêm mạc, nhưng nếu bệnh nặng, bệnh có thể làm tổn thương đến toàn bộ đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng có thể xuất hiện ở cả những trẻ rất nhỏ từ 3 tuổi, 5 tuổi hoặc 6 tuổi. Nhưng có những trường hợp các triệu chứng không biểu lộ ra ngay mà cho đến khi trẻ lớn hơn, thậm chí là có những người đến tận 30 tuổi mới phát hiện ra bệnh. Các tổn thương thực thể của đại tràng như polyp đại tràng, loét đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ung thư đại tràng. Chúng vì vậy, nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho con:
Nguyên nhân gây bệnh
Các bệnh lý về đường ruột nói chugng và bệnh viêm đại tràng nói riêng thường xuất phát từ các nguyên nhân giống nhau. Vì vậy, các nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ em mà chúng ta có thể nhắc đến gồm có:
+ Chế độ ăn uống không hợp lý: Các bậc cha mẹ cho con ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh là những yếu tố gây bệnh hàng đầu. Ngoài ra, để trẻ uống nước bị nhiễm khuẩn, để trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, từ đó gây bệnh viêm đại tràng.
+ Bị nhiễm khuẩn và nấm đường ruột: Nhiễm vi khuẩn Hp, nhiễm các loại nấm đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng ở trẻ em. Ngoài ra, các nguyên nhân này có thể gây nên các bệnh lý đường ruột khác như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
+ Do lạm dụng thuốc tây: Các bậc phụ huynh cho con uống nhiều các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, nhất là kháng sinh sẽ gây ra tác dụng phụ. Chúng có thể gây tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của bé, từ đó gây bệnh viêm đại tràng. Do đó cần đảm bảo để con dùng thuốc đúng liều đúng lượng như bác sĩ đã chỉ định để bảo đảm an toàn.
+ Căng thẳng kéo dài: Không chỉ người lớn mà đối tượng trẻ em cũng phải chịu nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử, gia đình… Những áp lực này sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng ở trẻ em
Trẻ sơ sinh, trẻ ở độ tuổi từ 5 – 6, thậm chí là những trẻ chưa được sinh ra đều có thể mắc bệnh viêm đại tràng. Các biểu hiện có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị viêm đại tràng sẽ có các biểu hiện như sau:
- Bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi: Đây được xem là triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em cơ bản nhất và cũng dễ nhận biết nhất.
- Đau bụng, đầy bụng, khó chịu ở vùng bụng
- Sốt, nôn mửa hoặc có cảm giác buồn nôn
- Chán ăn, biếng ăn
- Sụt cân liên tục, suy dinh dưỡng vì đường ruột không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Thiếu máu
- Da có thể nổi mẩn đỏ, nhất là các hồng ban nút, da có vết loét, mắc bệnh viêm gan…
Tình trạng nôn và tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bé mất nước và điện giải, hàm lượng natri có thể cao hoặc thấp hơn mức bình thường. Nếu bệnh nặng hơn, chảy máu trực tràng sẽ dẫn đến thiếu máu. Đồng thời, các biến chứng mạn tính có thể xảy ra, làm cho bé thiếu hụt chất dinh dưỡng và phát triển chậm cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Cơ thể con sẽ luôn thấy mệt mỏi, không có năng lượng, giảm cân đột ngột.
II/ Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đại tràng ở trẻ em
Chẩn đoán
Bệnh viên đại tràng ở trẻ em có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm như:
- Đếm máu: Còn được gọi bằng các tên gọi khác như đếm tế bào máu tổng số, xét nghiệm máu huyết học. Đây là một xét nghiệm nhằm đánh giá lượng hemoglobin trong máu, chỉ thị màu, số lượng hồng câu, lượng tiểu cầu, bạch cầu. Vì thế khi phân tích máu lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ xác định được lượng bạch cầu, tốc độ lắng hồng cầu, phát hiện được tình trạng thiếu máu.
- Phân tích nước tiểu:Ngoài việc được chỉ định để chẩn đoán viêm đại tràng, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu còn được áp dụng để chẩn đoán bệnh gan, mật, thận , tiếu niệu, thiếu máu…
- Đo tốc độ lắng (ESR): Thực chất là đo tốc độ lắng hồng cầu. Để thực hiện được xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ dùng ống Westergreen để pha loãng máu với NatriCitrat nồng độ 7% (chất chống đông). Ống nghiệm được dựng thẳng đứng, sau khoảng một giờ sẽ đọc được kết quả cột huyết tương.
- Nội soi: Đây được xem là phương pháp được áp dụng phổ biến. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ, mềm để luồn vào đường ruột của trẻ. Thông qua một đầu camera được gắn ở ống nội soi, bác sĩ sẽ phát hiện được các biểu hiện bất thường ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, cần phải thật thận trọng khi chẩn đoán bệnh bằng ống nội soi cho trẻ.
Các phương pháp điều trị
Khi thấy các triệu chứng bất thường, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám để được điều trị kịp thời. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất cho con. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng:
- Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc giảm đau, thuốc trị tiêu chảy, táo bón… Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn.
- Trẻ bị tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước: Được truyền nước, điện giải qua đường tĩnh mạch.
- Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định làm phẫu thuật
- Để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định cho con uống các loại men vi sinh. Điều này sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn.
III/ Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh viêm đại tràng
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị viêm đại tràng ở trẻ em, các phụ huynh cũng cần chú ý xây dựng cho con một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng:
- Cho bé ăn đúng bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn cần được cân đối về thời gian cho hợp lý. Tránh để con ăn quá muộn.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày của con. Không để con ăn chất đạm, chất béo, các đồ ăn nhanh, đồ nướng, chiên, rán…
- Trong quá trình cho con ăn, không để con vừa ăn vừa xem phim hoặc chạy nhảy. Hãy để con tập trung vào việc ăn để giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh.
- Không tự ý cho con dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để tránh gặp phải những vấn đề xấu.
- Đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng bất thường.
- Cho trẻ vận động, tập các bài tập thể dục phù hợp.
Các biện pháp trên đây không những giúp cho bệnh mau chóng được chữa lành mà còn có tác dụng phòn ngừa bệnh cho con.Viêm loét đại tràng nếu không được điều trị sớm, nó có thể chuyển sang mãn tính và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm, chú ý đến các biểu hiện của con, đưa con đi khám và điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường.