5 cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian cực hay

Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, phế quản, nghiêm trọng hơn là ung thư amidan. Có phương pháp điều trị tình trạng này, một trong số đó là áp dụng cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian.

Có nhiều cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian
Có nhiều cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian

Hiểu rõ hơn về viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ xuất hiện khi người bệnh mắc viêm amidan lâu ngày không kịp thời điều trị dẫn đến nhiễm trùng rồi tạo thành ổ mủ trên hoặc trong bề mặt amidan. Các ổ mủ này thường trông giống bã đậu và có màu trắng xanh lấm tấm rất dễ nhận biết. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như do môi trường sống không sạch sẽ, ô nhiễm; người bệnh vệ sinh răng miệng kém; do các bệnh về tai mũi họng hoặc do cấu trúc của amidan khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh…

Viêm amidan hốc mủ có thể được nhận biết sớm qua các triệu chứng như:

  • Có cảm giác đau nhói, vướng víu trong họng
  • Mủ màu trắng xanh xuất hiện giữa hoặc bao quanh amidan
  • Khó nuốt, nuốt đau thậm chí không nuốt được, đau lan lên tai
  • Đau khi há lớn miệng, miệng tiết nhiều nước bọt
  • Hàm sưng kèm theo sốt…

5 Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian

Các phương pháp dân gian đa phần sử dụng các thảo dược thiên nhiên gần gũi, quen thuộc để điều trị nên có giá thành rẻ, an toàn, lành tính lại hiếm khi phát sinh tác dụng phụ. Một số cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian có thể kể đến như:

1. Mật ong chữa viêm amidan hốc mủ

Mật ong được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu diệt tốt các loại vi khuẩn ở amidan và vòm họng. Không những thế, mật ong còn giàu vitamin và khoáng chất, vừa giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, vừa làm dịu cổ họng, thúc đẩy các tổn thương ở amidan nhanh lành hơn.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng mật ong chưng tắc

  • Lấy 3 – 5 quả tắc, cắt đôi, cho vào chén chưng với 2 thìa mật ong trong 15 phút
  • Nhấm nuốt từ từ cho tinh chất trong tắc và mật ong thấm vào amidan
  • Dùng sau bữa ăn 30 phút, ngày 2 lần, liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả.

Cách 2: Một số cách dùng khác

  • Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào các loại trà như trà chanh, trà gừng, trà hoa cúc để uống. Có thể tự làm trà hoa cúc, trà gừng mật ong bằng cách gừng, hoa cúc hãm với nước sôi rồi thêm mật ong để uống.
  • Mỗi ngày, dùng 2 – 3 thìa mật ong, nuốt từ từ sao cho các hoạt chất thấm vào amidan để hỗ trợ làm lành vết thương.

2. Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian với lá hẹ

Lá hẹ thường được dùng kết hợp với đường phèn hoặc mật ong để chữa viêm amidan hốc mủ
Lá hẹ thường được dùng kết hợp với đường phèn hoặc mật ong để chữa viêm amidan hốc mủ

Theo y học cổ truyền, hẹ vị cay, khi dùng sống thì có tính nhiệt, khi được nấu chín thì tính ôn, mùi thơm… Thường được sử dụng để chữa viêm thanh quản, viêm khí phế quản, giảm ho, xuất tinh sớm, yếu sinh lý… Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây viêm amidan như allicin, odorin, sulfit. Không chỉ vậy, sử dụng lá hẹ còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng mật ong và lá hẹ

  • Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo; 2 – 3 lát gừng tươi, 10ml mật ong
  • Lá hẹ cắt nhỏ cho vào chén cùng mật ong, gừng đem hấp cách thủy 20 phút
  • Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống, ăn cả cái, dùng liên tục 5 – 7 ngày để thấy các triệu chứng cải thiện.

Cách 2: Dùng lá hẹ chưng đường phèn

  • Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi, rửa sạch, 3 thìa đường phèn
  • Lá hẹ cắt nhỏ, cho vào bát cùng đường phèn, hấp cách thủy trong 15 phút
  • Chờ nguội, ăn cả nước lẫn cái, sử dụng 2 – 3 lần/ngày, liên tục 7 ngày để thấy hiệu quả.

3. Dùng nghệ vàng chữa viêm amidan hốc mủ

Hoạt chất curcumin trong nghệ được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Do đó, dùng nghệ sẽ giúp loại bỏ, ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn gây viêm amidan. Không chỉ vậy, nghệ vàng còn hỗ trợ làm lành vết thương giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, khó chịu ở amidan. 

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng nghệ tươi

  • Lấy 1 củ nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch, giã nát
  • Cho vào chén, thêm 1 –  2 thìa mật ong, hấp cách thủy 20 phút
  • Tắt bếp, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần không dùng quá 2 thìa cà phê. 

Cách 2: Dùng bột nghệ

  • Lấy ½ thìa bột nghệ, cho vào cốc sữa ấm, uống trước khi đi ngủ
  • Lấy 1 thìa bột nghệ pha với 200ml nước ấm, thêm 1 ít muối ăn. Dùng hỗn hợp này súc miệng và họng 2 lần/ngày. 

4. Cách chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà bằng diếp cá

Theo y học cổ truyền, diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giảm ho, ngăn ngừa giãn phế quản, tiêu thũng, chữa được các bệnh mụn nhọt, viêm phế quản, viêm amidan đặc biệt là viêm amidan hốc mủ. 

Còn theo nghiên cứu hiện đại, diếp cá có chứa các hoạt chất có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại liên cầu khuẩn nhóm A và vi khuẩn Staphylococcus aureus. Do đó, khi sử dụng lá diếp cá, vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ sẽ bị ức chế hoạt động từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục của vùng niêm mạc tổn thương. 

Cách thực hiện:

Cách 1: Kết hợp muối với rau diếp cá

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nát lá diếp cá, thêm 1 thìa muối hạt và 2 thìa nước sôi để nguội
  • Vắt lấy nước cốt, bỏ bã, chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

Cách 2: Dùng mật ong kết hợp với diếp cá

  • Lấy 1 nắm rau diếp cá, ngâm muối, rửa lại với nước, để ráo
  • Xay nhuyễn, thêm ít nước để vắt lấy nước cốt
  • Thêm vào 3 thìa mật ong, khuấy đều, chia làm 2 lần uống, thực hiện liên tục 5 – 7 ngày. 

5. Hạt mướp đắng chữa viêm amidan hốc mủ

Hạt mướp đắng khô cũng được dùng để chữa viêm amidan hốc mủ
Hạt mướp đắng khô cũng được dùng để chữa viêm amidan hốc mủ

Mướp đắng tính lạnh, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên hỗ trợ điều trị rất tốt các bệnh như viêm họng cấp và mãn tính, viêm kết mạc mắt, tiểu đường, viêm đường tiết niệu cấp tính. Sử dụng hạt mướp đắng chữa viêm amidan hốc mủ cũng là một phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng nước hạt mướp đắng

  • Lấy hạt mướp đắng rửa sạch, phơi khô
  • Dùng hạt này nấu với 500ml nước trong 30 phút ở lửa vừa
  • Để nguội chia làm 3 lần uống, dùng sau bữa ăn
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện.

Cách 2: Dùng hạt mướp đắng với nước vo gạo

  • Lấy 20 hạt mướp đắng, lột bỏ lớp vỏ chỉ để lại phần thịt bên trong
  • Lấy nước vo gạo, để trong 2 tiếng cho bột lắng xuống rồi lấy phần bột bên dưới, đổ phần nước trong bên trên
  • Giã nhuyễn hạt mướp đắng, thêm ít muối hột, trộn thêm phần bột nước vo gạo.
  • Dùng hỗn hợp này để ngậm, thực hiện 4 – 5 lần/ngày.

Lưu ý: Tuyệt đối không áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh gan, thận, người mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt, tốt nhất chỉ nên áp dụng phương pháp ngậm nước hạt mướp đắng thay vì uống vì hạt mướp đắng ít nhiều có độc, nếu không kiểm soát được liều lượng sẽ gây ra tác dụng phụ.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian

Khi áp dụng phương pháp chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Các mẹo dân gian thường đơn giản, lành tính, dễ áp dụng nhưng lại mang đến hiệu quả chậm, tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả hồi phục là không giống nhau. 
  • Các phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát và không thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, khi áp dụng cần hết sức cẩn thận trong việc loại bỏ tạp chất và vi khuẩn để tránh tình trạng vi khuẩn, virus bám trên các vị thảo dược thiên nhiên này xâm nhập vào hầu họng.
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau xanh nhất là các thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Giữ gìn vệ sinh khoang miệng, súc miệng bằng nước muối vào các buổi sáng, trưa, tối. Khi súc miệng, nên dùng nước ấm, không nên pha nước muối quá đặc để tránh gây hại niêm mạc họng. 

Trên đây là một số cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng. Nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc người bệnh gặp phải một trong những tình trạng như sốt cao, khó nuốt, nuốt đau, không thể nuốt, khó thở, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn và nôn ói… thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm:

  • 12 Cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả, đơn giản
  • Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì giảm đau, nhanh khỏi?