Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản+ Cách điều trị

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là gì? Phương pháp điều trị bệnh và phòng tránh bệnh như thế nào?… Đó là nội dung chính của bài viết dưới đây, hãy theo dõi và cùng tham khảo nhé!

Theo thống kê, xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là căn bệnh chiếm 70% xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân xơ gan. Đây là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao (đến 80%) và tử vong nhanh do xuất huyết giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (30 – 35%).

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ngày càng tăng nhanh. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, có đến 75% số bệnh nhân bị giãn vỡ thực quản, 40 – 60% giãn tĩnh mạch bị xơ gan, 25 – 35% giãn tĩnh mạch bị chảy máu, 1/3 bị chảy máu dẫn đến tử vong. Với những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan thì mức độ nguy hiểm càng cao hơn do tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là tình trạng xuất huyết do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày, tá tràng. Trong đó, phần lỡn là tình trạng giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Khi bị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như sau:

  • Nôn ra máu: Máu có màu đỏ tươi, chảy lâu sẽ có màu đỏ nâu hoặc nâu đen. Nếu người bệnh bị chảy máu nhiều và màu đỏ tươi là chảy máu cấp tính.
  • Đi ngoài có phân đen: Tính chất phân phụ thuộc vào mức độ chảy máu. Bệnh nhân chảy 60 ml máu thì đi ngoài sẽ có phân đen như bã cà phê, nhựa đường, có mùi thối khẳm, nát. Người bệnh đi ngoài có phân đỏ khi tốc độ luân chuyển máu trong ruột non nhanh.
  • Mạch nhanh, huyết áp bị tụt
  • Vàng da, trướng cổ, lá lách to, xơ gan
  • Máu trong cơ thể giảm đột ngột
  • Đau thắt vùng thượng vị

Sau khi tiến hành nội soi, người bệnh bị giãn tĩnh mạch thực quản chia làm 3 cấp độ:

  • Độ 1: Tĩnh mạch có kích thước rất nhỏ, khi bơm căng hơi sẽ dần mất đi.
  • Độ 2: Tĩnh mạch chiếm < 1/3 kích thước của thực quản, sẽ không mất đi khi bơm hơi.
  • Độ 3: Tĩnh mạch chiếm > 1/3 kích thước thực quản và giãn to thành từng búi.

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây chảy máu nhiều và tổn thương nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa. Với căn bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi bệnh nhân mắc bệnh xơ gan, việc điều trị dự phòng sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tử vong cho người bệnh.

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Người bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản nên tiến hành thăm khám sớm.

Khi điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản cho bệnh nhân xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản dạ dày để có thể tầm soát mức độ giãn tĩnh mạch thực quản. Nếu người bệnh bị giãn tĩnh mạch thực quản độ 1 thì cần phải tiến hành nội soi 1 lần/năm. Với những bệnh nhân không bị giãn tĩnh mạch thực quản và chức năng gan ổn định cần phải nội soi 1 lần/2 năm.

Trong quá trình khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mất máu cấp, triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa – xơ gan, đặt sonde dạ dày. Cụ thể như sau:

# Tình trạng mất máu cấp

Điều này phụ thuộc vào số lượng và tốc độ mất máu.

  • < 500ml/15 – 30p: Bệnh nhân chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhưng biểu hiện thiếu oxy có tổ chức.
  • Giảm 20% VTH (1000ml): Người bệnh bị tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột, làn da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, vã nhiều mồ hôi, khát nước,…
  • Giảm 40%(2000ml): Bệnh nhân bị rối loạn tri giác, tụt huyết áp, rối loạn nhịp thở, vã nhiều mồ hôi,…

# Triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa – xơ gan:

  • Làn da bị vàng, mắt bị vàng
  • Xuất huyết dưới da
  • Gan to
  • Hệ tuần hoàn máu bị rối loạn
  • Sốt
  • Giảm số lượng nước tiểu

# Đặt sonde dạ dày:

Cần phải đặt sonde dạ dày cho các trường hợp sau đây:

  • Những bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài có phân kèm máu tươi.
  • Dịch dạ dày màu đỏ tươi hoặc dịch nâu đen

Các xét nghiệm xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Sau khi khám lâm sàng, những bệnh nhân nghi ngờ bị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số yêu cầu khác. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân. Dưới đây là một số xét nghiệm, người bệnh có thể tham khảo.

# Công thức máu

Những người mắc bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ có lượng Hc, Hb, He giảm đột ngột. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị chảy máu nhanh thì tỉ lệ Hc, Hb, He không thể phản ánh đúng tình trạng mất máu. Khoảng sau vài giờ hoặc vài ngày, cơ thể mới có thể phản ứng giữ nước để bù trừ. Lúc này, lượng Hc, Hb, He mới thực sự giảm.

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Xét nghiệm công thức máu chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Nếu nghi ngờ người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, bệnh nhân sẽ được truyền máu sau khi khám lâm sàng. Khoảng 1 giờ sau, các tiểu cầu sẽ nhanh chóng tăng lên. Sau 2 – 5 giờ, bạch cầu đa nhân trung tính cũng sẽ tăng dần. Các giá trị này sẽ trở về bình thường sau khoảng vài ngày.

# ECG (điện tâm đồ)

Các bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ sẽ bộc lộ tình trạng thiếu máu. Xét nghiệm này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân > 50 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tụt huyết áp, thiếu máu nặng, khó thở, đau ngực. Nếu người bệnh có thay đổi ECG kèm theo biểu hiện thiếu máu cơ tim cần phải tiến hành truyền máu sớm.

# Các xét nghiệm khác

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm.
  • Xạ hình chẩn đoán vị trí chảy máu: Giúp xác định vị trí chảy máu của người bệnh với tốc độ > 0,1 ml/phút.
  • Chụp mạch chọn lọc: Phát hiện bệnh với tốc độ mất máu 0,5 – 0,6ml/phút.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu người bệnh không kiểm soát và điều trị kịp thời. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân tử vong do mắc phải căn bệnh này. Người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Dưới đây là những cách chữa bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, bệnh nhân có thể tìm hiểu.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và bị chảy máu dạ dày nhiều. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản như sau:

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Các loại thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

# Thuốc ức chế β không chọn lọc: Nadolol, Propranolol, carvediol

Đây là loại thuốc giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, giảm kích thước tĩnh mạch trứng, giảm nguy cơ viêm phúc mạc nguyên phát, nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản, rối loạn tâm thần, phổi tắt nghẽn mãn tính,… không được sử dụng loại thuốc này. Bên cạnh đó, người bệnh phải dùng thuốc liên tục suốt đời. Nếu ngưng điều trị nguy cơ tái phát bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản cao.

# Thuốc giãn mạch nhóm Nitrates

Loại thuốc này thuốc nhóm thuốc ức chế β không chọn lọc. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hơn so với ISMN(isosorbide mononitrate). Do đó, có thể lựa chọn thuốc nhóm Nitrates trong việc điều trị dự phòng nguyên phát.

2. Nội soi bằng vòng cao su

Phương pháp này mang lại hiệu quả tương đương với việc điều trị dự phòng bằng thuốc. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp nhất định mới áp dụng cách chữa trị này: bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở độ 2 – 3, người bệnh không dung nạp được thuốc ức chế β không chọn lọc, bệnh nhân bị xơ gan, người co giãn tĩnh mạch thực quản.

3. Chích xơ giãn tĩnh mạch thực quản

Nếu điều trị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản có kết quả không đồng nhất, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định chính xơ giãn tĩnh mạch thực quản. Lựa chọn này sẽ phụ thuộc vào phương tiện có sẵn tại bệnh viện, tình trạng bệnh, mong muốn của bệnh nhân.

Lưu ý:

Nguyên tắc điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản là hồi sức tích cực, khôi phục và cầm máu, điều trị dự phòng tái xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa do bác sĩ hướng dẫn. Ngoài những cách điều trị trên, không được kết hợp điều trị trong các trường hợp sau:

  • Không được phối hợp chẹn beta và ISMN vì không nâng cao hiệu quả điều trị mà còn gia tăng tác dụng phụ.
  • Không được phối hợp điều trị nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su và dùng thuốc vì chưa có cơ sở nào ủng hộ việc phối hợp này.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phối hợp điều trị 2 phương pháp trong các trường hợp sau.

  • Kết hợp sử dụng thuốc ức chế β không chọn lọc và thắt vòng giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su. Đây là cách điều trị được bác sĩ lựa chọn vì kết quả tái xuất huyết thấp hơn so với việc điều trị đơn độc từng phương pháp.
  • Kết hợp ISMN với thuốc ức chế β không chọn lọc  mang lại hiệu quả  điều trị cao ở những bệnh nhân không có đáp ứng huyết động .
  • Kết hợp thuốc ức chế β kết hợp với ISMN cho những bệnh nhân xơ gan không thể hoặc không sẵn sàng điều trị bằng phương pháp giãn tĩnh mạch thực quản

Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Với căn bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, việc phòng ngừa mắc bệnh là điều rất cần thiết cho mỗi người. Để có được một sức khỏe tốt, mọi người cần phải có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi phù hợp. Dưới đây là các cách phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, mọi người có thể tham khảo.

Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Chế độ ăn uống phù hợp giúp phòng ngừa bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều thành phần vitamin cho cơ thể
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá và những chất kích thích khác
  • Tránh ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, có chứa nhiều dầu mỡ, cay, nóng,…
  • Ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, không nên ăn thức ăn quá cứng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức khuya, dậy sớm
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức, làm việc quá nhiều
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cơ thể. Lựa chọn những bài tập phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ,… để hỗ trợ cho dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn đúng giờ, không nên ăn khuya gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Kiểm tra dạ dày thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì quá mức

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản cũng như cách điều trị căn bệnh này. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà tình trạng xuất huyết ngày càng nặng hơn, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể.