Viêm da tiết bã ở mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Viêm da tiết bã ở mặt mặc dù không đe dọa đến tính mạng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thể chất, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện mảng da hồng/ đỏ, da nhờn và có vảy bong kết hợp. 

Viêm da tiết bã ở mặt
Viêm da tiết bã ở mặt ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và ngoại hình

Viêm da tiết bã ở mặt và dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là bệnh viêm da mãn tính, xảy ra do hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn cộng hưởng với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tổn thương do bệnh lý này gây ra thường ảnh hưởng ở những vùng da bài tiết nhiều dầu thừa như da đầu, ngực, cổ và mặt, trong đó da mặt là vị trí phổ biến nhất.

Thông thường, viêm da tiết bã ở mặt chỉ xảy ra ở người trưởng thành và rất hiếm khi bùng phát ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi mắc bệnh chỉ xuất hiện thương tổn ở vùng da đầu.

Viêm da dầu là bệnh da liễu lành tính, dễ tái phát nhưng không gây ngứa hay khó chịu như các bệnh viêm da mãn tính khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa và chàm. Tuy nhiên bệnh không thể điều trị dứt điểm và thường xảy ra ở những vùng da dễ nhìn thấy nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Viêm da tiết bã ở mặt
Viêm da dầu ở mặt đặc trưng bởi tình trạng da nổi mảng đỏ/ hồng, da nhờn, bong vảy,…

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dầu ở mặt, bao gồm:

  • Xuất hiện mảng da/ dát có màu hồng hoặc đỏ, bề mặt bằng phẳng so với những vùng da xung quanh
  • Trên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng thường xuất hiện vảy bong có màu trắng
  • Một số trường hợp tổn thương da kết hợp giữa vảy bong khô và da nhờn
  • Nếu xảy ra ở nếp gấp (cánh mũi), tổn thương thường có tính chất đối xứng

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở mặt có thể khu trú ở 2 bên cánh mũi, cung mày, má, cằm hoặc lan tỏa đến viền tóc, cổ và ngực.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở mặt

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã vẫn chưa được xác định chính xác. Theo phân tích của một số nhà khoa học, quá trình bùng phát bệnh có mối liên hệ mật thiết với phản ứng bất thường của hệ miễn dịch và hoạt động của nấm men Malassezia.

Nếu xảy ra ở mặt, bệnh còn có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:

  • Vệ sinh da mặt kém: Da mặt có hoạt động bài tiết dầu mạnh hơn so với những vùng da khác. Vì vậy nếu không vệ sinh da đúng cách, bã nhờn có thể ứ đọng trong lỗ chân lông và cộng hưởng với một số yếu tố bên ngoài kích thích sự phát triển của vi nấm vầ gây tổn thương da.
  • Da đổ nhiều dầu: Thống kê cho thấy, người có làn da nhờn thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao hơn người có làn da khô.
  • Yếu tố di truyền: Viêm da tiết bã có thể được di truyền ở những người thân cận huyết. Ngoài ra, cha mẹ mắc bệnh vảy nến cũng có thể di truyền vảy nến hoặc viêm da tiết bã cho con cái.
  • Rối loạn nội tiết tố: Hormone thay đổi đột ngột có thể kích thích triệu chứng của viêm da dầu và các bệnh viêm da mãn tính bùng phát mạnh. Chính vì vậy, bệnh thường có xu hướng nặng hơn trong giai đoạn dậy thì, mang thai và sau khi sinh.
điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Chế độ ăn nhiều đường có thể khiến da đổ nhiều dầu và kích thích hoạt động của nấm men
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tác động đến tiến triển của bệnh viêm da dầu. Nếu thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và cay nóng, tuyến bã nhờn thường có xu hướng hoạt động mạnh và kích thích triệu chứng của viêm da dầu.
  • Yếu tố thời tiết: Viêm da dầu ở mặt có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa đông và giảm nhẹ vào mùa hè. Theo lý giải của một số chuyên gia, mùa đông là thời điểm da khô, dễ tổn thương và suy yếu nên triệu chứng của bệnh thường phát triển mạnh hơn.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, viêm da tiết bã ở mặt còn có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi khác như suy giảm miễn dịch, mắc bệnh trầm cảm, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, dùng mỹ phẩm dễ gây kích ứng,…

Viêm da dầu ở mặt gây ảnh hưởng như thế nào?

Như đã đề cập, viêm da dầu nói chung và viêm da dầu ở mặt là bệnh da liễu lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hơn nữa, bệnh lý này rất ít khi gây ngứa, đau rát và khó chịu.

Tuy nhiên do thương tổn xảy ra ở vùng da mặt nên bệnh có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có tính chất dai dẳng và dễ tái phát, gây ra không ít phiền toái đối với đời sống của bệnh nhân.

Nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách, thương tổn da do viêm da tiết bã có thể được kiểm soát và giảm nguy cơ tái phát.

Cách điều trị viêm da tiết bã ở mặt an toàn

Trên thực tế, viêm da tiết bã xảy ra ở mặt thường có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với viêm da dầu ở da dầu, ngực và vùng thân trên. Vì vậy bệnh lý này chủ yếu được điều trị bằng các biện pháp tại chỗ, như:

1. Sử dụng thuốc bôi

Thuốc bôi được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt nhằm loại bỏ vảy bong, ức chế vi nấm và tăng hàng rào bảo vệ da.

Viêm da tiết bã ở mặt
Thuốc bôi trị viêm da tiết bã ở mặt bao gồm kem dưỡng ẩm, thuốc bạt sừng, ức chế calcineurin,…

Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng:

  • Kem dưỡng ẩm: Với những trường hợp tổn thương có mức độ nhẹ, bác sĩ Da liễu sẽ chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm chứa Panthenol, Glycerin và Zinc để duy trì độ ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm tăng sinh vảy bong tại vùng da bị ảnh hưởng.
  • Thuốc bạt sừng: Thuốc bạt sừng được sử dụng khi tổn thương da gây vảy bong nhiều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình. Nhóm thuốc này thường chứa một số hoạt chất như PHA, BHA, AHA,… Ngoài tác dụng bạt sừng, các hoạt chất này còn giúp điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, sát trùng nhẹ và ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Thuốc ức chế calcineurin dạng bôi: Thuốc ức chế calcineurin thường được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã ở mặt. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm hầu hết các triệu chứng do bệnh gây ra. Sở dĩ, nhóm thuốc này được dùng ưu tiên cho da mặt là vì thuốc không gây mụn trứng, teo da, giãn mao mạch và dày sừng nang lông như thuốc bôi chứa corticoid.
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Ngoài ra để ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc chống nấm dạng bôi như Ciclopirox và Ketoconazole.

Đối với trường hợp viêm da dầu lan tỏa từ mặt đến da đầu, cổ và ngực, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định một số thuốc dạng uống như kháng sinh, kháng nấm và thuốc kháng histamine H1 (trong trường hợp có phát sinh triệu chứng ngứa).

2. Dùng mặt nạ tự nhiên

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn ổn định, bạn có thể làm giảm tổn thương, tăng sức đề kháng của da và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn với một số mặt nạ tự nhiên như:

– Mặt nạ sữa chua và nha đam:

Sữa chua và nha đam là công thức mặt nạ khá quen thuộc, có tác dụng dưỡng ẩm và làm đều màu da. Bên cạnh đó sữa chua còn chứa axit lactic, có khả năng làm mềm lớp thượng bì, loại bỏ vảy da chết và làm sạch dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông.

Trong khi đó, nha đam chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp tăng màng lipid của da, phục hồi các tế bào tổn thương và cải thiện tình trạng viêm đỏ do viêm da dầu gây ra.

điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Mặt nạ sữa chua và nha đam giúp dưỡng ẩm, làm dịu và giảm vảy bong ở vùng da bị ảnh hưởng

Cách thực hiện:

  • Trộn đều 2 thìa sữa chua với 1 thìa gel nha đam
  • Rửa sạch da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô với khăn sạch
  • Thoa hỗn hợp trực tiếp lên da
  • Rửa sạch sau 15 – 20 phút

– Mặt nạ từ chanh và mật ong:

Nếu da mặt bong tróc mạnh và đổ dầu nhiều, bạn có thể áp dụng công thức mặt nạ từ mật ong và chanh. Chanh chứa axit citric, có tác dụng làm sạch dầu thừa, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn và loại bỏ vảy bong. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa vitamin C giúp kích thích sản sinh collagen và hạn chế thâm sạm ở vùng da bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó công thức này còn được bổ sung mật ong. Khác với chanh, mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da và chống oxy hóa. Vì vậy kết hợp chanh và mật ong có thể giảm tình trạng đổ dầu, loại bỏ vảy bong và hạn chế thâm sạm ở vùng da bị ảnh hưởng.

Cách thực hiện:

  • Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt
  • Sau đó trộn với 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Làm sạch da mặt và thoa hỗn hợp lên da
  • Để trong khoảng 5 phút, sau đó dùng tay massage trong 2 phút
  • Cuối cùng rửa sạch với nước ấm và lau khô mặt với khăn sạch

– Mặt nạ từ dâu tây và dầu ô liu:

Nếu gặp phải tình trạng nóng rát và xót khi áp dụng công thức từ mật ong và chanh, bạn có thể thay thế bằng mặt nạ từ dâu tây và dầu ô liu.

Dâu tây chứa vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng làn da sâu, làm mờ thâm sạm và giảm dầu thừa ứ đọng trong nang lông. Trong khi đó, dầu ô liu có tác dụng dưỡng ẩm, làm dày màng lipid và giảm dát đỏ do viêm da dầu.

điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Dâu tây chứa vitamin C và chất chống oxy hóa có tác dụng làm mờ thâm sạm và loại bỏ dầu thừa ứ đọng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nghiền nát 2 quả dâu tây
  • Sau đó cho vào ½ thìa cà phê dầu ô liu
  • Làm sạch da mặt và thoa hỗn hợp lên da
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng và rửa lại sau 10 phút

3. Chữa viêm da tiết bã bằng bài thuốc Đông y

Bên cạnh các phương pháp kể trên thì Đông y cũng là giải pháp rất hiệu quả trong điều trị viêm da tiết bã, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. 

Đông y xếp viêm da tiết bã vào nhóm bệnh viêm nhiễm mãn tính, nguyên nhân là do các yếu tố ngoại tà như phong, nhiệt, thấp xâm nhập khiến điều hòa của cơ thể bị rối loạn, âm dương mất cân bằng, từ đó hoạt động chức năng các tạng, phủ không trơn tru, kích thích bã nhờn tiết ra mạnh mẽ gây viêm nhiễm trên da.

Phương pháp Đông y chú trọng điều trị vào căn nguyên gây bệnh từ bên trong, giải quyết gốc rễ của bệnh, hướng tới ổn định nội tiết và cân bằng điều hòa của cơ thể giúp loại bỏ bệnh hiệu quả lâu dài.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã được đánh giá cao nhất hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là thành quả công trình nghiên cứu khoa học trọng điểm “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị các bệnh viêm da” do Trung tâm Thuốc dân tộc thực hiện.

Bài thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao và chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.

>> Xem thêm: VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc kế thừa tinh hoa từ hơn 20 bài thuốc cổ phương quý giá, đặc biệt chắt lọc những giá trị cốt lõi trong bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu, đúc kết những biện chứng luận trị của y học cổ truyền và học hỏi kinh nghiệm phối thuốc của các bậc tiền nhân, các chuyên gia đã tạo ra bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang “3 trong 1” độc đáo với 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.

Bộ 3 chế phẩm của bài thuốc đã tạo nên tác động kép trong – ngoài mạnh mẽ, vừa điều trị, vừa phục hồi, cùng lúc xử lý cả căn nguyên lẫn triệu chứng bệnh, mang lại hiệu quả toàn diện.

  • Điều trị bên trong: 

Sử dụng bài thuốc uống với thành phần 30 dược liệu quý giúp đào thải hết các độc tố trong cơ thể, tăng cường chức năng các tạng can, thận nhằm điều hòa nội tiết, ổn định cơ địa, từ đó kiểm soát hoạt động tiết bã nhờn, chặn đứng sự phát triển của bệnh.

  • Điều trị bên ngoài: 

Sử dụng kết hợp thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da. Thuốc ngâm rửa làm sạch sâu vùng da viêm nhiễm, giúp bài thuốc bôi dễ dàng thẩm thấu và phát huy công dụng. 

Hai bài thuốc này sử dụng chủ lực là các dược liệu có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh, ngoài ra bổ sung thêm một số thảo dược và nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da. Từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh, chữa lành ổ viêm nhiễm và phục hồi làn da khỏe mạnh.

Đặc biệt, bài thuốc có thành phần 100% từ thảo dược quý tự nhiên. Nguồn nguyên liệu thu hái trực tiếp từ các vùng chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển. Tất cả dược liệu trước khi đưa vào bào chế thuốc đều được kiểm định và chọn lọc nghiêm ngặt. Các khâu sơ chế tiến hành khép kín trên dây chuyền hiện đại và bài bản, đảm bảo giữ nguyên chất lượng thảo dược và an toàn vệ sinh tối đa.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đến nay chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm do sử dụng bài thuốc này.

Tiến sĩ Vân Anh đánh giá về Thanh bì dưỡng can thang
Tiến sĩ Vân Anh đánh giá về Thanh bì dưỡng can thang

Với phác đồ điều trị chặt chẽ, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả lâu dài, giúp phòng ngừa tái phát viêm da tiết bã. Khảo sát thực tế trên 500 trường hợp bệnh nhân viêm da tiết bã đã điều trị bằng bài thuốc này cho thấy, có tới 95% bệnh nhân điều trị thành công sau liệu trình từ 3 – 5 tháng. Tiến triển của bệnh có nhìn nhận rõ qua từng giai đoạn:

  • Từ 1 – 3 tuần đầu tiên: Tăng cường đào thải độc tố qua da, khiến triệu chứng bệnh có thể nặng thêm, gọi là tình trạng công thuốc.
  • Từ 4 – 6 tuần: Triệu chứng bệnh bắt đầu thuyên giảm.
  • Từ 7 – 9 tuần: Triệu chứng bệnh cơ bản được kiểm soát, các vùng tổn thương lành lại và phục hồi.
  • Từ 10 – 12 tuần: Điều dưỡng cơ thể, ổn định nội tiết, tăng cường miễn dịch.

Anh Đỗ Đức Sang, một bệnh nhân viêm da tiết bã từng điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang chia sẻ: “Trước đây tôi bị viêm da tiết bã ở mặt khá nặng nên rất mất tự tin. Nhờ biết đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, chỉ sau 3 tháng điều trị tôi đã phục hồi hoàn toàn, da mặt sáng khỏe trở lại. Tôi rất mừng.”

>> Xem chi tiết: Hành trình điều trị thành công viêm da tiết bã trên mặt của chàng trai trẻ.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị được áp dụng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Vì vậy bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc khoa học nhằm tăng sức đề kháng cho da và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

viêm da tiết bã da mặt
Chăm sóc đúng cách giúp làm tăng sức đề kháng của da và giảm nguy cơ bùng phát viêm da tiết bã

Biện pháp chăm sóc đối với người bị viêm da tiết bã ở mặt:

  • Cần vệ sinh da 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt có độ pH 5.5, không chứa xà phòng, cồn và chất bảo quản. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước sạch rửa mặt nhiều lần trong ngày để giảm bã nhờn và loại bỏ vảy bong.
  • Sử dụng kem chống nắng, mang dù và đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời. Tiếp xúc với ánh nắng có thể khiến nang lông đổ nhiều dầu và gây ngứa ngáy vùng da bị ảnh hưởng.
  • Dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày với các sản phẩm có kết cấu dịu nhẹ, dễ thấm và lành tính.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và cần kiêng uống rượu bia, nước ngọt có gas.
  • Giảm căng thẳng thần kinh bằng cách tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng giờ và giảm thời gian làm việc.
  • Kiểm soát các bệnh lý có khả năng kích thích bệnh bùng phát như trầm cảm, rối loạn nội tiết,…

Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh viêm da tiết bã ở mặt có thể được kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển dai dẳng, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và kích thích tổn thương da lan tỏa rộng.

Tham khảo thêm: Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn