[Giải đáp thắc mắc] Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu ồ ạt tại dạ dày và không thể cầm máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Trường hợp nào nên mổ? Mời bạn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Xuất huyết dạ dày xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề. Lúc này, các mạch máu tại dạ dày sẽ bị đứt, sinh ra hiện tượng chảy máu. Theo các chuyên gia, căn cứ vào nguyên nhân, thể trạng và mức độ xuất huyết, bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định có nên mổ hay. Nhìn chung, trong đa số trường hợp, bệnh nhân xuất huyết dạ dày không cần phải mổ.
Ở giai đoạn đầu, các vết viêm loét ở dạ dày có kích thích tương đối nhỏ, không gây chảy máu nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có thể chữa bệnh theo phương pháp bảo tồn và hoàn toàn không cần phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm và kê đơn thuốc để điều trị nội khoa. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc ức chế proton dạng bơm nhằm ngăn cản quá trình sản xuất axit ở dạ dày.
Khi nào cần mổ xuất huyết dạ dày?
Tuy nhiên, nếu thường xuyên đối mặt với các triệu chứng sau, người bị xuất huyết dạ dày cần đi khám ngay lập tức để được theo dõi và điều trị kịp thời.
- Nuốt đau, khó nuốt
- Thành bụng cứng
- Mặt tái xanh, sốt cao, tay chân run rẩy
- Trào ngược axit ở dạ dày
- Đau dữ dội tại vùng thượng vị
- Lưỡi, miệng bẩn
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành phẫu thuật khi:
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dàyxảy ra khi tình trạng xuất huyết kéo dài hoặc một vật nhọn tác động trực tiếp vào dạ dày (thường do tai nạn). Thủng dạ dày sẽ khiến đường tiêu hóa chảy máu ồ ạt. Nếu không can thiệp nhanh chóng và kịp thời, bệnh nhân rất dễ tử vong. Trong trường hợp này, người bệnh cần được truyền máu và phẫu thuật ngay lập tức.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày xuất hiện khi tình trạng xuất huyết dạ dày chuyển sang giai đoạn 2, 3. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để xác định liệu các khối u mới hình thành trong dạ dày là lành tính hay ác tính. Sau đó, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ các khối u đó nhằm hạn chế tối đa nguy cơ di căn.
Các phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày
Hiện nay, ngành y học hiện đại đang áp dụng hai phương pháp phẫu thuật xuất huyết dạ dày là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi.
- Phẫu thuật mở là phương pháp kinh điển và phổ biến. Bác sĩ sẽ rạch một đường cắt kéo dài từ giữa bụng xuống dưới rốn để kiểm tra tình trạng hiện tại của dạ dày, tìm ra vị trí chảy máu cũng như thực hiện các thao tác chuyên môn nhằm khống chế sự xuất huyết ở dạ dày.
- Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn. Với một ống nội soi đặc biệt và một số dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ có thể tác động đến một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Cách mổ này có ưu điểm là ít gây đau đớn, ít làm mất máu, thời gian bình phục ngắn, sẹo mổ nhỏ, nguy cơ nhiễm trùng thấp, độ chính xác cao. Tuy nhiên, kỹ thuật phẫu thuật nội soi xuất huyết dạ dày tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và thời gian ca mổ dài kéo dài hơn hẳn so với phương pháp truyền thống.
Dưới đây là ba loại phẫu thuật xuất huyết dạ dày cơ bản:
- Mổ một phần: Cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư xung quanh hay nửa phần dưới của dạ dày.
- Cắt bỏ toàn bộ dạ dày: Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ dạ dày, sau đó nối trực tiếp thực quản và ruột non với nhau.
- Mổ cắt vạc dạ dày: Để dạ dày nhỏ và dài hơn theo hình ống, khoảng ¾ dạ dày sẽ bị cắt bỏ.
Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những vấn đề cần lưu ý trước, trong và sau ca mổ, bao gồm chế độ ăn uống, cách chăm sóc và dùng thuốc. Để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc trên một cách triệt để và cẩn thận.
Sau khi mổ xong, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Nếu cảm thấy đau, bạn sẽ được cho uống thuốc giảm đau. Thêm vào đó, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành một số xét nghiệm cũng như thủ tục bổ sung nhằm đẩy nhanh tiến độ hồi phục.
Thời gian nằm viện phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cùng khả năng bình phục của bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân có thể xuất viện sau 8 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bị viêm loét dạ dày hoặc có khối u ác tính, thời gian nằm viện của bạn sẽ dài hơn một chút.
Cách chăm sóc bệnh nhân vừa mổ xuất huyết dạ dày
Khi được chăm sóc chu đáo và đúng cách, người bệnh có thể ngăn ngừa bệnh lý tái phát, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu bản thân hoặc người thân sắp trải qua một ca phẫu thuật xuất huyết dạ dày, bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
Chế độ ăn uống
Vì sau khi mổ, cơ thể chưa có nhu động ruột nên bệnh nhân sẽ được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách truyền dịch. Người bệnh nên dùng các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp… vào những ngày đầu tiên sau khi mổ, đồng thời tuyệt đối kiêng thuốc lá, rượu bia, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích. Hãy ăn chậm, nhai kỹ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm hạn chế tối đa áp lực lên dạ dày.
Sau 2 – 3 tuần, người bệnh hầu như có thể ăn uống thoải mái, bình thường. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh, bụng khó chịu… kéo dài trên 15 – 30 phút, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Thói quen sinh hoạt
Sau khi mổ xuất huyết dạ dày, người bệnh cần thiết lập một lối sống khoa học, lành mạnh, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng, không vận động mạnh, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh lo âu, căng thẳng. Ngoài ra, bệnh nhân nên vệ sinh vết thương thường xuyên, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ định kỳ để được theo dõi cẩn thận.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn lời giải đáp hữu ích của câu hỏi: “Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Trường hợp nào nên mổ?” Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề phẫu thuật xuất huyết dạ dày, độc giả vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác và cụ thể nhất.